Trúc là cây thân cao, thẳng, thích nghi tốt với môi trường. Hơn nữa, dù trong thời tiết khắc nghiệt cây vẫn đứng thẳng, cây lá xanh tốt. Vì vậy, cây Trúc biểu tượng cho đức tính ngay thẳng, quân tử và sức sống mãnh liệt. Trồng cây Trúc trước nhà mang đến may mắn, an lành cho gia đình. Vậy trồng cây trúc trước nhà có tốt không?
Trồng cây trúc trước nhà có tốt không?
Các loại Trúc cảnh có dáng thanh mảnh, cao ráo làm cây phong thủy trước nhà rất phù hợp. Loại cây này mang nét mềm mại, dù gặp mưa gió, điều kiện khắc nghiệt vẫn đứng vững, hiên ngang. Do đó, Trúc là biểu tượng của sức sống, sự trường thọ. Nó còn là biểu tượng của sự đoàn kết bền vững bởi Trúc sống theo khóm, sinh trưởng tốt dù sống ở nơi đất cằn sỏi đá.
Cây Trúc là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Trong phong thủy, trồng cây Trúc trước nhà đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ. Dáng vẻ mộc mạc, thanh tao của cây thể hiện sự sống bình yên và tao nhã trồng cây này trước nhà mang tới sự may mắn và an lành cho gia đình.
Trong tâm thức của nhiều người Trúc cùng với Tre chính là hai loại cây biểu tượng cho sự ngay thẳng và uy phong. Hình dáng thân cây thanh mảnh, cao ráo và chia nhiều đốt. Hai loại cây này mang những tố chất cốt lõi của người quân tử, kiên trung bất khuất dù gặp mưa gió bão bùng. Chính vì vậy, trồng cây Trúc trước nhà có khả năng xua đi rủi ro, đem lại may mắn cho gia chủ.
Cây Trúc dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi tốt, không chiếm nhiều diện tích. Suốt bốn mùa, Trúc luôn xanh tươi nên rất phù hợp trồng trước cửa nhà.
Nhiều bạn trước khi trồng băn khoăn trồng cây trúc trước nhà có tốt không thì bây giờ không cần lo lắng nữa nhé. Vậy nếu trồng trong nhà thì sao?
Có nên trồng Trúc cảnh trong nhà không?
Theo phong thủy, cây Trúc có tính âm cao nên rất thích hợp đặt ở nơi có nhiều tính dương. Nghĩa là những nơi có nhiều người đi lại như cầu thang lên xuống, hành lang lối đi lại, phòng khách,… Không những thế, Trúc còn giúp làm sạch không khí bằng cách lọc hết bụi bẩn trong không khí, nên bạn sẽ được hưởng một bầu không khí trong lành.
Tuy nhiên, nếu nhà bạn có nuôi thú cưng hoặc quá nhiều bụi bẩn thì Chậu cây xuất khẩu khuyên bạn nên kết hợp cây trúc cảnh và máy lọc không khí, hiện tại trên thị trường có nhiều thương hiệu nhưng máy lọc không khí Xiaomi được đánh giá cao nhờ thiết kế hiện đại, tính năng thông minh, gọn nhẹ có thể đặt nhiều vị trí với mức khá giá mềm.
Nhiều người cũng quan niệm, khi đặt một chậu Trúc trên bàn trong nhà sẽ giữ cho gia đình luôn yên ấm, tránh được những xung đột không hay. Còn nếu đặt nó trên bàn làm việc thì sự nghiệp suôn sẻ, có nhiều may mắn, cơ hội và thăng tiến như diều gặp gió.
Đồng thời cây cũng có khả năng trừ tà rất tốt. Vì thế từ lâu nhiều gia đình lựa chọn trồng cây Trúc trong nhà với ý nghĩa cân bằng âm dương, điều hòa không khí, mang đến may mắn, an lành cho các thành viên trong gia đình.
>>> Tham khảo:
- Trồng cây trúc trước nhà có tốt không? Có nên trồng không?
- 【Top 8】Cây trúc cảnh để trong nhà cực đẹp, hút tài lộc
Trồng cây Trúc cảnh – Nên trồng loại Trúc nào?
Cây Trúc cảnh có nhiều loại, nhiều giống khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích và thẩm mỹ của mỗi người mà chọn trồng cây Trúc trước nhà cho phù hợp. Dưới đây là 5 loại Trúc được ưa chuộng nhất.
Trúc quân tử
Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ, mảnh mai, thường mọc thẳng đứng, chiều cao trùng bình đạt khoảng 1,6 – 3m. Các cây nhỏ chụm lại thành 1 bụi thưa, thân có màu vàng tươi óng rực rỡ, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ.
Theo quan niệm phong thủy, đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, thông thoáng không gian, mang lại may mắn. Cây Trúc quân tử còn tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thần, sự vững vàng, chắc chắn khi gặp nghịch cảnh.
Trúc Nhật
Cây Trúc Nhật thường được chọn làm cây cảnh trưng bày tại gia đình, văn phòng làm việc hoặc những công trình sân vườn, công viên để tạo cảnh quan tươi mát. Đây là loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy, đem đến điều may mắn, tốt lành cho gia chủ.
Cây có tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata, thường mọc thành bụi như lau sậy, cao khoảng 0,5m đến 1m, phân chia nhánh nhỏ. Một số cây trồng chậu sẽ có chiều cao thấp hơn tùy thuộc vào cách chăm sóc và sở thích chọn cây của từng người.
>>> Tham khảo:
- Cây trúc nhật hợp mệnh gì? Có ý nghĩa gì? Và nên đặt ở đâu?
- Cây trúc nhật có tác dụng gì? Và nên đặt cây ở đâu phù hợp?
Trúc Phú Quý
Trúc phú quý có thân cây mọc thẳng đứng, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2 – 3 cm. Thân màu xanh đậm hoặc hơi ngả màu vàng nhạt ở vị trí các đốt. Tuy thân cây mọc thẳng đứng song lại có thể dễ dàng uốn nắn theo những hình dạng mà người trồng mong muốn bởi thân cũng khá dẻo dai.
Theo các chuyên gia phong thủy, Trúc Phú Quý là cây phong thủy đem lại tài lộc, may mắn, thành công và giàu sang cho gia chủ. Thêm vào đó, nhờ tuổi thọ cao nên nó còn rất thích hợp để làm quà tặng cho người thân trong những dịp sinh nhật, chúc thọ với ý nghĩa mang đến sức khỏe dồi dào.
Trúc Bách Hợp
Cây có thân cứng, màu nâu, sần sùi nhiều vết lõm do lá rụng để lại. Lá Trúc Bách Hợp mọc sum suê thành bụi, xếp hoa ở chính giữa và tua tủa ra xung quanh. Lá dạng thuôn nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh bóng xen lẫn dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc tới ngọn.
Trúc Bách Hợp ngoài tự nhiên thường mọc thành bụi, cao đến 2m, cây trồng kiểng trong chậu thì thấp hơn. Cây nở những cụm hoa nhỏ màu trắng khá thu hút.
Trong phong thủy, cây Trúc bách hợp thu hút tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Cây còn có khả năng thanh lọc không khí, hút hết bụi bẩn nên bạn có thể được hưởng một bầu không khí trong lành.
Trúc Cần Câu
Cây trúc cần câu còn có tên gọi khác là trúc câu cá, tre cần câu, trúc bạch… Thân cây thẳng đứng, hình trụ tròn đường kính khoảng 2-3cm; được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 25-30 cm; ở đốt thân mọc nhiều nhánh nhỏ hướng ngang ra ngoài; phần trên của thân là ngọn, lá cũng tập trung ở phần này nhiều hơn, một bụi trúc có nhiều thân.
Thân có độ bền nên nhiều người sử dụng để làm cần câu cá. Đây cũng chính là lý do có tên là trúc cần câu. Bụi trúc có rễ đan xen bám chặt, giữ vùng đất chống xói mòn, nên cũng được trồng nhiều ở bờ sông kênh rạch, để giữ ranh giới bờ cõi.
Phương pháp trồng và chăm sóc cây Trúc trước nhà
Muốn trồng cây Trúc trước nhà cần chuẩn bị những điều sau:
Đất trồng: Chọn đất thịt pha thêm xơ dừa, tro bếp, mùn trấu cùng 1 ít phân hữu cơ theo tỷ lệ 10: 40:30:10:10. Sau đó bạn ủ cho chúng mục ra bằng cách cho thêm vôi bột (để khử mầm bệnh) và nước (cho phân đủ ẩm).
Đào hố: Thực hiện trước khi trồng 1 thời gian để khử mầm bệnh trong đất. Hố trồng cao khoảng 20cm và phải sâu hơn bầu đất 20cm mới được. Sau đó cho hỗn hợp trên vào hố. Nếu trồng ở chậu, khi cho hỗn hợp trên vào cần chú ý không được bịt lỗ thoát nước đi.
Trồng cây
- Nhẹ nhàng mang bầu cây đặt vào hố hoặc chậu sao cho mặt bầu ngang với miệng hố, miệng chậu là được. Chú ý, không nên để bầu nhô cao hoặc tụt xuống thấp quá.
- Dùng tay nén chặt đất ở bầu cây sau đó đổ hỗn hợp đất trồng trên và nén chặt xuống.
- Sau khi trồng xong, tưới nước đẫm gốc cây là xong. Cuối cùng dọn sạch chậu hoặc chỗ trồng là được.
- Ngoài ra bạn có thể trồng thêm dương xỉ dưới gốc trúc để vừa phủ đất lại vừa tạo vẻ đẹp cho cả khóm trúc bạn vừa trồng.
Cách chăm sóc khi trồng cây Trúc trước nhà
- Tưới nước: Trúc là loài ưa ẩm, chịu úng rất kém, vì vậy cần lưu ý đến liều lượng khí tưới nước. Cách tốt nhất cứ 2 ngày bạn tưới cây 1 lần, lưu ý tưới lượng vừa đủ không nên tưới quá nhiều. Một mẹo nhỏ để nhận biết cây thiếu nước là lá cuộn tròn lại thành 1 vòng cung.
- Bón phân: Cứ 1 tháng nên cung cấp phân bón cho cây 1 lần, mỗi lần nên thay đổi phân bón hợp lý. Thường xuyên sử dụng các loại phân vô cơ hoặc phân hữu cơ đa dạng khác nhau, 3 tháng/1 lần bạn nên phun thuốc cho lá.
- Cắt, tỉa cành: Khi cây bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh, cân cắt, tỉa thường xuyên cho cây, tránh để cây có nhiều cành, rậm rạp, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh phát triển.
- Phòng trừ sâu bệnh: Trong mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ bắt đầu giảm, các loại nấm. rệp, phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ đi những phần bị nhiễm bệnh nặng, dùng vòi nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt. Sau đó bạn có thể sử dụng thêm bình xịt côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.
Như vậy, Trúc là loại cây phù hợp trồng làm cảnh. Nó dễ trồng, dễ chăm sóc và phát triển tốt. Hơn nữa còn mang ý nghĩa may mắn, bình an, trường thọ. Bạn có thể trồng cây Trúc trước nhà hoặc trong nhà đều được, nó giúp điều hòa không khí rất tốt.
Bài viết đã giải đáp chi tiết trồng cây trúc trước nhà có tốt không? Cũng như trồng trong nhà có tốt không? Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ và không cần lo lắng nữa.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
Top 9 cây để bàn làm việc cho người tuổi Kỷ Tỵ để đón may mắn, tài lộc, bình an
Với những người tuổi Kỷ Tỵ, việc chọn đúng loại cây sẽ giúp cân bằng...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...