Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa chi tiết

2.2/5 - (4 bình chọn)

Với những ưu điểm và lợi ích tuyệt vời của vú sữa, nên được rất nhiều người yêu thích trồng làm cảnh, mang lại cho không gian sống trong lành, ý nghĩa. Vậy đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa như thế nào? Hãy cùng Vườn cây Ngọc Tân tìm hiểu chi tiết trong phần chia sẻ dưới đây!

cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa

Đặc điểm cây vú sữa

Vú sữa có tên thường gọi là “cây vú sữa”, ngoài ra có thể gọi theo đặc trưng như vú sữa Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng…Tên khoa học của nó là Chrysophyllum Cainino, thuộc họ Hồng Xiêm Sapotaceae. Cây vú sữa có nguồn gốc xuất xứ ở đảo Antilles và những vùng có khí hậu nhiệt đới ở Châu Mỹ.

  • Tên tiếng anh/Tên khoa học: Chrysophyllum cainino
  • Tên khoa học: Chrysophyllum cainino
  • Thuộc họ: Hồng xiêm
  • Thuộc bộ: Ebenales

Trên nước ta, vú sữa được trồng chủ yếu ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp Cần Thơ, Cà Mau… và một số tỉnh thành ở miền Trung, miền Bắc. Trong đó, Tỉnh Tiền Giang là tỉnh trồng nhiều vú sữa nhất.

Vú sữa là loài cây lớn khá nhanh, tán lá rộng, chiều cao dao động từ 10-15m, thân cây màu nâu có lớp da nâu xù xì. Lá vú sữa có màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới lá có màu vàng nâu, mọc so le, hình ôvan đơn, dài từ 5–15cm. Hoa vú sữa có màu xanh trắng hoặc tím trắng tùy vào loại giống cây, có mùi thơm, hoa lưỡng tính (tự thụ phấn).

Quả của vú sữa tròn, da căng bóng. Có 2 loại thường thấy là vú sữa da xanh và vú sữa da màu tím, tức là khác nhau về vỏ bên ngoài của chúng, tuy nhiên mùi vị và thành phần dinh dưỡng thì khá giống nhau. Khi quả chín, màu sắc vỏ bên ngoài sẽ có màu tím ánh lục hoặc xanh ánh tím. Khi cắt ngang đôi, bên trong quả vú sữa sẽ có kiểu hình sao của phần cùi thịt. Ngoài vỏ quả có nhiều nhựa trắng, không ăn được. Hạt quả dẹt, cứng, có màu nâu nhạt, cứng, bên ngoài hạt có chất nhầy.

Một số loại vú sữa phổ biến

Vú sữa Lò Rèn

Ngon nhất là vú sữa Lò Rèn có hình tròn, vỏ ngoài mỏng căng bóng, hạt nhỏ, dày ruột. Lúc xanh có màu tím và khi chín có màu nâu ánh lục. Cây nhanh lớn, sai quả, ít sâu bệnh, ngọt và thơm.

Vú sữa Bắc Thảo (Vú Sữa Tím)

Là loại vú sữa đặc sản của tỉnh Tiền Giang, quả tròn, vỏ hơi dày căng bóng, vị ngọt, hạt khá to, có kích thước lớn hơn vú sữa thông thường.

Vú sữa Bảy Núi

Vú sữa Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, vỏ ngoài có màu tím bắt mắt, trái tròn, vỏ dày có thể bảo quản được lâu, kích thước vừa phải.

Vú sữa Hoàng Kim quý hiếm

Vú sữa hoàng kim có vỏ vàng bóng, mỏng. Trái có hình dáng chóp tròn, có núm nhỏ hình chóp nhọn phía dưới. Thịt quả trong, mềm, hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Vú sữa hoàng kim còn có hương vị rất riêng. Phần thịt trắng trong vị ngọt, thêm chút hương caramel và vani. Nó được mô tả có hương vị tương tự như bánh flan caramel.

Hướng dẫn cách trồng cây vú sữa

Vú sữa là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, phát triển kém tại những khu vực thường có bão, gió to, vì cây có tán lá dày, rễ nông nếu gặp khí hậu khắc nghiệt sẽ dễ bị quật ngã, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Nên trồng cây ở những nơi đất phù sa, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua.

Vú sữa thu hoạch vào mùa xuân từ tháng 2 – 3 hàng năm, cần trung bình 6 tháng từ lúc đậu quả đến lúc thu hoạch.

cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa

Tiêu chuẩn chọn giống

Nhân giống bằng phương pháp chiếc cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiếc. 

Nhân giống bằng phương pháp ghép. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất iện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất.

Thời vụ và mật độ gieo trồng thích hợp

Nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới.

Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp chúng ta có thể bố trí theo các khỏang cách sau: hàng cách hàng 6m , cây cách cây 8m với mật độ khỏang 200 – 22cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khỏang cách 6 m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu. với mật độ 250 – 270cây/ha.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Thiết kế vườn:

  • Vẽ sơ đồ vườn theo mương, liếp để quản lý, chăm sóc, ghi chép nhật ký canh tác.
  • Đào mương, lên liếp: nếu trồng mới trên đất ruộng nên đào mương sâu 1 – 1,5 m, bề mặt liếp rộng 7 – 10 m.
  • Bố trí hệ thống đê bao, cống bọng để tưới – tiêu chủ động.
  • Trồng cây chắn gió: chú ý trồng cây chắn gió vì cây vú sữa dễ bị lật gốc, tét nhánh vì vậy cần phải trồng cây chắn gió; đặc biệt là những vườn ở ven sông lớn. Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, cây quang hợp tốt (do lượng CO2 ổn định hơn), tránh được đổ ngã khi có gió lớn, cây thụ phấn và đậu quả cũng tốt hơn.

Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.

Chất mô: theo sơ đồ đã thiết kế, đường kính mô từ 0,8 – 1m, cao 0,4 – 0,7m.

Phân Bón Lót

Trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng.

Bón phân lót: mỗi mô bón 10–15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg super lân, 0,1kg DAP .

Kỹ Thuật Trồng Cây Vú Sữa

  • Đặt bầu cây thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ võ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước.
  • Sau khi trồng trong giai đọan đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến cây trong thời gian 1 – 2 năm đầu.
  • Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ do vậy cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẩm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.

Chi tiết cách chăm sóc cây vú sữa

Cách chăm sóc cây vú sữa định kỳ

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Trong các năn đầu nên tỉa bớt các cành át gốc chỉ để lại các cành phân bố trên cao và các cành phân bố đều cho các hướng, để sau này tạo được tán cây tròn và khống chế chiều cao không để cây vược quá 5m. Cắt bỏ các cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ôm yếu, cành mọc sát mặt đất.

Đối với vườn đã cho thu họach cần chú ý tỉa bỏ bớt các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh… để giúp cây thông thóang và kích thích ra chồi mới.

Sau mỗi vụ thu họach nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh trương phát triển kém. Chúng ta có thể cưa ngắn các cành này chỉ còn lại khỏang 50 – 60cm tính từ gốc cành., vết cưa nghiêng 45o để tránh đọng nước, dùng sơn phết lên bề mặt cưa. Sau thời gian khỏang 30 ngày từ vết cưa có thể cho rất nhiều chồi mới, cần tỉa bỏ chỉ chừa lải 2 – 3 chồi khỏe và phân bố đều các hướng. Khi chồi phát triển khỏang 50cm thì tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. trong thời gian này cần chú ý theo dõi các lọai côn trùng phá họi để có biện pháp xử lý thích hợp.

Đối với vường cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 – 18 tháng.

Bón phân Cho Cây Vú Sữa

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.

Thời kỳ kinh doanh: Sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi là cây bắt đầu cho trái ổn định.và cũng là giai đọan vườn cây kinh doanh. cho nên bón phân cho cây nên bón theo 4 giai đọan như xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả,trước thu họach 1tháng. lượng phân bón thay đổi theo sản lượng và năm tuổi của cây.

  • Lần 1: giai đọan xử lí ra hoa: ngay sau khi thu họach trái vụ trước bón 10kg vôi sau đó 10 – 15 ngày bón thêm 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai + 3 – 4 kg NPK lọai 20 – 20 – 15.
  • Lần 2: Bón sau khi trổ hoa trái có đường kính khỏang 1cm ới lượng bón : 1 – 2kg urê + 1- 2kg DAP
  • Lần 3: Bón lúc trái có đường kính 3cm dùng hỗn hợp 2 -3 kg phân NPK 20- 20- 15, + 1-2kg KCl
  • Lần 4: trước thu họach 1-1,5tháng lượng bón: 1-2kg phân NPK 20-20-15 + 1-2kg KCl. Các lần bón trên cách nhau khỏang 2 tháng. Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên thu dọn vật liệu tủ gốc sau đó xới xáo theo rãnh có độ sâu khỏang 5 – 10cm ở vị trí 2/3 đường kính tán cây . Bón phân vào rãnh sau đó tủ gốc và tưới nước liên tục 5 – 7 ngày cho phân tan ra thấm vào đất.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vú Sữa

Các lọai sâu bệnh hại chính như sau:

  • Sâu đục quả.gây hại từ khi quả có đường kính 2cm cho đến lúc chín.
  • Sâu ăn Bông: gây hại khi cây ra hoa.
  • Sâu đục cành: gây hại trên cành và hại quanh năm nên phải theo dõi à phòng trị, Rệp sáp: Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận của cây.

Các lọai bệnh:

  • Bệnh thán thư gây thối quả: Bệnh gây những đốm đen trên trái sau đó lan dần ra có thể làm thối quả hoặc làm chai thịt quả.
  • Bệnh thối quả do thu họach, vận chuyển không đúng kỹ thuật tạo xây xát.
  • Bệnh Bồ hóng: Bệnh gây các đám muội đen bám trên lá , thân, quả. Thường bệnh này hay đi kèm theo rệp sáp làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả.

Chú ý theo dõi các lọai sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trị kịp thời. Áp dụng triệt để các biện pháp IPM, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành phía trong tán tạo thông thóang . Có thể dùng các lọai thốc sinh học, thảo mộc để phun cho cây.

Hoạch và Bảo Quản

Đối với vú sữa từ khi đậu quả đến khi thu họach éo dài kỏang 180 – 200 ngày tùy theo giốg và mùa vụ. Cần tiến hành thu họach khi trái chín sinh lý trên cây tức là lúc quả phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống.

Khu thu họach nên thu cả cuống, lọai bỏ quả sâu bệnh, quả bị tổn thương, cho vào các thùng và có giấy lót tránh va chạm. Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển.

Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái. Khi chất trái vào thùng, vào giỏ…nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4-5 lớp /giỏ.

Tác dụng cây vú sữa

Hiện nay, Cây vú sữa là một trong số những cây được sử dụng làm cảnh, được đưa vào sử dụng cây công nghiệp, phục vụ cho các công trình, hệ sinh thái nhà ở, biệt thự, đường xá..để làm cảnh, tỏa bóng mát.

Những cây có kích thước nhỏ hơn sẽ được tạo dáng để trồng trong chậu làm cây bonsai trưng ở ban công, trước nhà, trong nhà…rất bắt mắt.

Đặc biệt, những cây vú sữa cổ thụ mang nhiều nét đẹp độc đáo, ấn tượng, năng suất quả tốt, là loại cây được rất nhiều gia chủ tìm kiếm để trồng cho khuôn viên sân vườn. 

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt quả vú sữa, có khoảng 67,2 Kcal, có nhiều vitamin như: vitamin A, B1, B2, B3 và vitamin C, giàu khoáng chất như: sắt, phốt pho, magiê và nhiều chất xơ, protein…cùng một số chất khác nữa. Qua đây, vú sữa ngoài tác dụng làm cảnh, một số bộ phận của vú sữa có thể sử dụng trong điều trị một số bệnh.

Ý nghĩa cây vú sữa trong phong thủy

Vú sữa là loài cây gắn liền với câu chuyện cổ tích ý nghĩa của dân tộc ta. Sự tích cây Vú sữa đã minh chứng sự hiện thân của tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng, luôn toát lên sự hiền hòa, ấm áp và đầy tình nghĩa. Cho nên, trong phong thủy, vú sữa là loài cây lành tính, thể hiện tình nghĩa sâu sắc, đem lại sự gắn kết trong gia đình.

Trên đây là chi tiết cách trồng và cách chăm sóc cây vú sữa, hy vọng đọc giả đã hiểu hơn về đặc điểm và đặc tính sinh trưởng của cây và tự trồng cũng như chăm sóc cây sai quả.

Bài viết liên quan

Cây thanh long: đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc

Thanh long là một trong những loại cây ăn quả phổ biến và đem đến giá...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi sai quả

Ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm cho sai quả

Mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) được biết đến không chỉ là một thứ quả...

Hướng dẫn cách trồng cây lựu & cách chăm sóc cây lựu ra trái

Cây lựu sẽ cho ra rất nhiều quả nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, bạn có thể...

Cây dưa gang tây: đặc điểm, thành phần và công dụng

Cây dưa gang tây được trồng trên giàn, thường dùng để lấy quả ăn sống,...

Cây bưởi: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây

Hiện nay, việc trồng cây bưởi được xem là một trào lưu cây kiểng mới ở nhiều...