Tên các loại cây xanh đô thị được trồng và không được trồng

4.3/5 - (6 bình chọn)

Cây xanh đô thị có vai trò hết sức quan trọng đến đời sống con người. Không những vậy, nó còn được mệnh danh là “lá phổi của thành phố” giúp lọc không khí, cải thiện cảnh quan đô thị và còn làm dịu cái nóng của mùa hè. Hãy cùng điểm danh tên các loại cây xanh đô thị phổ biến hiện nay.

tên các loại cây xanh đô thị

Danh sách tên các loại cây xanh đô thị được trồng và không được trồng

Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây xanh thân gỗ, thân cột (thân thảo thứ sinh), cây bụi thân gỗ; không xem xét đối với cây bụi nhỏ có hoa, cây thân thảo…và được dùng trong việc lập, thẩm định hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.

tên các loại cây xanh đô thị

Theo đó, 23 loại cây xanh khuyến khích trồng gồm: Lim xẹt (Lim sét, phượng vàng); Lộc vừng (Chiếc, Mưng); Bằng lăng tím; Giáng hương (Sưa vườn); Hoàng hậu (Móng bò tím); Muồng tím (Muồng ngủ, Me tây); Muồng hoàng yến (Osaka vàng); Ngọc lan trắng; Hồng lộc; Muồng hoa vàng; Phi lao (Dương liễu); Dầu rái; Lát hoa; Sấu; Tử vi (Tường vi); Cau trắng; Cau bụng; Cọ Mỹ; Cọ Dầu; Cọ xẻ; Mù u; Nho biển; Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng); Me; Nhội.

39 loại cây xanh thuộc loại hạn chế trồng: Bàng Đài loan (Bàng lá nhỏ); Bàng ta; Bàng vuông (Chiếc bàng, Thuốc cá); Sò đo cam (Hồng kỳ, Chuông đỏ); Muồng hoa đào; Đào đậu (Anh đào giả, Đỗ Mai); Muồng đen (Muồng xiêm); Osaka đỏ (Vông mào gà); Dừa; Tra làm chiếu; Bách tán (Tùng bách tán); Hoàng nam (Huyền diệp); Sứ các loại; Sa kê (Xa kê, cây bánh mì); Chuông vàng; Long não; Phượng vỹ; Chẹo (Nhạc ngựa, Dái ngựa); Sao đen; Xà cừ; Đa gáo; Sa la (Tha la, Vô ưu, Đầu lân, Hàm rồng); Tếch; Vối; Hồng diệp (Lôi khoai, Lim lá thắm); Lim xanh; Sến hồng (Sến trung); Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa); Mỡ; Kơ nia; Xá xị (Vù hương, Rè hương, Gù hương); Gõ mật; Đa, Đề, Sung Si, Sanh, Sộp; Muồng trắng (Bồ kết tây); Sữa (Mò cua); Viết; Các loài cây ăn quả có rễ ăn sâu, chống chịu được gió bão (Mít, Vú sữa, Nhãn…); Bạch đàn các loại; Keo các loại.

9 loại cấm trồng gồm: Cô ca cảnh; Đùng đình (Đủng đỉnh); Gòn; Lòng mức các loại (Thừng mức); Me keo; Thông thiên; Trúc đào; Trứng cá; Vông đồng (Bả đậu). Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây có độc tố, chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hiểm cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt… làm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe con người và vệ sinh môi trường).

Tên các loại cây xanh đô thị và đặc điểm của cây

1. Cây sao đen

Cây sao đen là một loại cây thân gỗ dài thẳng, ưa sáng. Cây cao tối đa 30m, rễ cọc, ăn sâu xuống lòng đất. Màu lá rất đẹp và ít rụng có đủ bóng mát rất thích hợp để trồng trong công viên. Cây sao đen có nét đặc biệt ở quả có cánh, khi già rơi xuống chư chiếc chong chóng rất đẹp.

Hoa sao đen khá nhỏ, mọc ra từ nách lá. Nhiều hoa tập hợp lại thành chùm hình chùy, màu trắng đẹp mắt, không những vậy còn có mùi hương dễ chịu. Về đặc tính sống, sao đen có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa nước, chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém, sống tốt trong điều kiện khắc nghiệt, dễ chăm sóc.

2. Cây hoa sữa

Là một loại cây trồng công viên có thân cao trung bình từ 10-20m nhiều tầng, hoa có mùi đặc trưng nhưng cũng hơi nồng và thường đượm mùi về đêm. Hoa sẽ thường sẽ mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn cây. Cây cho tán lá rộng vì vậy rất thích hợp trồng ở công viên.

Cây rất dễ trồng, ưu sáng, tốc độ phát triển nhanh, có lá quanh năm và chịu được mọi hoàn cảnh sống khác nhau. Với những nơi đất nghèo dinh dưỡng cây cũng cằn cỗi, với những nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng cây phát triển và khá cao. Song ở những vỉa hè, đô thị người trồng thường khống chế độ cao và tạo tán cho cây để che mát.

3. Cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ có thân gỗ lớn, tán lá rộng, cao khoảng 10 – 20m. Lá cây dạng lá phức, kép lông chim 2 lần. Cây có tán lá rộng, do đó, cây rất phù hợp để trồng ở công viên tạo bóng mát. Ngoài được trồng ở công viên, cây phượng vĩ được trồng nhiều nhất ở trường học. Đến mùa hè hoa nở rất đẹp với màu sắc đỏ rực rỡ mang lại một khoảng trời tươi tắn và làm bừng sáng không gian xung quanh.

Cây Phượng Vĩ có tốc độ sinh trưởng rất nhanh chóng, là loại cây đặc trưng cho mùa hè nên chúng có khả năng chịu hạn rất tốt, cây vô cùng dễ sống. Chúng chỉ cần ánh sáng, ngoài ra vẫn có thể phát triển trên đa dạng thời tiết và khí hậu.

Cây thích hợp với các vùng đất có nhiều dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây Phượng vô cùng dễ trồng nên cây vân có thể sống được trong các điều kiện khô hạn và đất mặn. Cành cây Phượng khá giòn và dễ gãy nên cần được chăm sóc và bảo vệ.

4. Cây lim sét

Nhắc đến các loại cây xanh trồng trong công viên thì không thể nào bỏ qua cây lim sét. Đây là cây thân gỗ thuộc loài cây trung mộc, có chiều cao khoảng 20 – 30m. Lá của cây là dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn. Hoa của cây thường được mọc ở đầu ngọn cây bao gồm có 5 cánh.

Thật chất cây lim xẹt rất dễ trồng và phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Là loại cây nhiệt đới điển hình chúng không kén chọn loại đất trồng mà có thể sinh sôi nảy nở tốt trên nhiều loại đất khô, chua và chịu được nhiều khắc nghiệt của thời tiết như nắng nóng, khô hạn. Tuy cây lim xẹt khá dễ tính trong việc trồng cây , chúng tôi khuyên bạn cũng nên đầu tư trồng trên đất giàu dinh dưỡng để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất có thể.

5. Cây sò đo cam

Cây Sò đo cam là cây gỗ lớn có chiều cao từ 15 – 20 mét, cây phát triển nhanh, thân cây có màu xám nâu, khá nhẵn, lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá dài, to có gân nổi rõ, màu xanh bóng, mặt dưới có màu trắng bụi.

Cây có hoa lớn, màu cam sặc sỡ, hoa có hình ống, uốn ra ngoài, cánh hoa mỏng và nhăn gợn sóng rất hấp dẫn, hoa  mọc theo chùm. Các cành nhánh của cây tập trung trên đầu cành và ngọn cây nên cây thường có tán tròn và bắt mắt. Cây có dạng quả nang, trong quả có rất nhiều hạt dẹt và có cánh, thân cây có màu xám nâu.

Cây thích ứng nhanh với môi trường sống và có thể thích nghi trên đất mặn ít, đất cằn cỗi, tuy nhiên để cây phát triển nhanh và đẹp nhất trước khi trồng cần lựa chọn loại đất trồng tốt, cây ít bị sâu bệnh, nhưng để đảm bảo cần thường xuyên kiểm tra sự phát triển của cây.

6. Cây liễu rũ

Cây liễu rủ là một loại cây có dạng thân gỗ. Là loài cây thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 3 – 15m và có xuất xứ từ Trung Quốc. Lá liễu thuôn dài, mềm mại và mọc so le nhau trên cùng một cành. Cây liễu rủ tạo nhiều bóng mát và tạo view rất đẹp, do đó, nó rất phù hợp trồng trong công viên.

7. Cây sanh

Cây sanh cũng khá là quen thuộc với mọi người. Đây là cây trồng trong công viên có thân gỗ, có chiều cao từ 15-20m, trong điều kiện tự nhiên cây có thể đạt chiều cao đến 30m. Cành nhánh cây sanh nhiều, cho lá hình trái xoan, màu xanh đậm. Bên cạnh đó, khi trồng, cây cũng góp phần làm sạch không khí mang lại không khí trong lành cho môi trường sống.

8. Cây móng bò

Cây móng bò tím là cây trồng công viên thân gỗ với chiều cao tùy theo từng giống. Lá cây xanh tốt, cây cao to, tán lá rộng. Không những thế, loại cây này có sức sống khỏe, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho hoa nở quanh năm.

Cây móng bò có màu hoa rất đẹp và khá bắt mắt. Hoa có hình dạng độc đáo với nhiều màu như tím, trắng, tím sọc. Cũng nhờ thế mà khi trồng trong công viên không những cho bóng mát mà còn giúp công viên có thêm một sắc màu mới.

9. Cây bằng lăng

Cây có tên gọi khác lá bằng lăng nước, bằng lăng tím, bằng lăng ổi. Là loại cây gỗ lớn cao trung bình từ 10 – 20 m, thân gỗ có đường kính từ 20 – 35cm, thẳng và nhẵn. Cây bằng lăng đặc trưng với những tán lá tròn, rộng và thường xanh quanh năm. Hoa của bằng lăng có màu tím đậm hoặc tím nhạt và thường mọc thành từng chùm trên đầu mỗi cành rất đẹp. Bên cạnh đó, tán lá cây rộng, có bóng mát tốt nên rất thích hợp trồng ở công viên.

10. Cây ngọc lan

Cây ngọc lan còn được gọi là cây Mộc lan, Sứ. Ngọc lan là tên gọi chung cho một số loại trong chi Ngọc lan – Michelia, thuộc họ thực vật Ngọc lan – Magnoliaceae. Chi Ngọc lan gồm 50 loài khác nhau, tuy nhiên, ở Việt nam có khoảng 20 loài trong đó có 5 loài được trồng phổ biến khắp cả nước vì hoa thơm.

Cây ngọc lan có chiều cao trung bình từ 10 – 20m. Hoa của cây màu trắng, ngoài công viên cây còn được trồng ở các chùa chiền, trường học,… Bên cạnh đó, hoa ngọc lan còn được tượng trưng cho sự linh thiêng và tinh khiết; vì thế nó được dùng để thờ cúng trong các ngày lễ, rằm…

11. Cây muồng hoàng yến

Cây muồng hoàng yến hay thường được gọi là muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp vàng. Đây là cây trồng trong công viên được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cây thuộc cây thân gỗ hoa đẹp có mùi thơm nên được lựa chọn trồng làm cây bóng mát cũng như làm đẹp cảnh quan tại các đường phố, khu đô thị, công viên,…

Muồng hoàng yến hay còn gọi là cây Osaka vàng. Đây là cây thuộc loại cây thân gỗ tầm trung, nhiều cành nhánh, thường rụng lá vào mùa đông. Chiều cao của cây thường nằm trong khoảng 2 – 20m. Hoa của cây màu vàng rất sặc sỡ.

12. Cây lộc vừng

Lộc vừng thuộc loài thân gỗ, rễ khá to, xù xì, nổi những đường ngoằn ngoèo. Đường kính thân lớn, trung bình 30 – 40 cm ở cây trưởng thành. Với những cây lộc vừng cổ thụ có tuổi đời cao, thân cây to bằng một vòng ôm của người lớn.

lộc vừng đỏ

Hoa nở thành chùm màu đỏ tươi dài hướng xuống đất. Điểm xuyến thêm một vài sợi rua màu vàng hệt như những chuỗi ngọc ruby đỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời thật thích mắt. Ngoài công viên, cây còn thường được trồng ở các trường học hoặc làm cây cảnh trong nhà.

13. Cây viết trồng

Cây Viết là cây trồng trong công viên thường được gọi là Viết, sến xanh hay sến cát. Tên khoa học là Mimusops elengi, thuộc họ thực vật Sapotaceae – Sến, tên tiếng anh là Asian bulletwoot hay Red coondoo. Có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới. Cây sinh trưởng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Cây Viết thuộc loại thực vật thân gỗ thường xanh, có chiều cao từ  10-20m, đường kính thân đạt 50cm, vỏ ngoài có màu xám nâu, thịt vỏ có màu đỏ hồng, vỏ thân có chất nhầy, thân có nhựa mủ trắng, cành nhánh nhiều tán lá sum suê. Hoa viết nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm ngắn ở nách lá trông tựa như hoa của cây trứng gà, có hương thơm thoang thoảng.

14. Cây tùng tháp

Có hình dáng như những chiếc tháp, cây có giá trị về mặt thẩm mỹ cao. Cây có dạng sống kiểu bụi nên thường được trồng nhiều cây cùng nhau thành hàng giống như những người lính trấn giữ biên cương. Lá kim, cây có thể cao đến 25m. Đường kính thân 60 cm; vỏ nâu xám hoặc nâu đỏ, xù xì, nứt dọc thành những đường ngoằn ngoèo.

Bên cạnh đó, cây tùng tháp có cành nhỏ tròn hay hơi vuông, vỏ màu đỏ nhạt. Lá non hình kim, đầu nhọn, màu xanh mốc, lá già dạng vẩy giữa lưng có tuyến bầu dục. Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á, Bắc Âu (Nga, Nhật, Trung Quốc). Ở Việt Nam, cây tùng tháp được trồng phổ biến ở khu vực miền bắc.

15. Cây tường vi

Tường vi (danh pháp khoa học:Rosa multiflora, hoặc Lagerstroemia indica Linn) hay còn có nhiều tên gọi khác như tầm xuân nhiều hoa, dã tường vi, tường vi Nhật, hồng nhiều hoa. Đây là loài thực vật có hoa trong họ hoa hồng.

Tường vi là loài hoa hồng bản địa của Đông Á. Loài này xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và ở Việt Nam, hoa được trồng ở Hà Nội và Đà Lạt là chủ yếu. Cây tường vi là loại cây bụi cao 1–2 m, có hoa màu đỏ nở thành chùm tạo màu sắc rất rực rỡ.

16. Cây xà cừ

Xà cừ có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu khô hạn, và chịu rét tốt, được trồng nhiều trên các đường phố đô thị, công viên, trường học bởi có rất nhiều công dụng như làm trong lành môi trường, mang lại bóng mát, cải tạo được môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu sức nóng của toàn cầu, và khói bụi của đường phố, xe cộ.

Ngoài ra cây còn là cây xanh đô thị  tạo vẻ đẹp cho không gian, môi trường xung quanh. Vì là cây gỗ lâu năm nên cây xà cừ được trồng để lấy gỗ mang lại lợi ích kinh tế cao, gỗ của xà cừ có thể sử dụng trong làm ghế, giường, đóng tàu và một số đồ dùng bằng gỗ khác. 

17. Cây sấu

Cây sấu là cây thân gỗ sống lâu năm, nó có thể sống được hơn 1000 năm tuổi. Mỗi cây có chiều cao trung bình từ 25-30 m. Thân sấu có màu xám đen, sần sùi và cao, có tán rộng và thưa. Đây là loài cây có rễ cọc, chắc chắn, chịu mưa bão tốt.

Đây là loại cây xanh đô thị mang lại nhiều vai trò, vừa là cây che bóng mát trên đường đô thị, vừa là cây công trình tạo cảnh quan cho khu dân cư, công viên, trường học,…Ngoài ra cây sấu còn cung cấp quả ăn được, tạo nên hương vị thơm ngon cho bữa ăn của mỗi gia đình như món vịt om sấu, rau muống luộc sấu hay các món ô mai, mứt rất là ngon miệng và dễ ăn. 

18. Cây cọ dầu

Cọ dầu là loài cây thân cột, chiều cao của nó khoảng 20 cm và có nhiều vòng sẹo tạo thành cho lá rụng để lại. Lá cây có dạng hình lông chim, dài 3-5 m, màu xanh đậm, có gai. Hoa mọc thành từng cụm dày, tập trung ở đầu ngọn cây. Đây là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng.

Đây là loại cây xanh đô thị có dáng đẹp nên được trồng làm cảnh ở giữa đường hai chiều hoặc ở công viên, các công ty lớn,…Cọ dầu có tác dụng tạo cảnh quan cho các biệt thự, tòa nhà, thành phố; tạo bóng mát; tạo dải phân cách đường phố và còn lọc không khí bụi bẩn ở các đô thị. Ngoài ra cây cọ dầu còn mang lại giá trị kinh tế nhờ thân, quả làm nguyên liệu sản xuất dầu, xà phòng,…

Cây cọ không những là một cây xanh đô thị mà nó còn có ý nghĩa phong thủy, được xem là đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Người xưa quan niệm rằng trồng cây cọ trong cổng nhà hoặc hai bên hiên nhà thì gia chủ sẽ luôn gặp tài lộc, làm ăn may mắn.

Trên đây là danh sách tên các loại cây xanh đô thị được trồng, hạn chế trồng và cấm trồng. Hy vọng đã mang đến những thông tin thú vị cho độc giả.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...