Hiện nay, việc trồng cây bưởi được xem là một trào lưu cây kiểng mới ở nhiều nơi, bởi sự kết hợp của bưởi với các loại cây cảnh khác sẽ tạo nên ngũ quả mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia đình. Đây cũng là loại cây tượng trưng cho sự sum vầy và no đủ, mang lại may mắn, tiền tài và danh vọng.
Đặc điểm của cây bưởi
Cây bưởi, ở một số còn gọi với cái tên là quả bòng, chúng có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc họ Cam chanh ( Rutaceae), là loại cây có nguồn gốc ở khu vực châu Á. Ngày nay, có nhiều loại bưởi xuất hiện tùy theo từng vùng, từng địa phương mà có các giống bưởi khác nhau về kích thước, mùi hương, vị ngọt…
- Tên thông thường: cây bưởi, quả bòng
- Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck
- Họ thực vật: Rutaceae (họ Cam Chanh)
- Nguồn gốc xuất xứ: châu Á
Cây bưởi là loại cây lưu niên thuộc dạng thân gỗ, có chiều cao đạt trung bình từ 3-4 m, thân cành khi còn non có gai và có màu xanh nahtj,sau đó chuyển dần sang màu xám.
Lá có 2 phiến lá, mang màu xanh sẫm, chiều dài lá đạt khoảng từ 11-12 cm. Hoa mọc thành từng cụm chùm, có màu trắng đặc trưng, có mùi thơm rất dễ chịu. Quả có dạng hình cầu, mọng nước, khi còn non có màu xanh, khi chín thường có màu vàng, một số loại có xanh.
Ứng dụng của cây bưởi trong đời sống
Với những đôi bàn tay khéo léo, bưởi được ép thành những hình dạng khác nhau, đa dạng về kiểu dáng, làm cho mâm ngũ quả trở nên sinh động hơn, ngoài ra chúng không thể thiếu trong mâm quả vào dịp Trung Thu với những hình dáng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các em thiếu nhi.
Quả bưởi không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà nó còn là một trong những phương thuốc quý, với thành phần giàu chất viatmin C, có tác dụng chống oxy hóa, gúp cơ thể chống lại những stress, giảm những áp lực cho cuộc sống, và chũa một số bệnh có liên quan đến hen suyễn và viêm khớp, …
Trong bưởi còn chứa một hợp chất tên là d-limonene giúp ngăn ngừa sỏi thận, giảm hàm lượng cholesterol, đặc biệt trong việc phòng chống ung thư. Ngày nay, bưởi còn được sử dụng trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ.
Hoa bưởi có mùi thơm dễ chịu, thường được ướp với chè, hương thơm của hoa bưởi giúp tinh thần thư thái , làm giảm những cơm mệt mỏi, đau đầu tan biến một cách nhanh chóng…
Thú chơi bưởi làm một loại cây trồng bonsai đang được trồng và phổ biến rộng rãi ở các nhà vườn.
Ý nghĩa cây bưởi
Theo các chuyên gia phong thuỷ, bưởi là biểu tượng của sự sum họp, đoàn viên. Nếu trồng cây trước nhà sẽ giúp gia đình hòa thuận, có được nhiều niềm vui, cũng như hạnh phúc.
Bên cạnh đó, bưởi thuộc cây họ cam chanh, manh ý nghĩa tốt lành về mặt sức khoẻ, bạn có thể thấy, cuối năm, mọi người thường mua bưởi về cúng tổ tiên cầu mong sự may mắn.
Màu vàng ươm của bưởi thể hiện cho sự ấm áp, may mắn. Nó là màu đẹp để khởi sắc đầu năm để cả năm làm ăn tấn tới. Ngoài ra, màu vàng còn là màu của vàng bạc, châu báu thể hiện tài lộc.
Dáng đứng của cây bưởi là một trong những đặc điểm cốt lõi giúp nó ghi điểm tuyệt đối với nhiều nhà chơi cảnh. Nó tượng trưng cho sự vững chắc của hạnh phúc gia đình, công việc và sự nghiệp. Nên chính vì thế mà nó khiến nhiều người mê mẩn và muốn sở hữu ngay một chậu. xem thêm hoa cây cảnh.
Cách nhân giống và tiêu chuẩn cây giống tốt
Cách nhân giống
a) Phương pháp chiết cành:Giúp giữ lại hoàn toàn các đặc tính của cây đầu dòng, rễ mọc cạn, thích hợp trồng trên các vùng đất có mực thủy cấp hơi cao nhưng hệ số nhân giống thấp, dễ làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cây mau già cỗi và không thể tận dụng các ưu điểm của gốc ghép. Cây dễ đổ ngã do bộ rễ phát triển kém, không tương ứng với sự phát triển của cây. Những lưu ý khi chiết cành:
- Các dụng cụ chiết cành phải được khử trùng trước và sau khi thực hiện thao tác chiết trên từng đoạn cành.
- Tuổi cành chiết không nên quá già, chỉ chọn các cành bánh tẻ.
- Cây dùng để chiết cành phải đang ở trong tình trạng sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá Greening và Tristeza.
b) Phương pháp ghép:Hệ số nhân giống cao, tận dụng ưu thế của gốc ghép, cây chống chịu đổ ngã tốt, tăng tuổi thọ, giữ lại được các đặc tính tốt của cây đầu dòng.
- Gốc ghép: Có thể sử dụng các giống bưởi chua ở địa phương làm gốc ghép hoặc sử dụng gốc cam mật để làm gốc ghép theo hướng ổn định chất lượng giống bưởi. Gốc ghép phải được gieo từ các hạt khỏe, thu từ các trái tốt trên cây, không chọn thu hạt từ trái rụng, trái bệnh. Trước khi ghép, gốc ghép phải được định kỳ phun xịt thuốc trừ rầy chổng cánh.
- Mắt ghép, cành tháp: Sử dụng mắt ghép sạch bệnh lưu giữ trong các nhà lưới ngăn được rầy chổng cánh. Cành lấy mắt ghép là các cành nghiêng khoảng giữa thân, chọn đều theo các hướng và vị trí của tán cây để giảm tỉ lệ không đúng kiểu hình, không lấy mắt ghép trên cành tược (vượt) và cành mọc lòa xòa trên mặt đất
Tiêu chuẩn cây đầu dòng
Cây đầu dòng phải là cây sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh phá hại, kết quả kiểm tra âm tính đối với các bệnh hại nguy hiểm như bệnh Vàng lá Greening,Tristeza, có năng suất phẩm chất ổn định.
Tiêu chuẩn cây giống tốt:
- Cây phải đúng giống, sinh trưởng khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh hại
- Đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, độ sai khác không vượt quá 5%
- Chiều cao cây tính từ mặt bầu > 60cm, có 2-3 cành cấp I
- Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,8-1cm
- Đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm) > 0,7cm
Cách trồng và chăm sóc
Thời vụ
Bưởi là loại cây dễ trồng, có thể trồng bưởi quanh năm ,nhưng tốt nhất nên trồng vào giữa và cuối mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 6.
Đất đai
Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m.
Mật độ
Mật độ trồng có thể là từ 4-5m/ cây, tùy thuộc vào từng giống mà nên có mật độ trồng thích hợp, tránh lãng phí đất.
Bón phân
Trước khi trồng nên bón lót cho cây 20-30kg phân chuồng hoai mục+1kg phân super lân. Tùy vào độ pH của đất mà bón vôi thích hợp.
Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ( trong 3 năm đầu tiên ): ở thời kỳ này có thể bón cho cây làm 4 đợt / năm vào các tháng 2,5,8, 11.
- Đợt 1: Bón 30kg phân hữu cơ + 1kg đạm ure + 2kgphân kali
- Đợt 2: 1kg đạm ure + 1,5kg phân kali
- Đợt 3: 1kg đạm ure + 1,5 kg phân kali
- Đợt 4: 0,5 kg lân + 1kg vôi
Từ năm thứ 4 trở đi bón cho cây
- Bón thúc cho hoa: 1-2kg đạm ure+1-2kg phân kali vào tháng 2
- Bón thục cho quả:0,5- 1kg đạm ure + 1-2kg phân kali vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 5.
- Bón sau thu hoạch cho cây 50kg phân hữu cơ + 2-3kg phân lân + 1-2kg phân ure + 1-2kg phân kali vào thời gian từ tháng 11-12.
- Đào rãnh và bón xung quanh gốc cây, khi bón kết hợp với làm cỏ xung quanh gốc, để tạo độ thông thoáng cho cây.
Tưới nước
Tùy vào từng điều kiện thời tiết khác nhau mà cung cấp nước cho cây khác nhau, không để cây bị quá khô hạn vào trời nắng nóng, nên tưới cho cây 3-5 ngày/ lần.
Tỉa cành cây
– Tạo tán: là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ
bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.
– Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
- Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.
– Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
Xử lý ra hoa: bưởi da xanh không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:
– Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn:
– Xử lý ra hoa bằng cách lãi lá của cành mang trái: Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả.
- Tỉa trái: Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là 36 tháng
- Neo trái: Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo trái trên cây từ 15-30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibb…hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên .
Sâu, bệnh hại
- Sâu vẽ bùa: Khi thấy hiện tượng xuất hiện những đường ngoằn nghèo trên lá cây đây chính là dấu hiệu nhận biết cây đang có sâu vẽ bùa. Phương pháp phòng trừ là tỉa lá, cành bị bệnh kết hợp với phun thuốc Bảo Vệ Thực Vật Phosphomidon mua ở các cửa hàng cây giống ngay từ khi cây ra lộc non. Nếu chỉ trồng ít bưởi có thể dùng các bã, gạch cua ném lên cây để dẫn dụ kiến vàng lên cây diệt trừ sâu non vẽ bùa.
- Sâu đục thân, đục cành: Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân đục cành có trên cây bưởi là thân, cành bị rỗng và thấy xuất hiện mủ vàng, đùn các mẩn gỗ li ti trên thân cây. Phòng trừ sâu đục thân, đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu vào lỗ cây bị đục đồng thời cắt bỏ cành bị sâu hại.
- Bọ xít, rệp, nhện đỏ, nhện trắng: Diệt bọ xít, rệp bằng cách phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây. Đối với nhện đỏ nhện trắng cần sử dụng các thuốc đặc trị nhện để phu cho cây.
- Bệnh thối gốc, chảy mủ cây. Biện pháp phòng để bệnh thối ốc và chảy mủ cây không sảy ra là: Tuyệt đối không để cây bị ngập nước trong thời gian dài, Dùng các loại thuốc đặc trị riêng mua ở cửa hàng thuốc Bảo Vệ Thực Vật…
Tốt nhất nên sử dụng các biện pháp canh tác như cắt bỏ các cành lá , hoặc sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để đảm bảo an toàn cho môi trường và người sử dụng.
Thu hoạch
Khi quả bắt đầu chuyển sang màu vàng, có thể tiến hành thu hoạch quả, tốt nhất là nên thu hoạch quả vào lúc trời râm mát. Khi thu hoạch có thể phân loại quả để nâng cao giá thành và chất lượng quả.
Cây bưởi là cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam, ngày nay cây bưởi còn là cây bonsai được nhiều người yêu thích vì mang ý nghĩ phong thủy tốt cho gia chủ. Vì thế nếu bạn đang tìm cây ăn quả trồng trong vườn, trước nhà hay trên sân thượng thì đều có thể xem xét cây bưởi.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa chi tiết
Với những ưu điểm và lợi ích tuyệt vời của vú sữa, nên được rất...
Cây thanh long: đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc
Thanh long là một trong những loại cây ăn quả phổ biến và đem đến giá...
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi sai quả
Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa...
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho
Nho là một loại cây vừa cho bóng mát lại vừa cho trái ngon, ngọt....
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm cho sai quả
Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) được biết đến không chỉ là một thứ quả...
Hướng dẫn cách trồng cây lựu & cách chăm sóc cây lựu ra trái
Cây lựu sẽ cho ra rất nhiều quả nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, bạn có thể...