Cây hoa lan quân tử với thân lá xanh bóng, hoa cam rực rỡ, sang trọng, giàu ý nghĩa phong thủy, thường được bạn yêu hoa lựa chọn để trang trí cho không gian làm việc. Trong bài viết này cùng Ngọc Tân Garden tìm hiểu tại sao cây lại có tên Lan quân tử và ý nghĩa, ứng dụng của cây bạn nhé!
Giới thiệu về cây Lan Quân Tử
Hoa Lan nói chung và Lan Quân Tử nói riêng được coi là loài hoa của sự vương giả mang đến cho người trồng sự phú quý, sung túc đủ đầy. Hoa lan quân tử bền lâu, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường tồn. Sẽ thật tuyệt nếu ngày Tết đầu năm có được một chậu Lan Quân Tử nở rực rỡ trong không gian phòng khách. Những chùm hoa cam tươi sáng tuyệt đẹp nở đúng dịp Tết cổ truyền như dấu hiệu cho một năm Phú Quý bền vững, tránh xa tai nạn xui xẻo.
Cái tên Lan Quân Tử (Jun-Zi Lan) là có nguồn gốc từ Trung Quốc, và truyền qua Nhật với cái tên Kunshi-ran – nhưng tại sao họ gọi thế thì không rõ. Dù được trồng tại nơi đất khô hay quá ướt, cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt cho hoa đúng chu kỳ. Phải chăng vì cây luôn sống khỏe trong mọi điều kiện như vậy nên được nhân cách hóa tựa người “quân tử cố cùng”, biết nhẫn nại khi gặp khó khăn?
Người Trung Quốc rất ưa chuộng Lan Quân Tử và coi nó như biểu tượng của sự Thịnh Vượng và Tài Khí. Ở phương Tây, Lan Quân Tử được gọi là Clivia (hay Clivea) và không được xếp vào nhóm các cây Lan (Orchid) mà thuộc giống lilies, đặc biệt rất gần với African Lily (Agapanthus). Loại này đẹp cả hoa lẫn lá.
Lan Quân Tử sở hữu những lá dài xanh thẫm như ngọc. Hoa màu cam đậm phía ngoài cánh. Dần về tâm mỗi cánh hoa có 1 đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Cứ 12-18 bông hoa nhỏ cụm lại làm thành 1 chùm và mỗi cây trung bình có được 2-3 chùm hoa trông sung túc, ấm áp đến lạ thường.
Tất cả hoa chen nhau đua nở giữa đám lá xanh bóng tràn đầy sức sống. Phải nói đây là một loài hoa đẹp thanh nhã, ai đi ngang trông thấy cũng không thể bình thản bước qua.
Ý nghĩa cây lan quân tử
Tên gọi Cây hoa lan quân tử xuất phát từ đặc điểm cây kháng chịu được khắc nghiệt, dù điều kiện bất thuận như đất quá khô hoặc ngược lại quá ướt thì cây vẫn sống mạnh mẽ. Giống như người quân tử biết nhẫn nại trong hoàn cảnh khốn cùng.
Hoa lan quân tử được coi là loài hoa sang trọng, vương giả đem đến sự danh giá, phú quý cho chủ nhân. Thêm vào đó lan quân tử rất lâu tàn, thời gian chơi hoa kéo dài đến cả tháng thể hiện phú quý lâu bền.
Lan quân tử nở hoa vào dịp tết như một điềm lành, giúp xua đi xui xẻo, tai nạn đem đến một năm mới may mắn, thịnh vượng. Lan quân tử là biểu tượng của Tài khí và Thịnh vượng.
Đặc biệt lá lan quân tử rộng và dày, bên trên có nhiều lông tơ và lỗ khí có khả năng tiết ra lượng dịch lớn có tác dụng lọc không khí, hút bụi rất tốt. Vì vậy lan quân tử được coi là loại máy điều hòa tự nhiên.
Cây lan quân tử hợp tuổi nào và mệnh gì?
Lan quân tử có thân xanh, hoa màu da cam đậm thuộc hành Hỏa, màu tương sinh của hành Thổ do đó cây này rất hợp với mệnh Hỏa và Thổ. Nếu bạn thuộc hai mệnh này thì hãy trồng ngay đừng ngần ngại. Theo phong thủy, lan quân tử mang lại nhiều may mắn và năng lượng tích cực cho người thuộc hai mệnh này.
Do đó cây sẽ hợp với những người tuổi sau, đây là các tuổi của người mệnh hỏa và thổ.
Mệnh hỏa sinh năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).
Mệnh thổ sinh năm: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007)
Lan quân tử con hợp với tuổi Mùi, bao gồm Kỷ Mùi (1979), Tân Mùi (1931, 1991)
Ứng dụng và trang trí cây lan quân tử
Vẻ đẹp thanh nhã của lan quân tử cùng ý nghĩa sâu sắc, không cầu kỳ chăm sóc khiến lan quân tử được ưu tiên số một trong trưng bày, trang trí.
– Một chậu lan quân tử trưng trước hiên nhà, lối ra vào thể hiện sự niềm nở, mến khách của gia chủ.
– Một chậu lan quân tử trưng ở bàn làm việc, bàn học, phòng đọc sách thể hiện sự nỗ lực, ý chí chiến đấu bất khuất, sự siêng năng của chủ nhân. Lan quân tử còn nhắc nhở chủ nhân luôn sống như một trang quân tử.
Theo phong thủy, nếu trưng bày chậu lan quân tử bên trái chủ nhân khi ngồi làm việc tất có quý nhân phù trợ.
Vẻ đẹp trang nhã, thanh tú cùng khả năng chịu bóng của lan quân tử còn được ưa chuộng trồng làm cây nội thất, cây để bàn. Sự xuất hiện của lan quân tử không chỉ giúp cho căn phòng ngập tràn vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đem đến cảm giác thư thái, yên bình cho chủ nhân. Lan quân tử là lựa chọn số 1 của nhiều nhà lãnh đạo biết thưởng hoa.
Ngoài ra nếu trồng một chậu lan quân tử trong nhà vệ sinh giúp hấp thụ, chuyển hóa khí độc, cải thiện môi trường nơi làm việc.
Cách trồng cây lan quân tử
Để lan quân tử phát triển tươi tốt thì lúc bắt đầu cần phải chọn đất tơi xốt và giàu dinh dưỡng để trồng cây. Để tăng dinh dưỡng cho đất thì bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa, vỏ trứng, lá khô mục và mùn trấu.
Ở giai đoạn nhân giống lan quân tử, bạn có 2 cách để lựa chọn là gieo hạt hoặc tách nhân.
Gieo hạt: bạn cần chọn những hạt giống tốt, chắc khỏe, sau đó cho hạt vào một chén nước ấm khoảng 30 – 35 độ C và ngâm 30 phút. Tiếp đến, đem hạt giống đó gieo vào phần đất đã chuẩn bị ở bước đầu tiên. Cuối cùng, bạn cần tưới nước hằng ngày cho cây, sau khoảng 2 tuần cây sẽ bắt đầu nảy mầm.
Tách thân: là phương pháp giúp lan quân tử sinh trưởng tốt và ra hoa nhanh chóng. Đối với phương pháp này, đầu tiên bạn cần chọn một cây giống có bụi lớn, nhiều thân và khỏe mạnh. Tiếp đến dùng dao cắt và tách ra một phần thân đang sinh sống khỏe mạnh, s
au đó đem trồng phần thân đã tách vào phần đất mới.
Cách chăm sóc cây lan quân tử
Để cây luôn khỏe mạnh và ra hoa đúng mùa, sau khi trồng lan quân tử bạn cần chăm sóc thật cẩn thận và đúng cách. Dưới đây là cách chăm sóc lan quân tử đơn giản và hiệu quả:
Tưới nước
Để cấp đủ nước cho cây, bạn cần tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới không nên để nước quá nhiều cây sẽ dễ bị úng, chỉ cần làm đất ẩm là được. Đồng thời, nên trồng cây lan quân tử trong những chậu có đục lỗ để cây không bị ngập úng nước.
Ngoài ra, nếu trời quá oi bức, hanh khô, bạn cần phun sương lên lá cấp ẩm cho cây. Bên cạnh đó, cần thường xuyên lau lá để cây không bị bám bụi và giúp cây quang hợp tốt hơn.
Ánh sáng
Bạn nên đặt cây ở những nơi mát mẻ có nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp vì lan quân tử là loại cây ưa bóng râm. Đồng thời cần đem lan quân tử ra phơi nắng sớm hoặc nắng chiều 2 – 3 lần/ tuần để giúp cây quang hợp tốt hơn.
Dinh dưỡng
Để lan quân tử có thể phát triển tốt và khỏe khoắn, bạn có thể bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây, lưu ý là nên dùng phân vi sinh hay NPK để bón. Đồng thời, không nên bón thẳng phân vào rễ mà nên rải đều xung quanh để cây không bị cháy rễ. Ngoài ra, sau 4 tháng nên bón phần 1 lần, sau khi cây sinh trưởng được 1 năm thì cần thay đất để làm mới môi trường sống
Trừ sâu bệnh
Lan quân tử rất ít khi gặp sâu bệnh, chúng chỉ thường mắc phải các bệnh về lá do ốc sên, rệp lá, bọ hay rũ lá. Người trồng nên cắt tỉa, kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện và loại bỏ sâu bệnh. Nếu lan quân tử bị nhiễm bệnh nặng thì bạn nên dùng các loại thuốc chuyên trị sâu rệp để sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để tránh cây bệnh nặng hơn.
Một số lưu ý khi chăm sóc lan quân tử
Khi thấy lan quân tử có dấu hiệu bị bệnh, để cứu chữa cho cây thì bạn cần biết khắc phục chúng. Dưới đây là 2 bệnh thường thấy ở lan quân tử và cách chữa bệnh:
- Bệnh héo rũ gốc: Đây là một căn bệnh phổ biến ở giống cây lan quân tử. Để phong bệnh cũng như chữa bệnh này, người trồng cần pha loãng 50% dung dịch Carbendazim với nước theo tỉ lệ 1:500 để tưới cho cây
- Bệnh thối lá: khi phát hiện lan quân tử bị bệnh này, đầu tiên bạn cần cắt bỏ những lá bị thối, bị hỏng đi. Sau đó, đặt cây ở những nơi thoáng mát và thường xuyên đem cây phơi vào buổi sáng. Trong trường hợp cây bị thối lá nặng, bạn cần pha loãng Streptomycin hoặc Oxytetracycline với nước, sau đó phun lên cây
Qua những thông tin bổ ích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về lan quân tử đúng không? Đúng với tên gọi lan quân tử đại diện cho sự mạnh mẽ, hiên ngang và đem đến nhiều may mắn cho người tuổi Mùi, những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Đây là một trong những loại lan dễ trồng nhưng thời gian trồng và chăm sóc lan lại khá lâu hơn nhưng rất đáng để sở hữu đấy!
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp cây gì? Gợi ý top 11 cây mang đến may mắn, tài lộc
Việc chọn cây hợp tuổi không chỉ tạo không gian sống hài hòa mà còn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...