Phương pháp rữa rễ cây trồng trong bồn

5/5 - (1 bình chọn)

Đây là phương pháp trồng cây lá màu trong đất hoặc giới chất khác, đến khi chậu trồng cây có kích thước như yêu cầu thì dùng nước rữa sạch bùn hoặc giới chất khác ở phần rễ, sau đó tiến hành trồng trong nước. Khi trồng cây trong nước theo phương pháp rữa rễ cây trồng trong bồn, phải lựa chọn những cây trong bồn có quy cách thích hợp với sức sinh trưởng mạnh để làm giống. Những cây sinh trưởng yếu thì do chất dinh dưỡng trong cây tương đối ít nên sau khi rữa rễ trồng vào nước, cây ra rễ chậm và thường sinh trưởng kém. Thời gian tốt nhất để tiến hành trồng trong nước bằng phương pháp rữa rễ cây trồng trong bồn là 2 mùa xuân và thu.

cây vạn niên thanh rất đẹp khi trồng trong nước

Thời gian này nhiệt độ thích hợp, cây cũng dễ sinh trưởng mạnh, nên sau khi rữa rễ từ bồn ra, cây dễ dàng thích ứng với điều kiện trồng trong nước. Vào các mùa đông nhiệt độ thấp, cây ở vào thời kì ngủ nghỉ hoặc sinh trưởng rất chậm, không thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cây là sinh trưởng và ra rễ. Vào mùa hè khi nhiệt dộ lên đến 30 độ, hầu hết thực vật ngắm lá đều bị ức chế sinh trưởng, nhiều loài sinh trưởng chậm và ở trang thái nữa ngủ nghỉ, lại thêm lượng oxy trong nước thấp và sinh vật hoạt động rất mạnh mẽ, cây sau khi được rữa rễ rồi trồng vào nước thường sẽ bị thối rữa nghiệm trọng, dẫn đến việc trồng cây lá màu trong nước bị thất bại.

Cây trầu bà trồng trong nước

Khi rữa rễ, dùng tay vuốt nhẹ từ gốc xuống, nếu thấy lớp vỏ bị tuột ra dễ dang, thì giữ lại phần đã được gỗ hóa ở giữa, thì chứng tỏ là bộ rễ bị thối rữa. Nếu thấy phần rễ có mùi thối thậm chí toàn bộ nước rửa phát ra mùi thối, thì chúng tỏ đã có sự thối rữa nghiệm trọng, cần phải cắt bỏ tất cả các rễ thối, cắt cho đến phần rễ khỏe mạnh thì thôi, vì nếu giữ lại dù chỉ là một chút, rễ thối cũng sẽ khiến bộ phận bị thối lan rộng.

Đối với các loài cây lá màu có bộ rễ phát triển mạnh mẽ, khi trồng vào nước phải cắt tỉa bớt rễ, cắt tỉa với số lượng ra sao thì cần xem tình trạng phát triển của bộ phận rễ, thường nên cắt bỏ 1/3 đến 1/2 bộ rễ. Cắt đi một phần rễ sẽ thúc đẩy rễ cây tai sinh sau khi trồng cây vào nước, từ đó giúp cho việc hấp thụ nước và dưỡng chất của cây được thuận lợi.

cây trồng trong nước luôn rất đẹp

Cắt tỉa rễ lá chỉ áp dụng cho các loài cây lá màu có bộ rễ phát triển tốt mà thôi. Còn đối với các loài cây lá màu có bộ rễ ít sinh trưởng hoặc kém phát triển như lan túi, cau tụ trân, lê điếu phụng…thì không được cắt tỉa rễ. Vì nếu cắt tỉa rễ sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây, làm cây sinh trưởng yếu, gây bất lợi cho việc ra rễ mới.

Cây trồng trong đất hay trong các giới chất khác, khi trồng vào nước, do chất khác nhau và môi trường sinh trưởng khác nhau nên nhiều cây không thể thích ứng ngay được với sự thay đổi của điều kiện môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, cây thường có các triệu chứng ủ rũ và vàng lá, đây là hiện tượng rất bình thường.

Phần lớn cây lá màu đều trồng được trong nước

Chí cần chăm sóc thích hợp thì cây sẽ trở lại trạng thái sinh trưởng bình thường. Vì vậy sau khi lấy cây từ bồn ra, rữa rồi trồng vào nước, phải dời cây đến chỗ có bóng râm một chút và thường xuyên xịt nước lên lá và môi trường xung quanh, để cây dần thích ứng với điều kiện trồng trong nước đợi đến khi cây ra rễ mới, thì đem để ra chỗ có ánh nắng và chăm sóc bình thường.

Các loài cây lá màu khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện trồng trong nước khác nhau. Nhiều loài cây lá màu như môn bạch lạc, lục cụ nhân, lan kim túc…đều rất thích ứng với điều kiện trồng trong nước. Sau khi trồng vào nước, chúng có thể ra rễ mới trên nền bộ rễ cũ và tiếp tục sinh trưởng.

Nhưng rất nhiều loài cây lá màu bộ rễ vốn sinh trưởng trong đất khi trồng vào nước lại không thích ứng được, có loài cần phải ra rễ mới ở cuống rễ để thích ứng với việc trồng trong nước rồi sau đó mới sinh trưởng bình thường. Có loài cây lá màu trồng vào nước thời kỳ đầu thì thối một phần rễ hoặc khá nhiều. Vì vậy đối với cây lá màu mới được rữa rễ và trồng vào nước phải thay nước hàng ngày. Khi thay nước phải cắt bỏ rễ thối và dùng nước sạch rửa rễ cây và bình đựng. Sau đó đổ nước sạch vào. Đến khi cây ra rễ mới thì có thể chăm sóc như bình thường.

Bài viết liên quan

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...