Hoa nhài là một trong những loài hoa vừa là cây cảnh, vừa là cây phong thủy mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Hoa nhài có một vẻ đẹp của màu trắng tinh khôi, dịu dàng, lãng mạn và một hương thơm quyến rũ, hoa lài đã “lấy lòng” được rất nhiều con người yêu hoa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng Cây cảnh Ngọc Tân tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và cách trồng hoa nhài trong bài viết này nhé!
1. Giới thiệu về hoa nhài
1.1 Thông tin cơ bản
- Cây hoa nhài có nhiều tên gọi như: hoa lài, nhài đơn, mạt ly, mạt lợi.
- Tên khoa học: Jasminum Sambac Ait.
- Thuộc họ thực vật: Nhài – Oleaceae.
- Có hai loại phổ biến nhất: là cây hoa lài ta và cây hoa lài Nhật.
Hoa nhài có nguồn gốc từ khu vực phía Nam của Đông Nam Á, từ lâu hoa nhài là quốc hoa của nước Philippines, Pakistan, Indonesia,Tunisia. Hoa nhài được du nhập về Việt Nam từ hàng trăm năm trước, cây rất thích hợp với khí hậu nước ta và được trồg phổ biến ở cả ba miền.
1.2 Đặc điểm
Một vài đặc điểm thường thấy của Hoa nhài:
- Đặc điểm thân cây: Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm thành bụi lớn, có chiều cao lên đến 2m, phân thành nhiều nhánh xum xuê.
- Lá: có hình dạng bầu dục, màu xanh bóng mượt và rất ít rụng lá.
- Hoa: Hoa mọc tập trung ở ngọn từ 2-3 hoa/ cành. Đến mùa hoa nở trắng xóa, tỏa hương thơm ngát.
- Quả: Khi hoa tàn, cây sẽ hình thành những quả nhỏ màu đen và chúng thường rụng nhanh nên hiếm khi chúng ta thấy nó.
1.3 Thời điểm nở hoa
Hoa nhài ra hoa quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, cây sẽ nở hoa khá đều nhưng sẽ nở nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9 tức là nở hoa từ mùa hè đến mùa thu. Các tháng khác hoa nhài ta vẫn nở nhưng ít hoa hơn và bông cũng không to như khi vào mùa hoa.
2. Ý nghĩa của Hoa nhài
Hoa nhài có khá nhiều màu nhưng màu trắng luôn là màu phổ biến và được ưa chuộng nhất. Bởi màu trắng hoa nhài luôn ấn tượng hơn các màu khác về sắc đẹp, hương thơm, sự duyên dáng và sự tinh khiết.
Mỗi màu của hoa nhài sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau:
- Hoa nhài trắng: Sự đáng yêu, tinh khiết, ngây thơ.
- Hoa nhài ửng hồng: Sự chia cắt.
- Hoa nhài vàng: Sự duyên dáng, tao nhã.
- Hoa nhài vàng tươi: Sự ngọt ngào của tình bạn.
- Hoa nhài hồng – nhài Tây Ban Nha: Sự nhạy cảm.
3. Công dụng của hoa nhài
Hoa nhài không chỉ ấn tượng với hương thơm mà còn có rất nhiều công dụng trong đời sống. Dưới đây là một số công dụng của hoa nhài mà ít người biết đến:
Trang trí
Những nụ hoa nhài thường được hái, kết thành vòng hoa để trang trí trên các tượng Phật. Những cây hoa nhài được trồng làm cây cảnh, hoặc trồng trong những chậu nho nhỏ đặt ở góc phòng.
Chế biến tinh dầu
Mùi hương của hoa nhài có tác dụng khử các mùi hôi khác khá tốt nên hoa nhài được dùng để chế biến thành tinh dầu. Tinh dầu này sẽ được dùng để chế biến các loại nước hoa, nước xả vải, các loại mỹ phẩm, tinh dầu xông phòng,…
Chế biến thực phẩm
Hoa nhài còn được dùng để chế biến nhiều món ăn, đặc biệt là các món bánh và các món chay. Ngoài ra, hoa nhài còn là thành phần chính của các loại nước uống như trà hoa nhài, trà hỗn hợp có hương nhài,…
Ứng dụng trong y học
Trong y học, hoa nhài có chứa nhiều chất giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau như: chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị ung thư.
4. Cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài
Cây hoa nhài rất hợp với khí hậu nước ta lại còn khỏe mạnh, ít sâu bệnh, phát triển nhanh, chịu nắng nóng và khô hạn tốt vì vậy, khi trồng và chăm sóc loài cây hoa nhài này tốn rất ít công sức và thời gian.
Để trồng và chăm sóc cây hoa nhài ra hoa đẹp chỉ cần làm theo những điều dưới đây:
- Chọn giống: Cây lài rất dễ trồng thường được trồng bằng cách giâm cành. Khi giâm cành, mọi người nhớ chọn những bụi lài phát triển tốt, không sâu bệnh.
- Đất trồng cây: Để cây ra nhiều hoa đẹp và quanh năm bạn nên trồng cây trên đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ. Đất trồng cây bao gồm tro trấu, xơ dừa, phân bò giúp cây ra rễ nhanh hơn.
- Nước tưới cho cây: Cây mới trồng bạn nên tưới nước thường xuyên, với những cây trồng dưới thời tiết nắng nóng thì tưới 2 lần/ngày đến khi cây ổn định bạn có thể giảm chế độ tưới.
- Phân bón: Cung cấp phân chuồng hoai cho cây 2 lần/năm. Bên cạnh đó, cung cấp thêm phân hóa học NPK 3 tháng/lần.
- Ánh sáng: Hoa nhài đặc biệt thích sống trong môi trường nhiều ánh sáng, bạn nên chọn trồng cây ở các vị trí như: sân vườn, ban công, sân thượng nơi có ánh sáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
Chú ý: Cây hoa nhài là cây sống lâu năm, đối với cây trồng trong chậu thì 2-3 năm phải thay đất mới 1 lần, thay ½ đất trong chậu là thích hợp nhất.
Trên đây, là tất cả những gì mà chúng tôi tổng hợp được về loài Hoa nhài xinh xắn. Đây thật sự là một trong những loài hoa có nhiều công dụng nên mọi người có thể cân nhắc thêm “em hoa” này vào vườn nhà mình nhé!
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...