Sứ là loài cây rất dễ trồng, có khả năng nhân giống nhanh, cho hoa đẹp và rất đa dạng từ màu sắc cho đến kích thước. Hiện nay, cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng với nhiều thế rất đẹp. Vậy trồng cây sứ trước nhà có tốt không? Cách trồng sứ thế nào?
Đặc điểm của cây sứ
Hoa sứ còn được gọi bằng tên khác là bông sứ, cây thuộc họ Apocynaceae. Nguồn gốc xuất xứ của cây là từ Mexico, Venezuela, và vùng Trung Mỹ. Sau này, hoa sứ đã được du nhập nhiều sang các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới và ngày càng trở nên phổ biến.
Đặc điểm chung của các giống sứ là loại cây bụi, thường xanh có thân cây mập mạp và mọng nước. Cây có gốc và bộ rễ lớn, phình to. Lá cây thuôn dài, phần đầu hơi tròn và mép xung quanh nhẵn. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám, tập trung chủ yếu ở đầu cành. Cây thường sớm rụng lá nhất là vào mùa lạnh.
Khi lá cây đã rụng gần hết, từ khoảng thời gian mùa xuân đến mùa hè, hoa sứ sẽ nở rộ. Hoa sứ gốc ban đầu thường có năm cánh mỏng tạo thành dạng phễu. Và chỉ có các loại màu cơ bản là trắng, hồng hoặc đỏ. Ngày nay, hoa sứ được lai tạo thành nhiều loại khác nhau, nên có đặc điểm mới là nhiều cánh kép và màu sắc cũng sặc sỡ hơn.
Trồng cây sứ trước nhà có tốt không? Có nên trồng trước nhà không?
Đây là loại cây ưa nắng và điều kiện thời tiết hanh khô, không ưa điều kiện môi trường lạnh giá hay ẩm ướt. Vì thế mà cây thích hợp trồng ở miền Nam Việt Nam thay vì trồng ở miền Bắc. Vì thế cây cũng không cần nhiều công chăm sóc, thích hợp điều kiện trồng ngoài trời.
Trong giới cây cảnh, đây được đánh giá là một trong những cây kiểng quý, khá đắt nên thường là thú chơi của những người giàu hơn. Cây được uốn thành những bonsai vô cùng đẹp mắt và thú vị. Hoa còn tỏa ra mùi thơm giúp giải tỏa căng thẳng.
Ý nghĩa hoa sứ trắng biểu tượng cho tình yêu giản dị, tinh khôi. Và tượng trưng cho sự khởi đầu mới đầy suôn sẻ và đạt được nhiều thành công. Thế nên cây thường được trồng để đem lại may mắn cho gia chủ.
Ý nghĩa hoa sứ đỏ là giúp cho gia chủ có công việc ngày càng thuận lợi, cuộc sống vui vẻ mang đến hồng phúc và phát đạt. Cây sứ được trưng bày ngày tết với hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn, Người ta còn quan niệm rằng, nếu cây sứ hoa nở càng nhiều thì càng giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, phát lộc.
Cây sứ cảnh được rất nhiều người ưa chuộng và có thể trồng ở nhiều vị trí, nhiều không gian khác nhau. Hoa sứ có thể trồng trong chậu để đặt trang trí ở sảnh công ty, hay trước cửa văn phòng để trang trí.
Vậy trồng cây sứ trước nhà có tốt không? Vốn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nên hãy đặt một chậu hoa sứ đẹp ở trước cửa nhà, trên ban công hay trong phòng khách đều được. Như vậy sẽ giúp cho không gian ngôi nhà bạn thêm nổi bật và ngập tràn hương hoa dịu nhẹ, cả gia chủ và khách đến nhà đều thấy dễ chịu. Nếu đặt cây trước cửa nhà thì chú ý không đặt ở chính giữa lối đi hay đặt theo hướng Tây, Tây Nam để tránh gặp phải những điềm xấu.
Bên cạnh trồng riêng trong chậu, cây còn được trồng kết hợp với hòn non bộ, nhiều loại cây cảnh, hoa cảnh khác làm tiểu cảnh sân vườn tạo điểm nhấn cho không gian sống xung quanh.
Cách trồng cây sứ
– Đất trồng:
Hỗn hợp đất trồng sẽ bao gồm: tro trấu hạt to (40%), bột dừa (20% – 30%), phân bò hoai bóp nhuyễn (10%), vỏ đậu phộng (10%), vỏ trấu tươi (10%), đảm bảo sao cho đất trồng thoát nước nhanh.
Ủ trong 15 ngày, cách 2 tháng bổ sung thêm Dynamic Lifter trên mặt chậu, xen kẽ với bánh dầu bột.
– Lượng nước tưới:
++ Nếu dùng nước giếng, phải đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay nhiễm phèn thì cây sứ mới phát triển tốt.
++ Nếu dùng nước máy thì phải để nước bên ngoài trước để chất clo trong nước bay hơi rồi mới đem tưới nước cho cây.
Lưu ý khi sử dụng bình phun để tưới, nước chỉ phủ trên bề mặt đất, không đủ cho cây nên cây sẽ bị rụng và vàng lá. Cần phải tưới trực tiếp vào gốc với lượng nước vừa đủ.
Cách trồng cây Hoa sứ ra hoa đẹp
Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành, trong đó phổ biến nhất là phương pháp giâm cành, trồng trong chậu phổ biến hơn so với trồng sân vườn vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc.
+ Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước.
+ Dùng đất trồng đổ khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
+ Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
+ Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên, đồng thời uốn sửa cây theo ý người chơi, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu và tưới đủ ẩm.
Qua phần chia sẻ “trồng cây sứ trước nhà có tốt không”, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại cây cảnh này.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
Top 9 cây để bàn làm việc cho người tuổi Kỷ Tỵ để đón may mắn, tài lộc, bình an
Với những người tuổi Kỷ Tỵ, việc chọn đúng loại cây sẽ giúp cân bằng...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...