Xương rồng một loại cây tưởng chừng nhưng gai gốc, nhưng với sự kết hợp cùng những loại cây khác, cũng như đặc điểm và tính chất phong thủy của nó sẽ giúp gia chủ tìm ra được một sắc thái riêng cho khu vườn của mình. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm thú vị của cây xương rồng nhé.
Tổng quan về loài cây xương rồng
Xương rồng là một loài cây thường sống ở các vùng nhiều cát, hoang mạc, sa mạc,… có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ, tên khoa học là Cactaceae. Họ cây xương rồng thường là các loài cây thân mọng nước, hai lá mầm và có hoa giống như sen đá.
Theo thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 1800 loài cây xương rồng khác nhau, như: xương rồng hình tròn, xương rồng tai thỏ, xương rồng trạng nguyên, xương rồng bánh sinh nhật, xương rồng bát tiên phong thủy… Mỗi loài có một đặc tính sinh trưởng khác nhau, tuy nhiên, phần lớn đều có điểm chung là chịu hạn tốt, hiếm khi phải tưới nước.
Xương rồng có sức sống rất mãnh liệt và tuổi thọ cực kỳ cao, từ 30 cho đến 300 năm. Vào mùa sinh sản, xương rồng sẽ nở hoa và một số loại còn kết trái, loại trái này còn có thể chế biến thành món ăn.
Xương rồng thường mọc thành bụi, lá có dạng gai, mức độ thoát hơi nước thấp. Loài này có đặc tính ưa sáng, không yêu cầu nhiều nước, chăm sóc tỉ mỉ nhưng vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt.
Giới thiệu một số loại xương rồng
Xương rồng có nhiều loại với hình dáng, đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, có những loại được trồng rất phổ biến và được ưa thích bởi nhiều người. Chúng không chỉ mang lại ý nghĩa phong thủy tích cực mà còn thích hợp để trang trí ở nhiều không gian khác nhau.
Xương rồng tai thỏ
Đây chắc hẳn là loài xương rồng có nhiều công dụng nhất hiện nay. Cây có kích thước nhỏ nhắn, thích hợp làm cây cảnh mini để bàn. Riêng loại sống trong tự nhiên được dùng làm thuốc và thực phẩm, chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin, như một loại rau xanh hàng ngày.
Cây có dạng phiến dẹp, hình oval, từ phần thân chính sẽ mọc lên những nhánh con y như hình dáng của đôi tai thỏ. Cây có nhiều gai bao phủ, nhưng không quá sắc nhọn, chúng ở dạng lông tơ màu vàng khá mềm mại.
Xương rồng bát tiên
Ưu điểm của xương rồng bát tiên là nở hoa quanh năm, hoa xương rồng rất đẹp, dạng chùm, mỗi chùm có 8 bông với nhiều màu sắc rực rỡ, tươi mới. Cây có sức sống mãnh liệt nên sẽ dễ trồng ở ngoài trời và không tốn nhiều thời gian cũng như công chăm sóc. Loài này có những đặc điểm hình dáng mang đặc trưng của loài xương rồng, thân cứng, gai nhọn.
Xương rồng thanh sơn
Xương rồng thanh sơn đúng như tên gọi – có hình dáng các nhánh trùng điệp tựa như dãy núi phiên bản mini. Cũng chính vì vậy mà loại xương rồng này mang lại cảm giác gắn kết chặt chẽ, vững chãi. Một nhánh của xương rồng thanh sơn có 5 khía, trên mỗi khía sẽ có gai nhỏ màu vàng và cũng tương đối mềm mại. Đây cũng là loại xương rồng thích hợp để trồng làm cảnh trong các chậu nhỏ, trang trí xinh xắn.
Xương rồng bánh sinh nhật
Mặc dù hình dáng tròn trịa, mũm mĩm nhưng gai của loài cây này khá dày và cứng, vẫn có thể gây tổn thương nếu va chạm mạnh. Tuy nhiên, bù lại, xương rồng bánh sinh nhật lại là loại xương rồng kiểng ra hoa rất đẹp. Vào mùa, hoa nở rực rỡ và có thể lên đến vài chục hoa. Thường từ 5 – 7 ngày hoa sẽ tàn nhưng nếu đặt cây trong môi trường lạnh thì có thể duy trì thêm.
Xương rồng trứng chim
Xương rồng trứng chim có hình dáng khá nhỏ nhắn, thường là hình tròn hay dạng hình thoi, được bao phủ bởi lớp gai màu trắng xung quanh, gai không quá cứng. Nhìn thoáng qua, cây gợi liên tưởng đến hình ảnh những quả trứng nhỏ nhắn được xếp ngay ngắn trong chậu.
Xương rồng trứng chim có 2 loại: một là màu xanh nhạt và loại còn lại màu xanh đậm hơn. Hoa của chúng cũng khác nhau, có loại vàng nhạt và loại màu hồng.
Xương rồng kim hổ
Cây có màu xanh đậm, dạng hình cầu nhưng không tròn đều mà lại góc cạnh thành từng múi, bao quanh thân là phần lông vàng cùng vô số gai nhọn màu vàng kim tập trung nhiều phần đỉnh. Sự tương phản giữa màu xanh – vàng khiến loại cây này trông rất tươi mới, rực rỡ. Hoa của cây nở rộn vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10, hoa có màu vàng và mọc từ đỉnh của thân cây.
Ý nghĩa của phong thủy cây xương rồng
Dưới góc nhìn khoa học, cây xương rồng được đánh giá cao nhờ khả năng hấp thụ các bức xạ xấu. Dưới góc nhìn phong thủy, loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời khác. Tuy nhiên, ý nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí bài trí của chúng. Nếu chúng ta biết cách ứng dụng, xương rồng sẽ không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ cho không gian nội thất mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm của người phương Đông, hình dáng của cây xương sống được xếp vào nhóm khá đặc biệt khi thân phát triển theo hướng đi lên, tượng trưng cho sự vươn lên của con rồng. Vì vậy, nó mang ý nghĩa sâu xa về sức mạnh, ý chí cầu tiền, kiên cường trước mọi khó khăn của người trồng, có khả năng hoa hung thành may, . Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy cây xương rồng còn phụ thuộc vào từng tình huống, mối quan hệ cụ thể:
- Nếu cây xương rồng được xem như món quà tặng của các đôi lứa đôi yêu nhau hay bạn bè: xương rồng chính là hiện thân của sự vĩnh cửu trong các mối quan hệ, là thứ tình cảm không bao giờ phai nhạt, có thể vượt qua mọi rào cản để đến với nhau, gìn giữ sợi dây liên kết.
- Nếu chủ nhân là những người đã có gia đình: xương rồng được đặt trong nhà sẽ có ý nghĩa tượng trưng cho một gia đình hạnh phúc bền lâu, vững lòng cùng nhau vượt qua mọi bão tố, thử thách.
Nếu như hình dáng cây xương rồng tượng trưng cho ý chí kiên cường, vượt lên mọi trở ngại, mạnh mẽ trước khó khăn thì hoa xương rồng lại là biểu hiện cho tình yêu mãnh liệt nhưng không dám thổ lộ cho đối phương. Ngoài ra, chúng cũng có thể là lời chúc dành cho những ai đạt được thành quả, thành công sau thời gian dài vất vả, khó khăn để nỗ lực có được.
Hoa xương rồng được xem là điềm lành lớn, mang đến năng lượng cực kỳ tốt, báo hiệu tin vui cho gia đình sắp đến, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đặc biệt nếu là vợ chồng trẻ sẽ sắp có tin mừng.
Tuy nhiên, cũng theo góc nhìn phong thủy, xương rồng là loài cây bị bao bọc bởi khá nhiều gai nhọn nên phần nào mang lại sát khí, gai nhọn chĩa vào người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ nhân, gây thất thoát, hao tốn tiền của một cách vô lý. Vì vậy, trưng bày xương rồng trong nhà ở cũng cần có sự tìm hiểu nghiêm túc.
Phong thủy cây xương rồng hợp với tuổi nào, mệnh gì?
Tương tự như nhiều loài cây phong thủy khác, xương rồng mang đến nhiều tầng ý nghĩa tích cực cho người trồng nhưng không phải ai, tuổi nào, bản mệnh nào cũng phù hợp và thu hút năng lượng tốt từ loại cây này. Nếu không may chọn xương rồng trong khi tuổi và bản mệnh tương khắc thì chủ nhân sẽ vô tình tạo ra sự trắc trở, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công danh, sự nghiệp,…
Xét về mệnh, các chuyên gia phong thủy cho rằng, cây xương rồng hợp nhất với những người mang mệnh Kim. Theo chuyên gia, người mệnh Kim khi trồng xương rồng sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ tiểu nhân, mang lại nhiều tài lộc và may mắn bất ngờ cho bản thân.
Xét về tuổi, vì hình dáng bên ngoài của xương rồng tương tự, gợi liên tưởng đến hình ảnh con rồng nên loài cây này được xem là cực kỳ tương hợp với người tuổi Thìn (cầm tinh con rồng). Phong thủy cây xương rồng giúp người tuổi Thìn ngăn chặn những điều không may mắn, mở lối hanh thông về cả công danh, sự nghiệp, sức khỏe lẫn tình duyên. Đặc biệt, gia chủ có thể kết hợp xương rồng cùng một số loài cây phong thủy khác (thường gặp nhất là sen đá) để tăng cường nguồn năng lượng tích cực, thúc đẩy sự phát triển về tài lộc, vận may.
Vị trí nào tốt nhất cho phong thủy cây xương rồng?
Theo quan niệm “hình nào khí nấy” trong phong thủy, cây xương rồng khi đâm chồi nảy lộc, khỏe khoắn, xanh tốt, có dáng vươn cao sẽ mang lại nhiều sinh khí tốt cho chủ nhân và những người xung quanh. Ngược lại, nếu cây có hình dáng gai góc, ủ rũ, xù xì tất nhiên sẽ tạo ra sát khí, ám khí, mang theo những năng lượng tiêu cực, gây hại cho người trồng.
Vì vậy, nếu thực sự là người yêu xương rồng, hãy chỉ nên đặt cây ở ngoài cửa, đóng vai trò như người vệ sĩ, bảo vệ, ngăn chặn những năng lượng xấu, không cho chúng xâm nhập vào không gian bên trong nhà. Xương rồng khi được trồng ở khu vực bên ngoài nhà ở giống như chiếc hàng rào kiên cố, chống lại sát khí chiếu vào nhà, hóa giải một số trường hợp phạm về phong thủy do hướng nhà, hướng đường hoặc các yếu tố khách quan khác: góc nhọn, ma quỷ, âm khí, thanh sắt nhọn từ các công trình xung quanh,…
Xương rồng đặt trong nhà có được không? Thông thường, rất ít khi những cây xương rồng lớn được đặt trong nhà, đa phần là các loại cây nhỏ, hình dáng ít góc cạnh và được đặt ở các ban công, cửa sổ.
Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi có nên trồng. đặt xương rồng trong phòng ngủ, trên bàn làm việc, phòng làm việc, không gian văn phòng hay không,… thì câu trả lời là không nên. Dù chúng mang ý nghĩa tốt về phong thủy nhưng nếu đặt ở những không gian này, chúng vẫn có nguy cơ mang lại điềm không tốt:
- Bài trí cây xương rồng trong văn phòng công ty, phòng làm việc sẽ gây khó khăn trên con đường phát triển sự nghiệp; người đứng đầu khó có được sự sáng suốt, thường xuyên chịu các vấn đề về sức khỏe, tài sản công ty dễ mất mát.
- Cây xương rồng nếu đặt ở phòng khách sẽ là nguyên nhân làm mất đi nguồn năng lượng tích cực cho không gian này. Phòng khách vốn là nơi tụ họp gia đình, để thư giãn và quây quần, trò chuyện với nhau; nếu như đặt xương rồng ở đây sẽ khiến không gian có phần nặng nề, dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi.
- Nếu đặt xương trồng ở không gian phòng ngủ, những chiếc gai nhọn của loài cây này chính là điều cấm kỵ, khiến vợ chồng bất hòa, hay đối đầu nhau, khó có thể duy trì hòa khí.
Đối với người tuổi Thìn – tuổi hợp nhất với phong thủy cây xương rồng, việc bố trí cây cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Nếu muốn đặt xương rồng ở vị trí bàn làm việc thì tốt nhất là ở hướng Tây Bắc. Đây là hướng ngũ quỷ nên đặt xương rồng sẽ tránh khỏi kẻ xấu quấy phá, những điều không may cho đường tài vận. Các tuổi hoặc mệnh khác cũng có thể đặt ở hướng này để hóa giải năng lượng xấu trong gia đình.
- Cũng có thể đặt những chậu có kích thước nhỏ ở bàn máy vi tính hoặc bàn học của người tuổi Thìn để không mất diện tích quá nhiều, gây cản trở trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, có một số vị trí khác cũng khá thích hợp để trồng hoặc đặt xương rồng:
- Đặt xương rồng ở phòng tắm: giúp tiêu diệt đi những khí xấu ám vào nhà.
- Trồng xương rồng trước mộ: chúng có sức sống mãnh liệt, không sợ ngập úng hay khô hạn, cũng không cần tốn công chăm sóc quá nhiều. Khi cây xương rồng phát triển khỏe mạnh sẽ mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình yên của những người ở bên kia thế giới.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xương rồng cảnh
Xương rồng về cơ bản không phải là loài quá khó trồng hay chăm sóc, nhìn chung chúng “dễ tính” hơn so với sen đá – loài cũng được xếp vào nhóm thân mọng nước chung với xương rồng. Tuy nhiên, xương rồng có khá nhiều loại, mỗi loại có những đặc tính sinh trưởng hơi khác biệt, đây là điều mà người trồng cần lưu ý.
Những loài xương rồng cảnh dễ trồng: các loại xương rồng đẹp, dễ trồng có thể cân nhắc: xương rồng bát tiên, xương rồng tròn, xương rồng sen đá, xương rồng tai thỏ, xương rồng Gymno, xương rồng Aster, xương rồng 3 cạnh, xương rồng gai, xương rồng khế bụi, xương rồng kim hổ…
Chuẩn bị đất để trồng xương rồng
Như đã đề cập khá chi tiết trong bài viết về trồng cây phong thủy, xương rồng là loài chịu hạn tốt, không cần quá nhiều nước nên đất cần là loại tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu không mua được đất, sỏi trồng xương rồng, bạn có thể áp dụng cách làm đất trồng bằng cách tự trộn các nguyên liệu như tro, mùn cưa, xỉ than, trấu hun, phân bò đã qua xử lý…
Cách trồng xương rồng bằng hạt
- Có thể trồng xương rồng mix từ hạt giống trong lọ thủy tinh, chậu đất nung,…
- Giữ đất ẩm, tơi xốp, rải đều hạt giống xương rồng rồi lấp một lớp đất mỏng lên. Sau đó, mang chậu ra nơi có nhiều ánh sáng ấm áp để cây xương rồng phát triển.
Cách trồng xương rồng bằng nhánh, thân
Những loại xương rồng quý hiếm như xương rồng móng rồng, sao biển, thanh sơn, vạn lý trường thành… thì trồng bằng nhánh, thân cây sẽ đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây.
Dùng dao sắc để chiết nhánh xương rồng từ cây mẹ, rồi để nhánh vào nơi mát mẻ, đến khi vết cắt thành sẹo thì trồng vào chậu. Sau khi nhánh xương rồng chiết mọc rễ là cây có thể sống được.
Trường hợp muốn trồng xương rồng làm hàng rào hoặc vườn xương rồng lớn thì có thể áp dụng cách này, bởi ưu điểm khi trồng xương rồng bằng thân, nhánh là cây sẽ phát triển khá nhanh, khỏe và đẹp. Tuy nhiên, số lượng cây con sẽ không nhiều như khi trồng bằng hạt giống.
Những điều tuyệt đối nên tránh khi trồng xương rồng
- Hạn chế việc tưới nước nhiều sẽ dẫn đến bị úng nước và thối gốc sẽ mất hết tài lộc.
- Không nên đặt cây ở những nơi tối tăm ít ánh sáng
- Không đặt cây gần bếp lửa bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây
- Đặt cây ở những vị trí cao, tránh tầm tay trẻ em để tránh gây nguy hiểm bởi chính các gai nhọn gây ra.
Dù chịu hạn tốt, nhưng cũng không nên để xương rồng kim hổ phơi nắng quá lâu, nhất là nắng gắt chói chang vào mùa hè, chỉ nên phơi nắng vào tầm sáng sớm, tráng giờ trưa.
Với tổng hợp những thông tin về phong thủy cây xương rồng, hy vọng những ai ưa thích loài cây này sẽ có thêm nhiều lựa chọn và chăm sóc chúng đúng kỹ thuật, đảm bảo sự tươi tốt cho cây, mang lại những ý nghĩa tích cực.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...