Hiện nay, cây cảnh văn phòng trở thành một xu hướng tất yếu trong các doanh nghiệp, không chỉ bởi yếu tố thẩm mỹ, phong thủy mà còn giúp cải thiện không khí. Tuy nhiên, không ít trường hợp, xuất hiện dấu hiệu cây bị úng nước. Vậy nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng chống như thế nào?
Cung cấp quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng và không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng úng nước của cây. Tin tốt là bạn có thể khắc phục tình trạng này. Sau khi xác định được mức hư hại của cây, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây. Tôi đảm bảo bạn bạn sẽ cứu được cây trồng của bạn. Cùng Ngoctangarden.com giải quyết vấn đề mà bạn đang vướng mắc nhé…
Nhận biết dấu hiệu cây bị úng nước
Biểu hiện cây bị úng nước: cây không phát triển
Dấu hiệu đầu tiên đó là bạn có thể theo dõi thấy cây trồng của bạn không phát triển và xuất hiện đốm nâu trên cây. Bạn nên biết rằng khi cây bị úng nước thì phần rễ của cây sẽ không thể đưa các chất dinh dưỡng lên các bộ phận khác của cây trồng. Vậy nên bạn theo dõi thấy cây trồng không phát triển lá non, ngoài ra cành cây và lá già đang héo và chết dần. Nếu hiện tượng này xảy ra khi bạn vẫn tưới nước đều mà cây vẫn chết dần như vậy thì chỉ có thể là do bạn đã tưới quá nhiều nước.
Dấu hiệu cây bị úng: rêu mốc và mùi hôi
Dấu hiệu thứ hai của cây bị úng nước đó là bạn nên tìm xem quanh gốc cây và bề mặt đất xuất hiện những đám rêu không. Chúng có màu xanh hoặc trắng mọc thành từng đám nhỏ và sẽ lan rộng ra quanh gốc cây. Đây là biểu hiện đáng lo vì có thể cây trồng của bạn đang bị ngập nước. Ngoài ra bạn có thể thấy cả mùi thối rữa bốc lên của rễ cây do nước đọng quá lâu nữa, đó cũng cách nhận biết cây đã bị ngập nước.
Dấu hiệu cây bị úng nước: Lá cây chuyển màu
Dấu hiệu tiếp theo nếu cây trồng của bạn bị ngập nước bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt xem lá cây có chuyển màu sang xanh nhạt hoặc có màu vàng loang lổ ra khắp bề mặt lá. Nếu hiện tượng này xảy ra do quá trình quang hợp của cây đã không diễn ra được và cây sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khiến màu của lá cây bắt đầu chuyển màu.
Nguyên nhân và tác động tiêu cực khi cây bị úng nước
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng úng nước
- Tưới quá nhiều nước so với thể tích chậu, đất trồng và nhu cầu của cây
- Giá thể bết, không tơi xốp và giữ nước, từ đó làm tịch tụ muối trong đất gây hại cho cây trồng
- Chậu trồng cây không có lỗ thoát nước, thoát nước kém
Những tác động tiêu cực của úng nước tới sự phát triển của cây
- Cây khó trao đổi khí và hấp thụ các chất do đất thiếu oxi
- Quá nhiều nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật yếm khí phát triển. Điều này dẫn đến việc hình thành acid hữu cơ, CO2 và các chất độc hại cho cây
- Sự phát triển của các loại nấm bệnh gây hại
Xử lý ngay khi phát hiện dấu hiện cây bị úng nước
Bước 1: Đưa chậu cây trồng vào bóng râm
Khi cây có biểu hiện bị úng, bạn nên tạm ngưng việc tưới nước và đưa cây vào bóng râm. Việc này sẽ giúp bảo vệ lá và thân của cây. Đồng thời cũng giúp hạn chế sự mất nước. Lúc này, rễ không còn khả năng hút nước nên nếu đặt dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm ngọn, lá cây dễ bị héo hơn.
Bước 2: Đưa cây ra khỏi chậu
Vỗ nhẹ thành chậu để lớp đất bung ra khỏi rễ. Sau đó nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, tránh làm đứt rễ cây. Từ từ bóc bỏ lớp đất cũ và phủi sạch đất bám trên rễ để không làm hư hại rễ cây. Việc lấy cây ra khỏi chậu sẽ giúp cây nhanh khô hơn. Sau đó mới tiến hành thay đất, thay chậu và hồi phục cây.
Nếu đất có dấu hiệu mốc hoặc rêu bạn không nên sử dụng lại. Đất có mùi thối rữa cùng nên vứt bỏ do trong đó còn sót lại nhiều rễ thối.
Bước 3: Xử lý cây bị úng nước
Cây bị hư rễ sẽ có những đoạn màu nâu, bị dập và có mùi thối rữa thì cần được cắt tỉa. Bạn nên loại bỏ những phần rễ mục và chỉ giữ lại phần khỏe mạnh màu trắng và rắn chắc.
Nếu như rễ bị mục hoàn toàn, thì khả năng cứu được cây là rất khó. Cách duy nhất là cắt tỉa rễ đến sát phần gốc và trồng lại. Tuy nhiên, tỷ lệ cây có thể phục hồi như ban đầu là rất thấp.
Tiếp theo, bạn tỉa bỏ bớt các lá và cành chết. Các cành lá màu nâu và khô nên cắt tỉa trước. Vừa cắt bỏ đi nhiều rễ và vừa cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây để dinh dưỡng tập trung nuôi những phần chính trước.
Bạn cũng giữ lại một lượng lá phù hợp cho chậu trồng cây cảnh và cắt tỉa bớt để phù hợp với kích thước bộ rễ sau khi đã xử lý. Bạn có thể bỏ đi lượng cành lá tương đương với số rễ bị cắt nếu như không chắc chắn.
Bước 4: Thay đất mới
Chọn loại giá thể tơi xốp sẽ giúp kiểm soát tình trạng giữ nước. Bạn cũng có thể sử dụng một lớp giá thể viên đất nung lót dưới đáy chậu. Sử dụng chậu cây cảnh có nhiều lỗ thoát nước. Việc dùng khay hứng nước để giúp bề mặt đặt chậu không bị bẩn, bết cho nước thừa chảy ra. Từ đó giúp bộ rễ được bảo vệ hiệu quả.
Nếu chậu cũ có lỗ thoát nước tốt, bạn vẫn có thể tận dụng bằng cách dùng xà phòng rửa sạch và loại bỏ phần rễ thối, nấm, mốc bám trên chậu.
Bước 5: Trồng cây vào chậu
Đặt cây vào chậu mới và tiến hành lấp đất quanh rễ để cố định vị trí của cây. Bạn nên che lá cây lại nếu như thời tiết quá nắng nóng. Cách này giúp lá cây giữ được nước mà không cần tưới ẩm cho đất quá nhiều. Khi lớp đất bề mặt bị khô thì tưới thêm nước cho cây. Bạn nên kiểm tra đất thật kỹ trước khi trồng cây vào chậu.
Bước 6: Phục hồi chậu trồng cây cảnh bị úng rễ
Khi bề mặt đất đã khô ráo, tưới trực tiếp vào đất để nước đến được rễ cây.
Tưới trực tiếp nước vào đất để nước đến được rễ cây khi bề mặt đất đã khô ráo. Sau khoảng 7-10 lần tưới cây sẽ hồi phục hoàn toàn. Khi bộ rễ ổn định, bạn có thể tiến hành bón phân với liều lượng vừa đủ. Nên bón khi trên thân bắt đầu xuất hiện chồi non. Nếu bón quá sớm, có thể làm bộ rễ bị tổn thương và dẫn đến ngộ độc phân bón.
Biện pháp phòng chống rễ bị úng nước
Đầu tiên trước khi trồng và chăm sóc cây đầu tiên nên tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của cây để biết được lượng nước cần thiết cho cây trồng. Đồng thời kết hợp với những yếu tố dưới đây để giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng rễ bị úng nước:
- Theo dõi quan sát những biểu hiện trên để có những biện pháp phòng trừ sớm. Chú ý kiểm tra đất trước khi tưới nước cho cây.
- Dùng tay chạm vào đất nếu có độ dính thì chứng tỏ đất vẫn còn đủ độ ẩm cho cây.
- Sử dụng đá Perlite hay Viên đất nung trộn vào giá thể để giúp cây thoát nước một cách tốt nhất. Giữ ẩm tốt giúp hạn chế được công tưới nước. Giữ lượng nước và độ ẩm cho cây ở trạng thái phù hợp.
- Cách chọn chậu trồng cây cảnh tốt để hạn chế tình trạng úng nước. Chậu trồng cây cảnh là một yếu tốt quan trọng ảnh hưởng tới độ thoát nước của cây. Những chậu có đế cao, bố trí nhiều lỗ thoát nước sẽ giúp cây tránh được tình trạng ngập úng.
Phần chia sẻ “dấu hiệu cây bị úng nước” đã giúp đọc giả hiểu hơn về tình trạng rễ cây bị úng nước. Hy vọng bạn có thể tự phục hồi cho cây cảnh của mình và có biện pháp phòng chống thích hợp về sau.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...