Cây xương rồng là những cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi. Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ cho hoa đẹp và bền hơn. Vậy kỹ thuật trồng và cách chăm sóc xương rồng như thế nào?
Giới thiệu chung về cây xương rồng
Họ xương rồng (tên khoa học: Cactaceae) là một loài thực vật mọng nước, có khá nhiều dạng phát triển: cây đơn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất, phát triển cao lớn tới vài mét. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên thân các loài cây khác để phát triển.
Cây xương rồng là loại cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc hơn các loại cây cảnh khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi. Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.
Cách chăm sóc xương rồng
1. Tưới nước
Cây xương rồng có nguồn gốc từ sa mạc nên chúng thích nghi rất tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Nếu bạn tưới nhiều sẽ khiến cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây, khả năng ra hoa sẽ thấp hơn.
Khi tưới nước cho cây xương rồng bạn nên lưu ý chọn loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng mà bạn đang trồng. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát thật kỹ đất trồng khô hẳn rồi mới tưới (cách chăm sóc khá tương tự với sen đá). Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng, ngoài vườn…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Nếu trời mưa nhiều bạn nên cho cây vào nhà để tránh mưa úng, làm hỏng bộ rễ của cây.
Nếu bạn để cây xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, chỉ cần tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm. Lưu ý: cây xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3-5 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây.
Chú ý: Mùa đông nên tưới nước ít hơn mùa hè, thường từ 7-10 ngày mới cần tưới nước cho cây xương rồng.
2. Ánh sáng và không khí
Ánh sáng và không khí là yếu tố quan trọng giúp cây xương rồng phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp, thiếu nắng làm xương rồng quang hợp kém thậm chí để lâu sẽ làm yếu và chết cây. Vì vậy xương rồng cần khoảng 50% ánh sáng mỗi ngày (khoảng 6h). Tuy nhiên vào mùa hè bạn có thể che bớt sáng khoảng 50-70% bằng lưới đen nông nghiệp để cây có thể phát triển tốt hơn.
Nếu bạn để cây xương rồng trên bàn làm việc hay cửa sổ nên đem phơi nắng 2-3 ngày/lần, mỗi lần khoảng 4-5h vào buổi sáng hoặc chiều muộn (tầm sau 15h chiều) là tốt nhất. Trong trường hợp này không nên phơi nắng liên tục quá 6h dễ làm cây cháy nắng tạo thành những vết thâm gây xấu cây.
Xương rồng trồng ở nơi nhiều nắng cây sẽ dễ ra hoa hơn để nơi ít nắng, đặc biệt khi kích thích xương rồng ra hoa nên phơi nắng cây xương rồng ít nhất 6h/ ngày là tốt nhất cho cây.
Lưu ý: Cây xương rồng ưa sự thông thoáng nên để cây ở nơi thoáng gió giúp chúng phát triển tốt nhất.
3. Nhiệt độ
Cây xương rồng có thể phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 10°C-50°C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để giúp cho cây xương rồng nở hoa là từ 15°C-30°C.
Chú ý: cây xương rồng có hoa nên hạn chế để phòng máy lạnh vì dễ làm hoa mau tàn do thay đổi đột ngột nhiệt độ, hoa xương rồng nở ban ngày và cụp vào ban đêm. Sau khi hoa tàn bạn nên giữ lại hạt cây để có thể gieo lên thành cây mới.
4. Đất trồng
Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp, thoáng, thoát nước tốt ( đất cát pha thịt hoặc loại đất chuyên dùng cho xương rồng. Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: phân bò hoai mục, tro, xỉ than, xơ dừa, đất akadama (giúp kích thích phát triển rễ), và cát sỏi để thoát nước tốt.
Trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất (Dinh dưỡng có thể bổ sung sau bằng phân tan chậm. Công thức trộn dễ tìm thấy nhất cho mọi người ở mọi nơi có thể sử dụng như sau: 20% tro (Trấu hun) + 30% xỉ than (than tổ ong đã đốt và đập nhỏ) + 30% cát sỏi + 20% xơ dừa + 10% đất akadama đảm bảo tơi xốp nhất có thể.
Nếu có điều kiện hơn các bạn có thể sử dụng đá nham thạch núi lửa (nhập từ Indonesia), đất sét nung, đất akamada (đất sét nung của Nhật cực kỳ tốt cho cây xương rồng.
5. Dinh dưỡng
Trồng cây xương rồng trong chậu để ngoài trời nên lót thêm một lớp xỉ than dưới đáy chậu để chậu có thể thoát nước tốt tránh ngập úng. Công thức bón phân NPK tổng quát cho cây xương rồng theo tỉ lệ: 15 – 30 – 15 . Trong thực tế, nếu có điều kiện ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:
- Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0
- Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20
- Kích thích xương rồng nở hoa 10 – 60 (55, 50) – 10
- Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30
Với các loại xương rồng đã lớn mà các bạn đã mua về chỉ cần sử dụng loại phân chủ yếu là NPK theo tỷ lệ 20-20-20 để tăng chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Hoặc đơn giản nhất nếu bạn không muốn quá mất thời gian tìm hiểu cách bón phân cho cây xương rồng thì có thể qua trực tiếp Cây Xinh để thay đất miễn phí định kỳ 6 tháng/lần để giúp cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm.
Cách trồng cây xương rồng đúng chuẩn chuyên gia
Cách trồng cây xương rồng từ hạt giống
- Lựa chọn hạt giống: để cây thích nghi điều kiện trong nhà hoặc ngoài vườn, bạn cần lựa chọn những loại hạt giống tốt nhất.
- Đất trồng: đất phải ẩm, không nên để nước quá nhiều, điều này sẽ làm cho hạt không nảy mầm mà bị thối.
- Gieo hạt: dùng tay để rải hạt cho thật đều lên mặt luống. Sau đó bạn có thể dùng đất để lấp phần đất mỏng lên. Chú ý không nên phủ lớp đất quá dày sẽ làm cho hạt khó và lâu nảy mầm. Sau khi gieo xong thì bạn có thể phủ màng bọc thực phẩm để che kín lên phần trên. Nếu gieo trong chậu thì hãy mang ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Thời kỳ nảy mầm: hạt giống xương rồng nảy mầm rất chậm, gần 1 tháng hạt mới lên mầm. Vì vậy đối với cách trồng cây xương rồng này bạn cần kiên nhẫn. Sau khoảng thời gian đó, nếu bạn thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc bạn bỏ màng bọc thực phẩm ra. Lúc này đất trồng của cây khá khô, bạn nên tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho cây phát triển.
- Đặt cây vào chậu: Lúc cây đã phát triển, bạn nên tách từng cây nhỏ ra chậu. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất trồng quá mịn và đi kèm đó là khả năng thoát nước kém thì chậu xương rồng của bạn sẽ rất dễ bị úng.
Sau khi thay xong, bạn nên để ở nơi thoáng mát, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng. Mỗi ngày bạn mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ là được. Cho đến khi cây được khoảng 3 tuần thì rễ cây đã ra nhiều và bám chắc.
Cách trồng cây xương rồng từ cây có sẵn
Cách này thích hợp cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xương rồng.
Các bạn chỉ cần dùng dao sắc bén để tránh xước dập khi tiến hành cắt và đảm bảo dao đã được sát trùng sạch sẽ. Sau đó bạn cắt phần nhánh cần nhân ra. Nhánh xương rồng mới được tách ra không nên đem trồng xuống đất ngay mà nên đặt vào một nơi mát mẻ, khô ráo trong nhà hoặc ngoài mái hiên độ mươi ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng vào chậu. Sau một thời gian ngắn, rễ xương rồng sẽ mọc ra từ cái sẹo này, và nhánh cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới, là phiên bản hoàn hảo của cây mẹ.
Cách trồng cây xương rồng với kỹ thuật tháp ghép
Cách trồng cây xương rồng này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và có sự khéo léo.
Đầu tiên, bạn dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, hoặc vạt hình nêm (như chữ V), cũng có thể cắt bằng mặt, sau đó lấy cành ghép từ cây giống khác cũng vạt theo cách tương ứng đã làm ở gốc ghép, rồi ráp chúng lại cho liền mí với nhau.
Sau đó, dùng sợi chỉ nhỏ ràng chặt chúng cho dính vào nhau.
Khi ràng chỉ, ta lợi dụng các mấu gai làm điểm tựa để giữ chặt các mối chỉ khỏi bị tuột ra. Việc ràng chỉ giúp mối tháp mau liền mí và giúp vết ghép không bị chênh.
Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt.
Hi vọng hướng dẫn cách chăm sóc xương rồng của Vườn Ngọc Tân sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức và cách chăm sóc xương rồng tốt hơn. Chúc các bạn luôn có những chậu cây xương rồng siêu đẹp, xin cảm ơn!
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...