Cây hoa Đỗ Quyên là loài hoa đẹp, chúng khá phổ biến trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Đây là loài hoa được rất nhiều người yêu hoa thích thú, không chỉ bởi vẻ bề ngoài xinh đẹp mà còn bởi những ý nghĩa mà chúng mang lại.
Đặc điểm cây hoa đỗ quyên
Cây Hoa đỗ quyên ta là giống hoa đỗ quyên rất hiếm trên thị trường, được rất nhiều người săn đó, loài hoa này được nhiều người tìm kiếm bởi vì chúng mang nét riêng đẹp, không lẫn vào đâu được, hoa đỗ quyên ta là dòng cây hoa thân gỗ đẹp, nhỏ, có kích thước vừa phải không quá cao, cây chỉ cao từ 1-2m.
- Tên khoa học: Rhododendron simsii Planch thuộc họ Đỗ Quyên (Ericaceae).
- Tên tiếng Anh: Rhododendron.Tên tiếng Pháp: Rhododendron d’Indie.
- Tên tiếng Trung: báo xuân hoa, thanh minh hoa, ánh sơn hồng, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng,..
- Tên khác hay được gọi ở Việt Nam: Hoàng quyên (màu vàng), Bạch quyên (màu trắng), Hồng quyên (màu hồng), Tử quyên (màu đỏ tía).
- Nguồn gốc xuất xứ: từ vùng ôn đới nên thích hợp ở các vùng mát mẻ như các vùng núi và các tỉnh phía Bắc.
- Phân bố: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam các tỉnh có đỗ quyên mọc tự nhiên gồm Lào Cai ( dãy Hoàng Liên Sơn), Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc ( núi Tam Đảo).
Lá cây hoa đỗ quyên ta có kích thước khá là nhỏ so với các dòng cùng loại, cây có lá nhỏ đặc trưng thon dài, nhọn ở 2 đầu, lá cây có màu xah biếc, thường mọc tự do, tạo thành một lớp nền giúp cho bộ lá của cây trở nên nổi bật hơn và hấp dẩn hơn.
Hoa đỗ quyên ta là giống hoa đẹp, hoa được tạo thành từ rất nhiều cánh xoăn, xếp chồng lên nhau, khi cây hoa đỗ quyên mang đến một vẻ đẹp ấm áp, gần gũi vì vậy mà hoa đỗ quyên được mệnh danh là loài hoa mang đến sự hạnh phúc và sự thịnh vượng cho người trồng và chăm sóc.
Hoa có mùi thơm dễ chịu, hoa có vẻ đẹp e ấp, dịu dàng và loài hoa sai hoa khiến cho bất cứ ai ngắm nhìn cũng đều cảm thấy sự súc động và sự sung túc mang đến điều thật sự may mắn khi trồng cây hoa đỗ quyên trong nhà mỗi dịp tết đến xuân về.
Độc tính cây hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên có độc không? Thành phần của đỗ quyên gồm: flavonoid, rhodotoxin và sparassel. Hoa chứa rhodomollin III, caroten-5,6-epoxid, lutein, gossypetin-6-galactosid, lycopen và 2 chất độc andromedotoxin, ericolin. Quả chứa rhododendrotoxin I, II, rhodojaponin I, andromedotoxin, ericolin, sparassol. Toàn cây có 3 diterpen là rhodomolein I, II, III.
Ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở Hy Lạp, 10.000 binh sĩ bị ngộ độc bởi mật ong từ hoa đỗ quyên. Triệu chứng là huyết áp thấp, sốc và thậm chí cả tử vong”.
- Loại ngộ độc của đỗ quyên: Ngộ độc nội bộ.
- Phần độc hại: Tất cả các phần.
- Chất độc: Grayanotoxin, arbutin glucoside.
- Triệu chứng trúng độc: chảy dãi, uể oải, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, mất thăng bằng.
Độc tính của lá đỗ quyên với trẻ nhỏ: 100-225 gram lá đỗ quyên đã có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ em nặng 25 kg.
Độc tính của hoa (mật ong của đỗ quyên) và lá với người: chỉ cần 3 ml mật hoa/kg trọng lượng cơ thể hoặc 0,2% lá so với trọng lượng cơ thể đã gây ngộ độc thậm chí tử vong.
Tuy hoa đỗ quyên có chứa độc tính nhưng với liều dùng phù hợp có thể giúp chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt khi công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển hơn, người ta chiết xuất ra tinh dầu từ những cánh hoa đỗ quyên mỏng manh. Tinh dầu đỗ quyên giữ nguyên được mùi hương đặc trưng của đỗ quyên dùng để xông thơm, thư giãn,.. trong thiền định.
Tác dụng của cây hoa đỗ quyên
Có thể đặt cây ở nhiều vị trí trong nhà, hoa ra nhiều vào dịp tết, cây có thể dễ dàng uốn nắn thành các hình dạng lạ mắt khác nhau.
Cây hoa đỗ quyên ta phát triển trong tự nhiên thường mọc nhiều trên các vùng núi cao với địa hình đá, núi dốc, thân cây có nhiều hình dạng khác nhau tạo nên điểm độc đáo của loài đỗ quyên ta.
Cây hoa đỗ quyên ta là giống cây ít lá, hoa nhiều thường kết thành từng chùm, rất sai hoa, màu sắc hoa rực rỡ nên rất thu hút mọi người ngắm nhìn, là loại hoa nở vào dịp Tết, có thể bền tới 2 tháng và được rất nhiều người yêu thích.
Không những vậy, hoa Đỗ quyên còn có tính thanh mát, vị chua rất đặc trưng. Chúng được biết đến với những bài thuốc chữa dị ứng, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Trẻ em có thể dùng để điều trị viêm phế quản, chị em phụ nữ cũng hay dùng rễ và lá Đỗ quyên để chữa bệnh phụ khoa, …
Ý nghĩa của cây hoa đỗ quyên trong phong thủy
Đỗ quyên luôn nằm trong danh sách những loại cây phong thủy được yêu thích nhất. Vậy ý nghĩa hoa Đỗ Quyên là gì? Theo quan niệm dân gian, trồng cây hoa Đỗ quyên trước nhà sẽ có tác dụng hóa giải luồng khí xấu. Hoa mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Trong tình yêu, loài hoa này còn tượng trưng cho lòng sắt son, thủy chung chồng vợ. Bởi vậy, những cặp đôi yêu nhau thường chọn Đỗ quyên làm quà tặng nhau với ước mong tình yêu luôn được bền chặt. Còn với những người đã nên vợ thành chồng, cây Đỗ quyên phong thủy cũng là món quà ý nghĩa cho những dịp kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ trọng đại của gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa đỗ quyên
Cây hoa đỗ quyên thường ra hoa vào đầu xuân ngay dịp tết Nguyên đán. Trong điều kiện thích hợp, cây sống và phát triển trong nhiều năm. Tốt hơn, nếu cây có thể được đưa ra ngoài trời trong một vài tháng mỗi năm trên hiên hoặc ban công. Điều này sẽ giúp cây được chiếu sáng tốt. Ở trạng thái tự nhiên, chúng sẽ ra hoa vào giữa mùa xuân. Nhưng người trồng thương mại thường bắt đầu các đợt cây phát triển vào các thời điểm khác nhau.
Hầu hết các cây nhỏ đã cắt tỉa rễ và được trồng vào chậu nhỏ sớm. Vì vậy, thường thì cây khó tiếp tục phát triển và ra hoa trong những năm tiếp theo. Để cây phát triển và ra hoa vào những năm tiếp theo, cần một cách chăm sóc cây hoa đỗ quyên hợp lý.
Đất trồng
Cây hoa Đỗ quyên tương đối kén đất. Cây chỉ thực sự phát triển tốt trong loại đất chua, có độ pH từ 4,2 – 6. Đất trồng phải thoáng và tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Tốt nhất, nên trộn đất trồng với phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục.
Một công thức nữa được rất nhiều người trồng Đỗ quyên áp dụng thành công là 30% đất mặt đồi núi + 30% đất mùn + 30 % phân hữu c. Nếu trồng cây trên đất Kiềm, cây sẽ không cho ra hoa và nhanh chết, tuổi thọ giảm đáng kể.
Ánh sáng
Đỗ quyên ưa bóng bán phần. Cây không thích sáng mạnh, chói gắt và trực tiếp. Bạn có thể đặt chúng trong phòng khách, phòng làm việc, bàn lễ tân khách sạn, nhà hàng.
Tuy nhiên, Đỗ quyên phong thủy trong nhà cũng cần thời gian chiếu sáng khoảng 5 giờ mỗi ngày. Nhất là khi cây ra nụ, thời gian chiếu sáng sẽ lớn hơn. Hãy thường xuyên đêm chúng ra ngoài để cây hấp thụ ánh nắng, tăng khả năng quang hợp. Có như thế hoa mới đẹp và bền màu.
Nhiệt độ
Cây Đỗ quyên có nguồn gốc từ vùng ôn đới, ưa không khí mát mẻ. Nhiệt độ dù quá nóng hay lạnh đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, khả năng ra hoa của cây. Cây thích hợp với môi trường điều hòa, máy lạnh.
Nhiệt độ thích hợp với cây hoa Đỗ quyên là từ 15 đến 27 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm nên đặt dưới 18 độ thì cây mới sai hoa.
Tưới nước
Để đảm bảo rằng cây Đỗ quyên trồng trong nhà được là luôn giữ ẩm rễ (chúng hầu như luôn được trồng trong rêu than bùn nguyên chất) tưới nước đầy đủ, mỗi lần tưới đủ để giữ cho hỗn hợp ruột bầu được làm ẩm hoàn toàn. Cây không thích vôi, vì vậy sử dụng nước mềm, không có vôi.
Đặt chậu trên khay hoặc đĩa sỏi ẩm để có thêm độ ẩm. Một cách khác để cung cấp thêm độ ẩm cho cây là sử dụng giá thể có khả năng giữ ẩm như: than bùn, sơ dừa,…
Cây sợ hạn và không chịu được ngập úng. nếu úng nước hoặc gặp hạn, Đỗ quyên sẽ sinh trưởng kém dần, hoa rủ và có hiện tượng lá vàng. Tốt nhất, nên tưới vào sáng sớm để cây hấp thụ tốt nhất. Cần tưới vào gốc cây, tưới phun sương xung quanh lá, thân, mặt đất nhằm tăng độ ẩm không khí tối đa nhất.
Khi tưới nước, nên lưu ý tưới bằng loại nước mưa, nước từ ao ngòi, sông hồ. Nếu tưới bằng nước giếng khoan, nước máy cần để qua đêm, lắng đọng. Có như thế, cây mới không bị chết.
Vì cây thích hợp với loại đất chua nên thường xuyên phải bổ sung giấm ăn hoặc Sunfat Sắt vào nước tưới. Ngoài ra, cần tưới nước và nước hòa phân thay nhau nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Bón phân
Một nguyên tắc bất di bất dịch người trồng Đỗ quyên cần nhớ đó là không được bón Đạm cho cây. Chúng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, làm lá cây phát triển quá mức mà không thể cho hoa.
Đều đặn 2 lần/ tháng, dùng giấm pha loãng 10% để tưới vào gốc cho cây. Nước tiểu cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt, kích thích khả năng ra hoa. Tuy nhiên, chỉ dùng nước tiểu đã để lâu ngày, pha loãng, tưới xa gốc cây.
Ngoài ra, người trồng cũng có thể dùng gỉ sắt ngâm 1% tưới với mật độ 1 tháng/ lần. Đến tầm tháng 9 tháng 10, bổ sung Lân để kích thích mầm hoa, cây sẽ cho hoa nở đẹp đúng vào dịp Tết.
Trồng trong chậu và thay chậu
Sử dụng kết hợp không có vôi của một phần hỗn hợp đất trồng trong đất, hai phần rêu than bùn và một phần cát thô hoặc đá trân châu. Cây nên được cấy vào chậu một kích thước lớn hơn cứ sau hai hoặc ba năm, sau khi ra hoa nhưng trước khi được di chuyển ra ngoài trời.
Làm thế nào để giữ những cây này trong nhà hơn một mùa?
Mặc dù không thể trồng những cây này hoàn toàn trong nhà hơn một mùa. Khi hoa bị phai màu, đặt cây ở vị trí mát nhất có thể, tưới nước vừa phải – đủ để làm cho hỗn hợp bầu ẩm trong suốt. Nhưng để cho phần trên cùng (1cm) của hỗn hợp bầu khô lại trước khi tưới nước lại. Và đặt chúng ở ngoài trời vào những ngày nhẹ.
Ở vùng khí hậu mát hoặc lạnh, hãy đợi cho đến khi mùa giá rét trôi qua. Tiến hành trồng cây trong chậu. Khi mùa giá rét đến, hãy đem cây vào trong nhà. Không khí nóng, khô sẽ khiến chồi và có thể rụng lá. Một không gian mát mẻ là lý tưởng trong giai đoạn này. Từ khi bắt đầu thời kỳ ra hoa cho đến khi hoa tàn, ánh sáng rực rỡ và ấm áp hơn trở nên dễ chịu đối với cây.
Nhân giống
Cây hoa đỗ quyên có thể được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một cành dài 5-8cm. Và chuẩn bị trong một chậu chứa hỗn hợp giá thể bao gồm hai phần cát thô hoặc đá trân châu và một phần rêu than bùn. Nhúng cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ và giâm vào bầu. Và đặt bầu ở vị trí râm mát. Cành giâm sẽ bắt đầu bén rễ trong khoảng 8-12 tuần.
Trên đây là một số thông tin của Vườn cây Ngọc Tân về cây hoa đỗ quyên, hy vọng giúp bạn có thể tự mình chăm sóc những chậu đỗ quyên trong nhà luôn xinh tươi. Bên cạnh hoa đỗ quyên vẫn còn rất nhiều các loài hoa đẹp khác nữa nhé!
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...