Cây đầu lân hay ở Việt Nam còn được gọi là sala là loài cây linh thiêng trong Phật giáo, được trồng nhiều ở chùa. Cây cho hoa rất đẹp, bắt mắt và là hoa có mùi hương dễ chịu, cho tán rộng vì thế còn được trồng nhiều ngoài phố.
Tuy nhiên, thật sự thì có một sự nhầm lẫn về cây đầu lân, chính là cây đầu lân và cây sala là 2 cây hoàn toàn khác nhau, không phải một. Vậy sự thật như thế nào? Và cách nhận biết cây đầu lân và cây sala ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau quay lại cội nguồn và ý nghĩa thật sự của 2 loài cây linh thiêng trong Phật giáo này nhé!
Sự nhầm lẫn giữa hoa Sa La và hoa Đầu Lân
Nhiều người nhầm lẫn gọi cây hoa Đầu Lân là cây hoa Sa La. Thực ra các nhà khoa học khẳng định hai loài cây này khác nhau.
Sự nhầm lẫn đó xuất phát từ nguyên do sau:
Theo sư Shravasti Dhammika, cho rằng vào khoảng thế kỷ 19 người Bồ Đào Nha đã đưa cây Cannonball Tree (Hay còn gọi là cây Hoa Đầu Lân) vào nước Tích Lan và được trồng nhiều ở những nơi có chùa tháp (Xem hình 1)…Do không có cây Sa la Nguyên thủy như ở Ấn Độ (hoa màu trắng) để Phật tử dùng vào việc dâng hoa, thờ phụng, nên cây này cũng được xem là cây thiêng, và (không biết từ lúc nào) họ cũng gọi loài cây này (Cannonball Tree) là cây “Sa la”. Ngày nay, loài cây Cannonball Tree cũng được trồng nhiều ở sân chùa Việt Nam và người Việt chúng ta thường hay gọi là cây hoa “Sa la”, đôi khi gọi là cây “Hoa Sa la Tích Lan” (để phân biệt hoa Sa la ở Ấn Độ).
Cây Sala Ấn Độ có hoa màu trắng mới đích thực là cây Sala được nhắc đến trong kinh Phật thời xưa.
Theo thầy Thích Thanh Thắng trong một bài viết có nói: Sa la là loài thân gỗ, danh pháp Shorea robusta, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), lá mọc so le, hình bầu dục, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, hoa 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, có hương thơm ngát.
“Cây “Sa la” mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal tree), một loài cây ghi dấu nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.
Cây “Sa la” bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Lecythidaceae, chi lộc vừng (Barringtonia), người Ấn cũng xem là một loài cây thiêng, được trồng ở một số đền thờ Hindu giáo, nhưng họ gọi loài này là Nagakeshar, hay Nagalingam.
_ Kinh Đại bát Niết bàn miêu tả lúc Đức Phật nhập diệt như sau:
“Lúc đó, đúng giữa đêm, Đức Như Lai nằm trên giường thất bảo trong rừng Sa la nhập tứ thiền yên lặng mà Niết bàn. Liền đó, bốn cặp cây Sa la: cặp hướng đông, cặp hướng tây, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, cặp hướng nam, cặp hướng bắc, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, che giường thất bảo trùm lên thân Như Lai. Những cây Sa la đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá, hoa trái và thân cây thảy đều rụng rớt nứt nẻ, lần lần khô héo gãy rớt. Đồng thời, vô lượng thế giới ở mười phương đều chấn động, vang ra tiếng rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế giới trống rỗng”. Lại vang ra tiếng buồn than diễn nói nghĩa vô thường, khổ, không”.
_ Trong cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” tả về những phút cuối đời của Phật: “Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều. Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt. Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala nầy, Bụt sẽ nhập niết bàn. Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda: – Nầy Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa. Hoa rụng trên áo Như lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không? Rừng nầy đẹp quá thầy có thấy mặt trời đang ngả về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như Lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi…” (Trích “Đường Xưa Mây Trắng”– Thích Nhất Hạnh)
-P/s: Hoa nào cũng đẹp, hoa dâng cúng Phật thì càng đẹp hơn. Bài viết chỉ để “tham khảo thêm” cho tường tận, tránh “xa dần” nguồn cội vậy. _()_
Nguồn: http://phatgiaodaknong.com/, https://phatgiao.org.vn/
Tìm hiểu chi tiết về cây đầu lân
Đặc điểm cây đầu lân
Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. Cây phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Tên thường gọi: Cây Đầu Lân, Ngọc Kỳ Lân, Hàm Rồng
- Tên tiếng Anh: Cannonball Tree
- Tên khoa học: Couroupita guianensis
- Họ thực vật: Lecythidaceae (Lộc Vừng)
Là cây gỗ lớn cao trung bình từ 8-15m, cây có thể cao tới 30-35m. Vỏ thân có màu xám, phân cành nhánh nhiều cong queo. Lá lớn mọc tập trung ở đầu cành, dạng trái xoan ngược, đầu tù, gốc nhọn với màu xanh lục đậm bóng.
Đầu Lân có những cụm hoa lớn mọc ở thân cây hay trên các cành già; các cụm hoa dài đến 1,5m buông rủ xuống. Hoa lớn giống hình cầu có màu cam tới đỏ đậm. Tràng hợp ở gốc thành ống cao 1,5cm, thùy hoa dày, rộng cong úp lên nhau mang nhiều nhị đực.
Hoa Đầu Lân có mùi rất thơm, tỏa hương xa dịu mát ấn tượng. Mùa hoa có thể kéo dài hơn 1 tháng, sau đó cây sẽ khoe những quả hình cầu to, tròn, độc đáo.
Đặc điểm sinh trưởng của cây đầu lân
Cây Đầu Lân được nhân giống bằng hạt, lúc cây còn nhỏ rất mau lớn, trong 3-4 năm đầu tiên cây có thể cao đến 3-4 mét và gốc có đường kính 8-10cm.
Cây Đầu Lân dễ sống dễ trồng và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau như đất bị nhiễm phèn, đất thịt cát pha,…khi trồng cây Đầu Lân ta nên bón lớp phân hữu cơ dầy từ 15-20 cm để giúp cây mau ổn định bộ rễ.
Khi cây Đầu Lân phát triển đến giai đoạn thân chính có lớp vỏ ngoài hóa gỗ thì cây bắt đầu chậm lớn, cây sẽ phân cành mạnh và cho bộ tán lá rộng.
Cây Đầu Lân rất lâu ra hoa, có thể cây đạt đến 10 năm tuổi mới bắt đầu ra hoa. Một khi cây bắt đầu có hoa thì ra hoa hàng loạt kín hết cả thân gỗ.
Hiện nay chưa có ai nghiên cứu về xử lý cây Đầu Lân mau ra hoa vì quan điểm cho rằng cây Đầu Lân là cây linh thiêng được người dân tín ngưỡng tôn trọng.
Ý nghĩa và công dụng của cây đầu lân
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liêng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, đó là cây Vô ưu khi Đức Phật đản sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề khi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi Đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.
Cây sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ. Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây Sala thường bị nhầm với cây Đầu lân, cây Vô ưu. (Nguồn: https://phatgiao.org.vn/)
Cây “Sa la” bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Lecythidaceae, chi lộc vừng (Barringtonia), người Ấn cũng xem là một loài cây thiêng, được trồng ở một số đền thờ Hindu giáo, nhưng họ gọi loài này là Nagakeshar, hay Nagalingam.
Không nên trồng cây trong nhà chỉ thích hợp trồng ngoài đường như thế sẽ rất tốt về phong thủy cho gia chủ theo Đạo Phật. Và theo các truyền thuyết thì khi trồng cây Sala và lòng từ bi hướng về Đức Phật thì xem như cây Sala là hiện thân của Đức Thế Tôn trấn điều lành, án điều xấu mang duyên lành đến gia chủ.
Quả cây đầu lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da, và Shamans (ở Nam Mỹ) đã được sử dụng ngay cả bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng.
Trên đây là một số kiến thức tổng hợp về cây đầu lân, hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về loài cây linh thiêng và có nhiều công dụng tuyệt vời này!
Bài viết liên quan
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...
Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...
Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc
Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...