Trong những năm gần đây, phương pháp trồng rau thủy canh được rất nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh nông nghiệp áp dụng để cung cấp nguồn rau sạch cho người dân. Phương pháp này có nhiều mô hình, trong đó chúng ta có thể kể đến 4 mô hình trồng rau thủy canh tiêu biểu nhất hiện nay đó là: khí canh, tưới nhỏ giọt trên nền giá thể, thủy canh tĩnh và thủy canh hồi lưu.
Mỗi một mô hình trồng rau thủy canh khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm không giống nhau. Để tìm ra sự khác biệt, hãy cùng chúng tôi khám phá 4 mô hình trồng rau này thôi nào!
1. Khí canh
Mô hình khí canh là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, khí canh là mô hình trồng rau thủy canh dùng hơi sương để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bằng khí, rễ cây cần phải đặt trong không khí, trong không gian tối và đảm bảo kín.
Mô hình khí canh có 2 loại, đó là khí canh trụ đứng và khí canh sàn ngang.
Ưu điểm của mô hình khí canh
Ưu điểm lớn nhất của mô hình trồng rau khí canh đó là cho năng suất cao hơn, chất lượng rau tốt hơn so với các loại mô hình thủy canh khác. Bên cạnh đó, môi trường khí canh còn cung cấp một lượng lớn oxy cho rễ cây nên rau trồng bằng khí canh có sức đề kháng tốt hơn, đảm bảo không bị sâu bệnh làm hại.
Ngoài ra, mô hình trồng rau khí canh còn giúp tiết kiệm diện tích, chứa ít nước nên khá nhẹ nhàng, rất phù hợp với nhà ở đô thị.
Nhược điểm của mô hình khí canh
Nhược điểm của mô hình trồng rau khí canh là chi phí ban đầu cao, không thể trồng nhiều loại cây trên 1 trụ, mô hình phức tạp, cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cây thường xuyên và liên tục, công nghệ vẫn chưa thực sự hoàn thiện,… Vì vậy, mô hình này không thực sự phù hợp với những người chưa có kinh nghiệm trồng rau bằng phương pháp thủy canh.
2. Tưới nhỏ giọt trên nền giá thể
Tưới nhỏ giọt trên nền giá thể là gì?
Tưới nhỏ giọt trên nền giá thể là cách tưới dung dịch dinh dưỡng cho cây bằng cách nhỏ giọt trực tiếp lên rễ cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Để có thể thực hiện thành công mô hình này, bạn phải đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị (ống nhỏ giọt, hệ thống lọc nước, hệ thống tưới nước tự động,…), đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, đáp ứng được tất cả các điều kiện khắt khe nhất.
Về ưu điểm
- Phương pháp tưới nhỏ giọt trên giá thể giúp tiết kiệm nước và dung dịch thủy canh tối đa
- Giúp tiết kiệm công sức chăm sóc cây với hệ thống tưới tự động
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng rau
- Đảm bảo không bị xói mòn giá thể
Về nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, mô hình trồng rau thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Chỉ tưới nước, dung dịch cho rễ cây mà không thể làm mát cho cây trong điều kiện thời tiết nắng nóng
- Chi phí đầu tư trang thiết bị khá lớn
- Hệ thống tưới nước tự động dễ bị hư hỏng, tắc nghẽn
3. Mô hình trồng rau thủy canh tĩnh
Trồng rau thủy canh tĩnh là gì?
Trồng rau thủy canh tĩnh được hiểu là phương pháp trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc các khay nhựa chuyên dụng. Phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề như: không có đất vẫn có thể trồng cây, tiết kiệm không gian trồng cây, cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng,… Trên thực tế, mô hình phù hợp và rất phổ biến ở nhiều gia đình Việt Nam.
Về ưu điểm
Mô hình trồng rau thủy canh tĩnh có những ưu điểm vượt trội như:
- Giúp tiết kiệm chi phí, công sức chăm sóc cây trồng
- Cho năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo sạch và chất lượng
- Ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa nên có thể trồng rau quanh năm với sự đa dạng của các loại rau
- Ít sâu bệnh
Về nhược điểm
Điểm hạn chế của mô hình trồng rau thủy canh tĩnh là thường tốn khá nhiều diện tích bởi thùng xốp hay khay nhựa chuyên dụng chứa dung dịch thủy canh thường rất cồng kềnh và nặng.
Do đặc điểm của môi trường thủy canh tĩnh là dung dịch thủy canh luôn đứng yên, không có sự trao đổi khí, đặc biệt là rất ít oxy nên thường xảy ra hiện tượng cây bị thối rễ. Hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây, thậm chí có thể khiến cây bị chết.
Ngoài ra, mô hình trồng cây thủy canh tĩnh còn tồn tại hạn chế đó là thường xuất hiện các loại bọ gậy, rêu bám vào trong thùng chứa thủy canh.
4. Mô hình thủy canh hồi lưu
Thủy canh hồi lưu là gì?
Thủy canh hồi lưu là việc sử dụng hệ thống bơm dung dịch thủy canh tự động để cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách tuần hoàn. Khi sử dụng mô hình này, các chất dinh dưỡng sẽ được ống thủy canh luân chuyển đến từng cây, tạo điều kiện để cây có thể sinh trưởng và phát triển nhanh nhất. Có thể nói, đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay áp dụng cho quy mô nhỏ (gia đình) cũng như quy mô lớn công nghiệp.
Ưu điểm của mô hình thủy canh hồi lưu
So với thủy canh tĩnh và thủy canh dạng bấc thì thủy canh hồi lưu có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đó là:
- Nhờ vào sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng nên mô hình này giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và trao đổi chất nhanh hơn, từ đó cây có thể phát triển nhanh hơn
- Hệ thống thủy canh được hoạt động với cơ chế tự động nên mô hình này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc
- Rau được trồng từ thủy canh hồi lưu luôn đảm bảo năng suất cao, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Nhược điểm
- Mô hình thủy canh hồi lưu có chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém.
- Mô hình thủy canh hồi lưu khong phù hợp với trồng một số loại cây như cây ăn quả lâu năm. các loại củ.
Trên đây là 4 mô hình trồng rau thủy canh tiêu biểu. Bạn nên cân nhắc những yếu tố như mục đích sử dụng sản phẩm, quy mô, loại cây trồng,… để chọn được cho mình một mô hình phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
【Hỏi đáp】Cách trồng cây thủy sinh bằng hạt
Cây đậu rồng: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh, danh...
2 cách trồng rau xà lách đơn giản tại nhà
Rau xà lách là loại rau thường được dùng để ăn sống hay các món...
3 cách làm giàn dưa chuột đơn giản, tại nhà
Dưa leo là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng...
Cách gieo hạt mồng tơi và cách chăm sóc rau đơn giản
Mồng tơi là loại rau được trồng phổ biến tại các làng quê, thậm chí...