Mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất với ý chí vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh trong cuộc sống là những biểu tượng của cây Trầu Bà leo cột. Không những thế trong phong thủy, cây trầu bà leo cột còn mang đến may mắn và sung túc cho gia chủ, thể hiện sự thịnh vượng, hanh thông trên con đường phát triển sự nghiệp.
Đặc điểm trầu bà leo cột
Trầu Bà Leo Cột có một số tên gọi khác là Cây trầu bà xanh, trầu bà hoảng kim… Cây có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae (họ Ráy). Cây có xuất xứ từ đảo Solomon, Indonesia. Trầu Bà Leo Cột sống được ở nhiều điều kiện thổ nhưỡng, hay khí hậu khác nhau: ven biển khô cằn đến vùng núi giá lạnh ẩm ướt. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp nơi trên cả nước.
- Trầu bà leo cột có thân là dây leo, ở trên thân có các đốt dài ngắn và không đều. Các rễ phụ mọc ra từ các đốt, với nhiệm vụ bám chặt vào thân cây khác rồi kí sinh và phát triển
- Dây trầu bà leo cột phát triển có thể dài đến hàng chục mét; nếu như mọc ngoài tự nhiên. Còn nếu trồng với mục đích làm cảnh thì chỉ nên để cây cao chừng 1 – 1,6m phù hợp với không gian sân vườn.
- Lá trầu bà leo cột phân thành 2 loại rõ rệt. Phổ biến nhất là xanh đậm, hình tim lớn và nhọn ở đỉnh lá. Hai mặt lá trên và dưới đều bóng mượt; và xếp thành từng lớp trên thân dây. Còn loại còn lại, lá có sọc màu xanh hoặc các đốm vàng; hay gọi là dây trầu ông.
- Rễ tỏa ra từ các đốt bám chặt và hút chất dinh dưỡng để nuôi dây
Tác dụng của trầu bà leo cột
Vì cây trầu bà thường có kích thước lớn nên hay được sử dụng trang trí ở các không gian rộng như đại sảnh, ban công,… Và thường được đặt ở các cột nhà để cây trầu bà leo cột tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên hơn.
Ngoài ra các chậu trầu bà khi để trong phòng làm việc có thể thanh lọc không khí bằng cách lọc bụi, hút các loại khí độc như khói thuốc lá. Đồng thời cây trầu bà leo cột cũng có khả năng giảm bức xạ từ các đồ điện tử như máy tính, điện thoại, điều hòa,…
Và chậu cây trầu bà sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa của bạn khi tặng người thân, đồng nghiệp và những người bạn yêu thương vào những dịp lễ quan trọng như sinh nhật, khai trương, khánh thành, tân gia,…
Ý nghĩa của trầu bà leo cột trong phong thủy
Với ý nghĩa mang lại may mắn cho những người trồng chậu trầu bà trong nhà. Đồng thời khi cây trầu bà leo cột cũng giống như sự thăng tiến trong công việc. Để từ đó mang lại tiền tài và sự thịnh vượng cho gia tộc của mình.
Vì có thể sống rất tốt ở những môi trường khắc nghiệt nhất nên cây trầu bà leo cột còn là biểu tượng của những người có sức sống mạnh mẽ, sự dẻo dai và khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại.
Cây trầu bà leo cột hợp mệnh nào?
Cây trầu bà leo cột có màu lá xanh bóng là màu tượng trưng cho mộc trong ngũ hành. Do đó chậu trầu bà thường hợp với những người thuộc mệnh mộc và mệnh hỏa với mộc sinh hỏa. Những người mang mệnh mộc thường có tính cách vui vẻ phóng khoáng.
Còn những người thuộc mệnh hỏa thường nhiệt tình và tràn đầy năng lượng. Từ đó khi trồng một cây trầu bà leo cột trong nhà sẽ giúp họ có cuộc sống ổn định và bình an hơn, giúp sự nghiệp của họ phát triển vững vàng hơn nữa.
Ngoài ra, nếu cây trầu bà leo cột mà có lá sọc vàng trắng thì lại rất hợp với những người thuộc mệnh kim và thổ. Những người thuộc mệnh này thường có tính cách rất cứng nhắc nên khi trồng một chậu trầu bà sẽ giúp họ uyển chuyển hơn trong đường đời cũng như gặp nhiều may mắn
Cây trầu bà leo cột hợp tuổi nào?
Tuổi ngọ là tuổi hợp nhất với cây trầu bà leo cột theo phong thủy, bởi người thuộc tuổi này dễ nóng nảy và thiếu ổn định trong sự nghiệp. Nhờ vậy nếu có một chậu trầu bà đặt trong phòng làm việc sẽ giúp những người này có sự nghiệp vững vàng hơn.
Cây thường đặt ở phòng khách nơi cầu thang lên xuống; hoặc những nơi có nhiều thiết bị điện tử.
Hướng đặt sẽ mang nhiều ý nghĩa; ưu tiên nhất là hướng đông nam vì cây đón ánh nắng đầu tiên trong ngày. Từ đó, sẽ mang lại sự khởi đầu tốt đẹp, và tràn đầy may mắn cho gia chủ.
Cách trồng cây trầu bà leo cột
Trồng trong đất
Cây trầu bà leo cột là loài cây có thể sống được ở những môi trường khắc nghiệt nên nó rất dễ trồng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu đất tơi xốp, một cành trầu bà khỏe mạnh và một cọc gỗ cho cây trầu bà leo là được.
Bạn cắm cọc gỗ vào chính giữa chậu đất sau đó cắm cành cây trầu bà leo cột vào bên cạnh cọc gỗ và tưới nước cho cây. Sau một thời gian cây sẽ tự ra rễ và phát triển thành cây non mà không cần sự chăm sóc đặc biệt nào cả.
Trồng trong nước
Thủy canh là phương pháp trồng cây đang được ưu thích hiện nay do sự tiện dụng của nó, Đối với cây trầu bà leo cột thì cũng có thể trồng theo phương pháp này được. Bạn chỉ cần chọn lựa bình trồng cây có kích thước phù hợp là được.
Sau đó bỏ cây trầu bà có cả phần rễ được rửa sạch đất vào bình trồng cây là được và cho thêm một ít dung dịch thủy canh để nước có chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trầu bà leo cột phát triển bình thường.
Các lưu ý khác
- Đất trồng: Cây trầu bà leo cột rất thích những loại đất xốp, thoáng khí nhưng lại có thể giữ ẩm được lâu. Mà loại đất này thường được pha trộn từ xơ dừa, trấu, tro và phân chuồng ủ mục. Nếu bạn không thể kiếm được loại đất trên thì cũng có thể thay thế bằng những loại bạn đang có đều được.
- Ánh sáng: Đây là điều kiện cần thiết cho tất cả các loài thực vật phát triển, nhưng tùy loài cây sẽ có một chế độ phơi nắng khác nhau. Cây trầu bà leo cột là loài ưa bóng râm cho nên bạn nên để cây ở chỗ khuất nắng và cho cây phơi nắng trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều để cây không bị cháy nắng.
- Nhiệt độ: Cây trầu bà leo cột là loài cây nhiệt đới nên sẽ không chịu được nhiệt độ dưới 8 độ C. Và nó có nhiệt độ lý tưởng nhất để sinh trưởng là từ 15 – 30 độ C. Do đó chậu trà bà rất thích hợp để trồng với khí hậu ở nước ta.
- Lượng nước: Bạn không cần phải tưới cây trầu bà leo cột quá thường xuyên mà chỉ cần chú ý giữ cho đất luôn ẩm là được. Riêng với những cây trồng thủy sinh thì bạn chỉ cần đổ thêm nước mỗi khi bình cạn nước.
- Cách xử lý khi cây bị héo: Nếu bạn thấy cây trầu bà leo cột có hiện tượng vàng lá thì bạn nên có biện pháp cấp cứu tức thì như đưa chậu trầu bà vào chỗ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây và cắt tỉa những lá vàng úa, héo khô.
Những mẹo nhỏ chăm sóc cây trầu bà leo cột
Cây trầu bà leo cột là loài cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng lâu ngày nên bạn chú ý tưới cho cây một lượng nước vừa phải, không quá ít để đất bị khô nhưng cũng không quá nhiều để cây bị úng.
Cây trầu bà leo cột rất ít bị sâu bệnh nhưng nó cũng sẽ bị các loài như ve, rệp,… tấn công. Cho nên bạn nên thường xuyên lau các lá cây để hạn chế tối đa tình trạng bị sâu bệnh tấn công làm chết cây.
Vì cây trầu bà leo cột thích loại đất tơi xốp nhưng thông thoáng nên bạn đừng bao giờ đổ bã trà, bã cafe vào chậu cây trầu bà. Bởi khi làm điều đó sẽ khiến đất bị bít tắc và không được thông thoáng, dẫn đến cây phát triển kém.
Bạn không nên đặt chậu trầu bà ở những nơi bị ánh nắng chiếu gay gắt trong nhà, mà nên chọn những nơi khuất nắng hoặc những nơi có nắng chiếu trước 8 giờ sáng. Nếu phòng đặt cây là nơi không có ánh nắng chiếu thì bạn nên cho cây phơi nắng 1 tuần/lần.
Khi chăm sóc cây trầu bà leo cột bạn nên thường xuyên cắt tỉa những cành, lá già, héo úa để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Nếu bạn thấy chậu trầu bà có hiện tượng rụng lá hay nhánh cây bị mềm thì đây là lúc bạn nên thay thế một cây mới.
Trên đây là một số thông tin thú vị về cây trầu bà leo cột mà bạn nên biết để mở rộng kiến thức của mình. Cũng như có thể trồng và chăm sóc những chậu trầu bà hiệu quả ở nhà để làm tăng thêm vẻ đẹp cho căn phòng của bạn.