Trong giới cây cảnh, sanh là loại cây nổi tiếng nhất và phổ biến nhất. Hầu như những người chơi cây cảnh, đặc biệt là bonsai đều từng chơi hoặc thấy cây sanh. Vậy ý nghĩa của cây sanh là gì? Tác dụng và cách chăm sóc cây sanh như thế nào?
Đặc điểm của cây sanh
Sanh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tập trung đông nhất ở Châu Á. Đây là loại cây thân gỗ và theo môi trường sinh thái mà cây xanh có kích thước khác nhau.
- Tên thường gọi: Cây sanh, cây gùa
- Tên khoa học: Ficus Benjamina L.
- Thuộc họ: Dâu tằm Moraceae
Chiều cao cây khi trồng trong chậu tối đa khoảng 1m, nhưng ở trong tự nhiên, cây có thể cao lên 30m. Thân cây có nhiều cành, rễ mọc từ thân và cành mọc ngang, khá dễ uốn tạo kiểu. Thân cây sần sùi, trên thân có nhiều u bướu nổi lên. Ở trên thân cây sanh có nhiều rễ phụ nhỏ, mảnh, mọc dài thả xuống đất.
Rễ cây có màu nâu, mọc theo chùm, cực dai và khó gãy. Phần cuống lá nối liền phần cành khá độc đáo. Lá cây có hình trái xoan, đầu nhọn. Mặt trên dưới của lá nhẵn, bóng, đường gân lá nhìn ở dưới rõ. Lá cây mọc nhiều, dày đặc và có nhiều tán.
Quả sanh mọc thành cặp, kết hợp thành nhiều chùm. Quả có màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín. Quả có hình tròn, nhỏ và nhiều màu sắc. Phủ ở ngoài vỏ là lông tơ trắng mịn. Quả sanh màu đen có nghĩa là sắp rụng, bên trong quả có hạt cứng, có thể đem đi trồng và phát triển thành cây thuận lợi. Sanh ra hoa và quả từ tháng 9 – 2 năm sau.
Công dụng của cây sanh
Cây Sanh có khả năng phát triển mạnh mẽ, dáng thế đẹp. Chúng dễ trồng, dễ chăm, tán lá dày và tỏa bóng rộng, ít rụng lá. Sắc xanh thu hút quanh năm nên thường được trồng làm cây bóng mát rất phổ biến ở mọi nơi từ đường phố, bệnh viện, công viên, nhà máy, sân vườn biệt thự….
Tán lá dày của cây giúp điều hòa không khí rất tốt, đem lại không khí trong lành, mát mẻ.
Ngoài ra tác dụng lớn nhất của cây là làm cây cảnh bonsai nghệ thuật có giá trị rất cao. Số lượng cây sanh bonsai ở nước ta chiếm phần lớn với nhiều cây nổi tiếng trị giá bạc tỷ. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, cây đồ sộ ngoài tự nhiên trở nên mượt mà, đủ các dáng thế với ý nghĩa sâu sắc. Cây sanh bonsai còn được sử dụng làm cây nội thất trang trí văn phòng làm việc, nhà ở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp vô cùng sang trọng và bề thế.
Ngoài ra, bệnh trên sanh rất ít và hầu như là không có nên cực kỳ dễ chăm sóc.
Ý nghĩa phong thủy của cây sanh
Với cành lá sum suê của sanh, nó tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc và mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Trong phong thủy, sanh không được trồng 1 cây trước nhà. Nó sẽ hút sạch dương khí của ngôi nhà, mang đến sự ảm đạm. Bạn nên trồng 2 – 3 cây quanh nhà để điều hòa không khí và tăng dương khí cho ngôi nhà, mang đến may mắn, tiền bạc cho gia chủ.
Bạn nên chăm chút, cắt tỉa sanh thường xuyên để cây bớt um tùm, che khuất tầm nhìn. Tán cây rộng cũng hút sạch dương khí của ngôi nhà, tác động xấu đến phong thủy.
Trong toàn bộ cây đều có nhựa mủ, acid cerotic, chất sáp, dân gian dùng cây này để chữa ứ huyết do bị thương….
Cách trồng và chăm sóc cây sanh
Cây sanh siêu khỏe, cực dễ trồng và dễ chăm. Cây có thể sống ở nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhất. Khi trồng cây dưới đất không cần phải chăm sóc, trồng trên chậu thì cần lưu ý:
- Ánh sáng: Cây có thể chịu được biên độ ánh sáng lớn, từ ánh sáng toàn phần gay gắn đến một phần bóng râm. Nhưng cây phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng chiếu tán xạ.
- Nhiệt độ: Sanh cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng tốt và chịu được cả lạnh. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì thế vào mùa mưa các chồi lá phát triển mạnh.
- Độ ẩm: Cây sanh ưa ẩm cao.
- Tưới nước: Cây chịu hạn tốt nhưng cũng chịu được úng ngập trong thời gian dài. Khi thiếu nước, khô hạn thì cây sinh trưởng chậm, có các lá vẩy bám lấy các mầm sinh trưởng trên thân hoặc ngọn cành và thân cây có các điểm lồi màu trắng.
- Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ít, hầu như không cần bón phân, trừ khi trong những giai đoạn muốn thân cây chịu khắc nghiệt, bền bỉ hơn thì bổ sung thêm lân và kali.
- Sâu bệnh thường gặp: cây sanh ít bị sâu bệnh.
- Trồng sanh tạo hình phải thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng: bấm ngọn, tỉa bỏ nhánh thừa, tưới ẩm để thân cây chóng to.
Trên đây là ý nghĩa của cây sanh và một số thông tin khác về cây sanh, Ngoctangarden.com hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...