Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà? Cây có công dụng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trồng nắp ấm là thú vui đang rộ, vì loài cây đặc biệt này vừa được dùng trang trí nhà cửa, bắt các côn trùng có cánh nhỏ lại vừa có tác dụng làm thuốc. Vậy có nên trồng cây nắp ấm trong nhà không? Và cách chăm sóc cây như thế nào?

có nên trồng cây nắp ấm trong nhà
Tìm hiểu có nên trồng cây nắp ấm trong nhà – Những tác dụng tuyệt vời của cây ăn thịt duy nhất trên hành tinh

Tìm hiểu cây nắp ấm

Cây nắp ấm có rất nhiều tên gọi khác nhau như nắp bình, cây bắt mồi, cỏ chuồng heo, dây nắp ấm, dây nắp bình, cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, trư tử lung… Cây có tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.

Cây dạng leo rất cao từ 1 đến 2m lá có hình bầu dục, cuốn dài và thẳng uốn cong ở đuôi khoảng 15 cm. Đầu cuốn giống cái bình nên gọi là bình nước. Bình nắp ấm có hình trụ, phình rộng ở phía dưới và thu hẹp ở phía trên. Mặt trên nắp ấm có nấp đậy giống như một bình nước.

Tác dụng cây nắp ấm

Bên trong nắp ấm tiết ra chất nhầy thu hút được nhiều côn trùng bay đến. Khi côn trùng bay vào cây sẽ tự động đóng nắp lại. Bên trong chứa nhiều chất nhầy làm côn trùng không thể di chuyển và sẽ bị cây nắm ấm tiêu hóa dần nhờ chất dịch tiết ra nhằm tạo ra chất dinh dưỡng cho cây. Nắp ấm có thể mọc thành chùm hoặc thưa thớt .

Với sự động đáo và hình dáng không giống với bất cứ loại cây nào. Đó chính là điểm thu hút của cây nắp ấm kiến nhiều gia chủ muốn sở hữu để làm đẹp không gian sống của mình. Cây nắp ấm có đủ loại màu sắc để gia chủ chọn màu mình thích.

Nắp ấm là giúp thanh lọc không khí tạo bầu không khí xanh.

Ngoài ra, cây nắp ấm còn là một vị thuốc trị tiêu chảy, phòng chống gan nhiễm mỡ và sỏi thận hiệu quả. Ở Trung Quốc, cây nắp ấm còn được dùng để trị viêm gan hoàng đản, đau loét dạ dày-tá tràng, sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu, cao huyết áp, đái tháo đường, cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu).

Ý nghĩa cây nắp ấm

Chắc hẳn các bạn chưa biết, loài cây đặc biệt, có vẻ hung tợn này lại mang một ý nghĩa rất ấm áp đấy, cây giúp thúc đẩy hòa khí, là biểu tượng cho hạnh phúc bền lâu, tình yêu đôi lứa bền chặt. Để phát triển hết những ý nghĩa tích cực thì hướng tốt nhất để trưng nắp ấm là hướng Đông Bắc, Đông Nam, hoặc Đông của ngôi nhà.

Có nên trồng cây nắp ấm trong nhà không?

có nên trồng cây nắp ấm trong nhà

Trong những năm qua số lượng cây nắp ấm được trồng ngày càng nhiều. Loài thực vật ăn thịt duy nhất trên hành tinh này không chỉ giúp bắt côn trùng hiệu quả, mà còn thanh lọc không khí, mang ý nghĩa phong thủy tốt và đặc biệt tạo nên một cảnh quan mới lạ cho ngôi nhà của bạn.

Cây nắp ấm có hình dáng ngộ nghĩnh, lạ mắt rất được ưa chuộng trong trang trí khuôn viên. Cây thường được trồng trưng bày ở cửa sổ, ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp tự nhiên và rất lạ mắt.

Cách trồng cây nắp ấm

1. Đất trồng cây nắp ấm

Thông thường khi  cây mới bắt đầu gieo trồng thì đất cần một lượng dinh dưỡng để cây hấp thụ và phát triển . Đối với cây nắp ấm thì khác biệt hoàn toàn cây phát triển tốt trong vùng đất nghèo dinh dưỡng,phèn,đất chua.

Vì thế để trồng cây chúng ta cần 2 nguyên liệu chính. Đó là mùn cưa và dớn (một loại rêu ngậm nước sống ở vùng ôn đới) bạn có thể mua  2 nguyên liệu này ở tiệm chăm sóc cây cảnh.

2. Chọn chậu trồng cây nắp ấm

Chọn chậu cây nắp ấm như các chậu cây thông thường, chậu cây cần có những lỗ thoát nước để cây tránh bị ngập khi tưới. Nên chọn chậu cây có kích thước nhỏ hơn cây nắp ấm để khi trồng vào cây thòng xuống mới toát lên hết vẻ đẹp của cây. Nên chọn những chậu sứ sáng màu để tránh hấp thụ năng lượng mặt trời chiếu xuống.

Nếu bạn có điều kiện bạn hãy sắm một chiếc chậu treo có cây nắp ấm. Vì nắp ấm sẽ đẹp nhất khi đặt trong các chậu treo. Còn không thì bạn có thể bỏ vào các chậu bình thường

3. Cách trồng cây nắp ấm

Trồng bằng cách gieo hạt.

Khi hạt được hái xuống cần gieo trồng nhanh chóng. Vì càng lâu không đảm bảo được sự nảy mầm của cây nắp ấm, việc gieo hạt làm cây phát triển khá chậm.

Trồng cây bằng ngọn

Khi nắp ấm đến độ tuổi trưởng thành bạn có thể cắt ngọn cây nắp ấm để trồng. Bạn có thể cắt một nhánh nắp ấm, tiến hành cắt bỏ lá cuối lá còn lại thì cắt ⅔.  Cuối cùng là trồng cây và tiến hành theo dõi chăm sóc cây để cây phát triển tốt và ngăn chặn các loại bệnh cho cây kịp thời.

Cách chăm sóc cây nắp ấm

Tưới nước: Nắp ấm là loại cây ưa nước bạn có thể dùng nước máy, nước sông,nước giếng tưới cây đều được. Một ngày bạn tưới ít nhất là 1 lần nếu có thời gian thì bạn có thể tưới nhiều. Cây khỏe có thể ra nhiều ấm và ấm rất to và đẹp. Ngược lại bạn không tưới nước cây sẽ bị héo ngay lập tức và có thể chết cây.

Ánh sáng: Nắp ấm dễ chết nếu ánh sáng quá nhiều nên tốt nhất là dùng dàn che. Để tránh việc nắp ấm bị ánh nắng trời chiếu gọi quá nhiều.

Cây nắp ấm là cây trồng mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Vì hình dáng độc đáo, bạn là người thích sưu tầm cây cảnh mới lạ thì hãy đưa em giống cây này vào bộ sưu tập của mình. Và đừng lo lắng “có nên trồng cây nắp ấm trong nhà” nhé.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...