Không chỉ mang vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ và sang trọng, hoa hồng nhung còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu theo thời gian nên được rất nhiều người yêu thích. Vậy hoa hồng trồng trong nhà được không? Cách trồng và chăm sóc hoa thế nào?
Hoa hồng – Nữ hoàng của các loài hoa
Hoa Hồng có hơn 350 loài được phân bố ở khắp thế giới. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống. Một số loại hoa hồng đẹp như hoa hồng nhung, hoa hồng tỉ muội.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Ngay Tên Các Loại Hoa Hồng Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới
Tác dụng và ý nghĩa phong thủy bất ngờ của hoa hồng
Hoa hồng phong thủy hiện đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Việc sở hữu một bình hoa hồng trong nhà không chỉ giúp không gian gia đình trở nên đẹp đẽ, nên thơ, thơm mát mà còn giúp đem lại may mắn, tiền tài.
Trong thuyết âm dương ngũ hành, hoa hồng kết hợp với một số yếu tố khác như địa hình đất, hướng nhà,… sẽ đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hoa hồng vốn là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt, sự hạnh phúc nên được nhiều gia đình lựa chọn đặt trong nhà để trang trí.
Bên cạnh đó, thân hoa hồng có nhiều gai nhọn nên được cho là có thể xua đuổi tà ma, những chướng khí không tốt. Vì vậy, một số nơi, người ta trồng hoa hồng trước cửa nhà, giúp bảo vệ cả gia đình khỏi những vận rủi, điềm xấu.
Vậy hoa hồng trồng trong nhà được không?
Hoa Hồng được coi là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao vươn tới cái đẹp. Với nhiều ưu điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể dùng làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng trong chậu bonsai, trồng trang trí trước và xung quanh nhà.
Những dàn hoa hồng đẹp ở cổng và hàng rào không chỉ tăng thêm vẻ đẹp của không gian mà còn thu hút nhiều may mắn. Màu sắc tươi mới và mùi hương ngào ngạt của những bông hoa hồng là yếu tố thu hút năng lượng, tăng cường sức sống, xua đuổi điều không may.
Mùi hương của hoa hồng có thể khiến tâm trạng tốt hơn và đầu óc được thư giãn. Đồng thời, những bình hoa xinh đẹp ở trong phòng mỗi buổi sáng chính là cảm hứng và động lực làm việc cho một ngày dài.
Không thể quên công dụng trang trí của hoa hồng. Đặt những chậu cây hoặc bình hoa tại phòng khách, phòng bếp không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian mà còn có thể xua đuổi tà khí, đem lại sự tươi mới, vui vẻ.
>>> Xem thêm: Muôn vàn ý nghĩa hoa hồng tím trong cuộc sống và tình yêu
Trồng hoa hồng như thế nào để ra hoa đẹp?
Hoa hồng không phải loại hoa dễ trồng và chăm sóc. Nó là loài cây ưa sáng, nếu không đủ ánh sáng sẽ không ra hoa mà nếu tiếp xúc với ánh sáng lâu sẽ bị héo, vàng lá và hoa không đẹp. Do đó, người trồng phải thực sự yêu thích nó và để tâm đến cách chăm sóc hoa hồng thì cây mới phát triển tốt và ra hoa đẹp.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng như sau:
Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng
- Chọn giống: Cách trồng hoa hồng phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn, những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.
- Chọn đất trồng: Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…
- Chọn chậu: Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây. Nếu là cây hồng trưởng thành, thân lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.
- Vị trí đặt cây: Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Do vậy bạn nên chọn nơi trồng cây hoa hồng có hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt.
>>> Xem thêm:
- Các loại hoa hồng Đà Lạt và những vườn hồng được yêu thích nhất
- Top những cánh đồng hoa hồng đẹp nhất Thế Giới không thể bỏ lỡ
Kỹ thuật trồng hoa hồng bằng cây con
Nếu trồng cây rễ trần thì nên ngâm trong xô nước một vài giờ trước khi trồng còn nếu trồng cây mua trong chậu thì người trồng cần tưới nước kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị luống trồng.
Khi trồng, cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới đáy chậu giúp tạo độ thoáng, thoát nước nhanh hơn, đồng thời lớp xơ dừa giúp giữ một phần nước ở đáy chậu để trải qua những ngày nắng nóng.
Với loại đất đã chuẩn bị như trên, đem trộn với phân bón tỉ lệ khoảng ¼ so với đất trồng và đảo đều.
Lớp đất đầu tiên cho vào chậu được ấn chặt sau đó cho đất đầy vào chậu. Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4 – 5 cm là được.
Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng
Tưới nước
Nếu hoa hồng bạn trồng là trồng ở ngoài đất vườn thì nên tưới mỗi ngày một lần; tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn nếu trồng trong chậu.
Tưới nước cho hoa hồng khi thấy đã khô nước, tưới thì phải tưới đẫm chứ không nên chỉ tưới ở trên bề mặt. Như vậy thì mới đủ nước cho lá quang hợp. Nếu thiếu nước, sẽ xuất hiện nhện hại cây, có hiện tượng vàng lá, rụng lá. Vào buổi tối nên hạn chế tưới nước cho hoa hồng, bởi nếu lá đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh.
Ánh sáng
Hoa hồng là một loại cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nếu một ngày, cây được chiếu đủ 8 tiếng ánh nắng thì cây sẽ sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Không những thế còn cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi hơn nếu có kỹ thuật trồng hoa hồng tốt.
Phân bón
Bạn có thể quan sát những cành mới nhú ra, để biết cây có đủ dinh dưỡng hay không. Nếu thân có màu đỏ tía, mập mạp là cây đủ dinh dưỡng. Còn nếu như thân gầy, cao màu đỏ nhạt là cây đang thiếu và cần bổ sung phân bón.
Để phòng bệnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, nên kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, mỗi tháng 1 lần. Khi cây ra lá non, cần được bón phân hạt hoặc phân dơi quanh gốc. Sử dụng phân DAP hoặc NPK tưới nên gốc và lá quanh thân. Lưu ý là khi bón phân xong, bạn cần tưới nước nhiều để cây hấp thụ tốt hơn.
Hoa hồng trồng trong nhà được không? Trồng hoa hồng trong nhà vừa có tác dụng trang trí, lại là loại hoa có hương thơm dễ chịu và ngăn điều xấu vào nhà. Vườn Ngọc Tân khuyên Bạn nên đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng, tươi nước và bón phân phù hợp để nó phát triển tốt và ra hoa đẹp.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...