Chậu Kim tiền để bàn rất hot, được nhiều người yêu thích,
đây là cây để bàn quốc dân. Đây là cây phát tài, biểu tượng của tài lộc và may mắn. Đặc
biệt, lá cây mọng nước, dày, xanh mướt, đầy sức sống mang đến vẻ đẹp sang trọng, xinh
tươi. Kích thước cây nhỏ gọn nên rất thích hợp để trang trí ở những vị trí có không gian
nhỏ hẹp như bàn làm việc, bàn học, quầy tính tiền, kệ sách.

Cây kim tiền để bàn

Trong phong thuỷ, Kim tiền là một trong những loại cây hiếm hoi phù hợp với tất cả các mệnh. Ngoài cái tên hay, Kim tiền còn có những chiếc lá giống như đồng tiền xưa, xếp chồng nhau hướng lên trời như cánh tay hứng lộc trời vì thế cây rất được yêu thích.

Bên cạnh chậu cây giữ tiền, hãy tham khảo thêm những chậu cây tài lộc khác để chọn cho mình cây phù hợp nhé! Cụ thể:

Giới thiệu cây Kim tiền

Cây Kim Tiền (tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia) là một loại cây cảnh rất phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới. Nó còn có những tên gọi khác như Kim Phát Tài.

Cây có rễ chùm, thân rễ (nằm dưới mặt đất) còn phần bạn nhìn thấy là cuốn lá kép, lá mọc đối xứng theo cuống lá, màu xanh đậm và sáng bóng. Hoa Kim Tiền khá nhỏ, không nổi bật, có dạng mo bao bọc lấy một trục hoa ở giữa, thường ẩn mình gần gốc cây, tuy nhiên rất khó gặp.

*Lưu ý độc tính: Tất cả các bộ phận của cây Kim Tiền đều chứa tinh thể canxi oxalat. Nhựa cây có thể gây kích ứng da, mắt và niêm mạc nếu tiếp xúc trực tiếp. Nếu ăn phải có thể gây ngứa rát miệng, cổ họng, sưng tấy, khó chịu đường tiêu hóa.

Cách chăm sóc chậu cây Kim tiền mini

Cây rất dễ chăm, phát triển nhanh và xanh tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ánh sáng: Cây chịu được nhiều điều kiện ánh sáng, từ ánh sáng yếu đến ánh sáng gián tiếp mạnh. 
  • Nhiệt độ: Cây ưa nhiệt độ phòng bình thường khoảng 18-30°C.
  • Nước: Kim Tiền chịu hạn cực tốt nhờ thân rễ trữ nước. Vì thế, chỉ tưới khi đất trong chậu đã khô hoàn toàn.
  • Đất trồng: Cần loại đất thoát nước tốt. Hỗn hợp đất cho xương rồng, sen đá hoặc đất thịt pha trộn thêm trấu hun, xơ dừa, đá perlite là lý tưởng.
  • Phân bón: Không cần bón phân thường xuyên. Có thể bón phân tan chậm hoặc phân NPK loãng mỗi tháng 1-2 lần vào mùa sinh trưởng (xuân, hè).
  • Thay chậu: Chỉ thay chậu khi rễ đã lấp đầy chậu cũ hoặc cây quá lớn so với chậu (thường 2-3 năm/lần)

Khi chọn chậu cây Kim tiền để bàn, bạn nên xem xét sở thích và vị trí đặt cây để chọn cây phù hợp. Bên mình có chậu sứ, chậu cây tự tưới và tiểu cảnh rất đa dạng, những mẫu đều thiết kế phong cách sang trọng, thanh lịch phù hợp với thiết kế nội thất hiện đại.

Và nếu bạn còn băn khoăn hãy để Ngọc Tân tư vấn chậu cây phù hợp với mình nhé!

Cây cảnh Ngọc Tân

——————————-