Cây móng bò thoạt nghe tên thì xa lạ nhưng thực ra nó chính là cây hoa ban mọc nhiều ở các vùng Tây Bắc nước ta. Không chỉ là một loài hoa đẹp nức lòng, phổ biến mà cây móng bò còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Đặc điểm cây móng bò
Cây hoa móng bò còn có tên gọi khác là cây Hoa ban, cây Hoa hậu. Có tên khoa học là Bauhinia Variegata L, tên tiếng Anh là Camel’s foot ( bàn chân lạc đà). Thuộc chi Bauhinia, phân họ Vang (Caesalpinioideae), họ đậu ( Fabaceae).
- Cây Móng bò có tên gọi khác là Cây Hoàng hậu, hoa lan tím, Móng bò tím.
- Tên Tiếng anh: Orchid tree, butterfly tree, tapak kudakekapur.
- Tên khoa học là: Bauhinia purpurea Linn.
- Họ thực vật: Fabaceae (Họ Đậu).
Cây hoa móng bò thuộc loài cây thân gỗ không sần sùi, chiều cao có thể phát triển tối đa lên đến 15m. Lá cây có đặc điểm là có màu xanh nhạt, mặt trên nhẵn mịn, mặt dưới có một lớp lông tơ phủ kín. Lá còn có nhiều đường gân, cuống lá dài khoảng 2cm, xẻ thùy ngang ở cuống.
Hoa móng bò đặc trưng là mọc thành chùm, treo lửng lơ rũ xuống đất tạo ra một vẻ đẹp đầy độc đáo. Mỗi hoa có đến 5 – 6 nhị, 5 đài hoa. Hoa có mùi thơm rất dễ chịu. Phần cánh hoa giống như một cái thìa, bông màu trắng, lâu dần chuyển sang màu hồng rồi màu tím. Trên hoa sẽ có những đường kẻ sọc dài khoảng 5cm. Có 2 loại hoa móng bò là móng bò tím và móng bò sọc.
Tác dụng của hoa móng bò
Như đã nói ở trên, cây móng bò là một loài cây hoa tươi đẹp có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các con đường, tuyến phố, đặc biệt là ở đô thị.
Ngoài ra, do cây móng bò là loại cây hoa thân gỗ, có tán lá khá rộng, do vậy ngoài công dụng làm đẹp chúng còn có thể giúp mang lại bóng mát cho các con đường tuyến phố đó vào những ngày nắng oi ả.
Gốc cây móng bò hay còn gọi là hoa ban tím chính là một chỗ dừng chân lý tưởng nhất để nghỉ ngơi khi mệt mỏi, là chỗ che nắng che mưa tuyệt vời cho những người đi đường.
Ngoài tác dụng làm cảnh quan, cây hoa móng bò còn có rất nhiều tác dụng về dược học và thực phẩm khác, cụ thể đó là:
- Người ta còn sử dụng nụ hoa móng bò phơi khô đem pha với nước sôi uống để điều trị những vấn đề về tiêu hóa. Còn nếu đem sắc lấy nước uống thì còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, phổi và đường hô hấp như viêm phế nhiệt, viêm phế quản…
- Lá cây hoa móng bò cũng có tác dụng tương tự, đem lá phơi khô sắc thuốc uống có khả năng bổ phổi, giảm ho, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, bí tiểu…
- Thân móng bò có thành phần chứa chất tanin trong vỏ nên có tác dụng giảm độc tố khi bị rắn cắn, cầm máu, thái nhỏ giã lấy cốt sẽ trị bệnh lỵ amip.
- Hần nước ép từ vỏ tươi còn có công dụng trị sán ở trẻ em, bột làm từ thân có tác dụng làm lành vết thương, hạn chế chứng lở loét.
- Rễ móng bò nếu đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ, khi nào bị khó tiêu, đau dạ dày hay viêm ruột thì đem sắc nước uống sẽ có tác dụng giảm đau, thậm chí có thể trị được dứt điểm.
- Đây cũng là một loại thảo dược tốt dành cho những người bị bệnh trĩ.
Để sử dụng cây hoa móng bò là dược phẩm bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đông y.
Cách trồng và chăm sóc cây móng bò
Cây Móng bò rất dễ trồng, cây ưa sáng đến bóng râm bán phần, không kén chọn đất trồng, thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau như đất thịt, đất đen, đất thịt pha sét,…
- Nước tưới: Lúc cây còn nhỏ hoặc cây vừa trồng xuống nên tưới giữ ẩm thường xuyên.
- Phân bón: Định kỳ 2-3 tháng bón phân cho cây móng bò một lần, dùng các loại phân hữu cơ vi sinh kết hợp với các loại phân NPK bón gốc giúp cây nhanh phát triển.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Cây móng bò có tính chống chịu sâu bệnh khá tốt. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi có thể phát sinh một số loại sâu bệnh như: Sâu đục thân, rệp sáp tấn công gây hại, dùng: Sairifos, Vifuran,…
- Phòng trừ sâu bệnh: Cần sử dụng một số loại thuốc diệt sâu bệnh với lượng dùng vừa đủ nếu phát hiện sâu bệnh, hoặc có thể cắt tỉa trực tiếp cành bệnh để tránh lây lan.
Vườn cây Ngọc Tân đã chia sẻ một số thông tin về cây móng bò, hy vọng đã cung cấp nhiều kiến thức thú vị cho đọc giả!
Bài viết liên quan
Cây trầu bà thủy sinh: cách trồng và chăm sóc giúp cây xanh mướt quanh năm
Cây trầu bà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà còn là...
Trầu bà đế vương xanh: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây trầu bà đế vương xanh không chỉ khiến không gian thêm phần sinh động...
Trầu bà đế vương đỏ: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc
Là biểu tượng của quyền lực, may mắn và sức khỏe Trầu Bà Đế Vương...
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...