【Khám phá】Sự tích hoa nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp

4/5 - (2 bình chọn)

Đối với người Hy Lạp, hoa nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng đồng thời là sự thanh rửa, sự chữa lành bệnh tật. Bạn có biết vì sao loài hoa này lại tượng trưng cho những điều đó không? Hãy cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu về sự tích hoa nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp nhé!

Thần Aponlong (apollo)

Theo thần thoại Hy Lạp, Aponlong (apollo) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật, thường được biết đến dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần là con ngoại hôn của thần Zeus và nữ thần Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis.

Thần Aponlong (apollo)

Apollo là vị thần có khả năng chi phối mọi bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, những người khai hoang, y học, việc chữa bệnh, thuật bắn cung, tiên tri,  thơ ca, nhảy múa, lý trí, sức mạnh, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi.

Sự tích hoa nguyệt quế

Chuyện kể rằng từ lúc Apônlông bắn mũi tên cuối cùng, giết chết con mãng xà Pitông. Khi đó Apônlông vô cùng kiêu hãnh, chạy băng tới trèo lên lưng Pitông, đứng hiên ngang trên thân hình của nó, giơ cao cây cung bạc, hét lên những tiếng sung sướng: “Chiến thắng rồi!”, “Pitông chết rồi!”… “Chiến thắng rồi!”, “Pitông chết rồi!”. 

Bỗng nhiên Apônlông nhìn thấy một chú bé, có đôi cánh vàng, đeo một ống tên vàng, tay cầm cung, đang đi tới. Chú bé có thân hình thon thả, ngước nhìn Apônlông với vẻ mặt điềm tĩnh làm cho Apônlông cảm thấy bị xúc phạm. Apônlông nở một nụ cười và hỏi chú bé với một giọng coi thường:

– Này chú bé kia! Mi biết bắn cung cơ à? Thế mà phải đợi đến ngày hôm nay con mãng xà Pitông mới chết thì ta không hiểu mi cầm cung và đeo ống tên để làm gì? Thôi tốt hơn hết là hãy đưa cho ta ống tên vàng ấy để ta lập thêm những chiến công vinh quang hơn nữa. Ống tên trong tay mi thật vô dụng. 

Chú bé cực kỳ tức giận, đáp lại lời Apônlông:

– Hỡi thần Apônlông vĩ đại! Xin chớ xem thường những mũi tên của ta. Ta sẽ bắn trúng nhà ngươi cho mà xem! Dù nhà ngươi có tài giỏi đến đâu đi nữa cũng không sao tránh khỏi mũi tên vàng của ta. 

Nói xong, chú bé vỗ cánh bay đi để mặc Apônlông ở đó. Chú bé đó là ai mà lại coi thường Apônlông như thế? Đó chính là thần Tình yêu Erôt – Erôt mà Apônlông không biết. 

Erôt bay lên đỉnh núi Parnax cao, chọn vị trí thuận lợi rồi chàng lấy từ sau lưng ra một mũi tên “Mũi tên khơi dậy tình yêu” lắp vào cây cung và bắn đi. Chàng truyền cho mũi tên của mình, mũi tên vô hình đối với những người bị bắn, bay đến trái tim Apônlông. Apônlông đã bị trúng tên mà không hay biết gì. 

thần Tình yêu Erôt - Erôt

Thêm vào đó, Erôt lại lấy từ sau lưng ra một mũi tên khác, “Mũi tên giết chết tình yêu” bắn đi, bay đến trái tim tiên nữ Đaphnê, con gái của vị thần Sông Pênê (Pénée). Và nỗi bất hạnh bắt nguồn từ hai mũi tên vô hình đó của Erôt. 

Một buổi sớm kia như thường lệ, Apônlông cùng cây cung bạc vào rừng săn bắn. Khu rừng này thường có các tiên nữ Nanhphơ con của Pênê, thường vào rừng vui chơi, săn bắt thú vật. Apônlông đã nhìn thấy Đaphnê khi nàng đang hái hoa. Nàng là một tiên nữ xinh đẹp, một vẻ đẹp hiền hòa như những bông hoa rừng nàng đang hái. Từ trái tim chàng dâng lên một niềm xúc động và khát khao được bày tỏ tình cảm với nàng tiên nữ Nanhphơ Đaphnê. Apônlông đã tiến đến gần nàng.

Một tiếng động do bước chân của Apônlông giẫm trên thảm lá rừng khiến Đaphnê giật mình và quay lại nhìn. Khi nhìn thấy Apônlông là nàng vứt vội bó hoa xuống đất, cắm đầu chạy, chạy thật nhanh như bị ai đang duổi. Mũi tên vô hình của chú bé Êrôt đã giết chết những xúc động và thèm khát ái ân trong trái tim Đaphnê. Apônlông chạy theo và gọi:

– Hỡi tiên nữ xinh đẹp! Hãy dừng lại, dừng lại! Đừng sợ! Ta không phải là một tên chăn chiên thô bạo hay là kẻ thù của nàng đâu! 

Nhưng càng gọi, Đaphnê càng chạy, Apônlông càng ra sức đuổi theo và ra sức kêu gọi:

– Đừng chạy! Đừng chạy nữa! Ta là Apônlông, người con trai vinh quang của thần Dớt đây! Ta yêu nàng! Ta yêu nàng! Đứng lại! Đừng chạy nữa! 

Sự tích hoa nguyệt quế

Nhưng Đaphnê vẫn cứ chạy và Apônlông lại ra sức đuổi theo. Apônlông đuổi theo cùng sức mạnh của trái tim nồng nhiệt còn Đaphnê chạy với nỗi sợ hãi của một trái tim đã tắt ngấm mất ngọn lửa của hạnh phúc lứa đôi. Apônlông đuổi ngày càng gần Đaphnê. Nàng vội kêu lên:

– Cha ơi! Cha ơi! Cứu con với, cứu con với! Mau lên, mau lên! Không có con bị bắt bây giờ! Nàng vừa nói dứt lời bỗng nhiên rùng mình một cái, đại chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả hai tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng ngắc. Toàn thân nàng tiên nữ biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc của nàng biến thành những lá cây. 

Sự tích hoa nguyệt quế

Apônlông chạy đến nơi thì thấy nàng trinh nữ xinh đẹp Đaphnê đã biến thành một cây nguyệt quế xanh tươi, tự nhiên như đã có lên từ ngàn xưa và từ ngàn xưa vốn tự nhiên và xanh tươi như vậy. Apônlông đứng sững sờ và ngơ ngác trước màn biến hóa quá nhanh. Chàng đứng hồi lâu rồi đưa tay vuốt ve trên cành lá của cây, buồn rầu nói:

– Hỡi người thiếu nữ xinh đẹp nhất trong đám tiên nữ Nanhphơ. Ta có ngờ đâu tình yêu chân thành và nồng thắm của ta lại gây ra nông nỗi này. Vì ta mà nàng đã mất đi cuộc sống của một tiên nữ xinh đẹp và vô vàn hạnh phúc. Thôi được, từ nay trở đi nàng sẽ là người bạn đường thân thiết của thần Apônlông này. Từ nay trở đi chỉ những ai chiến thắng trong các cuộc tranh tài đua sức thì mới được vinh dự đội vòng lá nguyệt quế lên đầu. Apônlông và cây nguyệt quế là vinh quang của chiến thắng, chỉ giành cho chiến thắng mà thôi. Ta chúc em mãi mãi xanh tươi.

Sự tích hoa nguyệt quế

Cây nguyệt quế run lên xào xạc và chỉ có thần Apônlông mới hiểu được tiếng nói của cây. Người Hy Lạp xưa kia coi cây nguyệt quế là biểu tượng cho ánh sáng, sự tẩy rửa, sự chữa lành bệnh tật. Cây nguyệt quế được dành riêng cho việc thờ cúng Apollon và được trồng ở khu vực đền thờ Apollon ở Delphes.

Thần Apollo là vị thần dũng mãnh, cai quản hầu hết thế gian, nên trong các kỳ thi đua tranh tài, người ta làm theo “kiểu mẫu” vòng hoa Nguyệt Quế trên đầu ngài và đã tạo ra vòng hoa tặng cho người thắng cuộc. Từ đó “vòng Nguyệt Quế” tượng trưng cho sự thành công, sự chiến thắng, danh tiếng cũng như uy quyền. Vì thế mà, Caesar của Roma và đại đế Napoleon của Pháp đều đội vương miện hình vòng Nguyệt Quế khi tại vị.

Hoa nguyệt quế ngay nay

Ngày nay, cây Nguyệt Quế (hay cây hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt Nguyệt,…) là loài hoa rất phổ biến trên thế giới, vì chúng vừa có hương ngọt ngào vừa có nhiều màu sắc đẹp mắt. Hoa có nhiều màu sắc như: màu phấn hồng, màu trắng, màu hồng đào, màu mận chín, … 

cach-trong-cay-nguyet-que

Theo thống kê, hiện nay Nguyệt Quế có hơn 20.000 loài và được cho là một trong 10 loài hoa nổi tiếng đối với người Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một số loài như Nguyệt Quế lá nhỏ thường đựợc trồng để trang trí làm cảnh.

Người ta đã phân tích thành phần hóa học có trong nguyệt quế như hạt chứa 30% dầu; lá chứa tinh dầu mà thành phần chính là ceniol, geraniol, pinen. Quả nguyệt quế cũng thấy chứa tinh dầu.

Đây chính là sự tích hoa nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp, sự tích này giải thích cho ý nghĩa của hoa nguyệt quế và vì sao nguyệt quế gắn liền với sự chiến thắng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài hoa cao quý này.

Bài viết liên quan

12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc

Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...

9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...