Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân… Vậy hãy cùng Vườn cây Ngọc Tân tham khảo cách trồng và chăm sóc cây ổi trong nội dung dưới đây nhé!
Đặc điểm cây ổi
Cây ổi còn có tên gọi phan thạch lựu, tên khoa học: Psidium guajava L thuộc họ Sim – Myrtaceae, nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới.
Ổi thuộc cây ăn quả thân gỗ, chiều cao khoảng 3-7m, sống lâu lên tới 40-60 năm. Thân cây trơn nhẵn, bong ra từng mảng. Hoa ổi màu trắng mọc ở nách lá, tạo thành chùm 2-3 chiếc. Hoa ổi lưỡng tính có 5 cánh gần đều, có lá bắc con dạng vẩy. Quả ổi có nhiều hình dạng: hình trứng, hình cầu, hình quả lê, đường kính khoảng 3-12 cm, ở đầu có sẹo do đài để lại. Thị giữa dày có nhiều màu vàng, đỏ, trắng, hồng.Quả có nhiều hạt, màu vàng nâu.Ổi ra hoa vào tháng 3-4, quả vào tháng 8-9.
Ổi hiện nay có nhiều giống: ổi đào, ổi nghệ, ổi mỡ, ổi Bo, ổi xá lỵ,… ngoài ra hiện nay có một số giống ổi không hạt: ổi Phugi, Đài Loan, MT1,MT2…
Cây ổi giống hiện nay được bán rộng rãi trên thị trường chủ yếu xuất xứ nước ngoài, được nhân giống bằng cách chiết cành nên nhanh ra quả, chỉ chăm bón đầy đủ 4-6 tháng là cây đã cho quả đầu tiên. Tuy nhiên loại cây giống này nhanh bị suy yếu nếu để cây có quá nhiều quả, có trường hợp cây chỉ cho một đợt quả rồi suy yếu.
Nếu bạn muốn trồng ổi trong chậu thì nên lựa chọn các giống có sức sinh trưởng mạnh và dễ chăm sóc: ổi lê, ổi nữ hoàng hoặc Đài Loan.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ổi
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ổi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh).
Đất trồng
Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Ổi giống
Nên chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hoặc ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu.
Kỹ thuật trồng cây ổi
Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng cây ổi giống vào, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây ổi
Hàng ngày, tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối.
Bón phân
Khoảng 15 – 20 ngày là cây ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt.
Tỉa cành
Cây ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.
Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.
Cây ra quả
Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.
Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1 – 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn.
Một số bệnh ở cây ổi
- Rệp sáp, rệp dính, rầy mềm… trị bằng Applaud Mip, Trebon, Supracide …
- Ruồi đục quả: bao quả lại bằng nilong hoặc các chất dẫn dụ sinh học Protêin thủy phân hay Viziubon- D.
- Bệnh thán thư: trên cành có các đốm tròn đen, lõm sâu, các đốm liên kết tạo thành các vệt lớn làm lá vặn vẹo, cành chết khô, ngọn cành bị cháy.Quả bị thán thư có các đốm tròn nâu đậm và lõm vào thịt. Có thể phòng trị bằng Mancozeb 0,2%, Antracol 0,2%, Benomyl …
- Bệnh thối quả: do nấm Phytophthora parasitica gây ra khi độ ẩm cao đặc biệt vào mùa mưa, trên quả xuất hiện các đốm nâu tròn lan rộng làm quả bị thối mềm và có mùi hôi.
- Để phòng trừ bệnh thì dùng thuốc Aliette, Ridomyl, Bavistin, Anvil… cần chú ý vệ sinh vườn, thông thoáng tán, tránh ẩm thấp.
Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 4 – 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch. Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3.
Trên đây là chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa chi tiết
Với những ưu điểm và lợi ích tuyệt vời của vú sữa, nên được rất...
Cây thanh long: đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc
Thanh long là một trong những loại cây ăn quả phổ biến và đem đến giá...
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm cho sai quả
Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) được biết đến không chỉ là một thứ quả...
Hướng dẫn cách trồng cây lựu & cách chăm sóc cây lựu ra trái
Cây lựu sẽ cho ra rất nhiều quả nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, bạn có thể...
Cây dưa gang tây: đặc điểm, thành phần và công dụng
Cây dưa gang tây được trồng trên giàn, thường dùng để lấy quả ăn sống,...
Cây bưởi: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây
Hiện nay, việc trồng cây bưởi được xem là một trào lưu cây kiểng mới ở nhiều...