Cây trầu bà không chỉ là một lựa chọn trang trí quen thuộc trong không gian sống mà còn ẩn chứa những ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Vậy cây trầu bà có những ý nghĩa phong thủy nào? Cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì?
Trầu bà – Loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm, phổ biến tại Việt Nam
Cây trầu bà, hay còn gọi là Trầu Bà Vàng, Vạn Niên Thanh leo, Hoàng Tam Điệp, là một trong những loài cây cảnh phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam. Với tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae).
Trầu bà nổi bật với đặc điểm thân thảo mềm mại dạng dây leo có thể bò dài hoặc buông thõng tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát cho không gian. Lá cây có hình dáng giống trái tim, màu xanh bóng và thường có các đốm vàng đặc trưng mang lại sự sinh động và tươi mới cho không gian sống.
Điều khiến cây trầu bà được yêu thích không chỉ vì vẻ đẹp tự nhiên, mà còn vì dễ dàng trong việc chăm sóc và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây có thể trồng trong đất hoặc nước, thích nghi tốt với nhiều điều kiện ánh sáng và nhiệt độ khác nhau. Đặc biệt, trầu bà có khả năng hút nước mạnh mẽ mà không sợ bị thối rễ, nên rất phù hợp cho những người không có nhiều thời gian chăm sóc cây cối.
Cây còn có khả năng lọc không khí hiệu quả giúp không gian sống trở nên trong lành hơn đồng thời mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Với tất cả những ưu điểm này cây trầu bà không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình mà còn là cây cảnh được nhiều người yêu thích để trang trí văn phòng, quán cà phê hay các không gian sống khác. Cây không chỉ đẹp, dễ chăm sóc mà còn đem lại sự bình an, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì và ý nghĩa của cây?
Nhờ vào khả năng sinh trưởng tốt, không cần tốn nhiều công chăm sóc, có khả năng sống và leo ở nhiều địa hình khác nhau nên trầu bà được xem là đại diện cho sự sinh sôi, phát triển. Vì thế, nhiều người trồng trầu bà trong nhà để cầu mong sức khỏe dồi dào, con đàn cháu đống.
Không chỉ thế, trong phong thủy, cây trầu bà còn được tin là có khả năng thu hút tài lộc, nguồn năng lượng tích cực và xua đuổi khí xấu ra khỏi nhà.
Cây trầu bà với ý nghĩa phong thủy tốt lành phù hợp với hầu hết các mệnh và tuổi nhưng đặc biệt sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc nhất cho những người mệnh Mộc, Hỏa và Thủy. Những người thuộc mệnh Mộc, Hỏa và Thủy đặc biệt còn là tuổi Ngọ và Thân khi trồng cây trầu bà sẽ càng thêm phần thuận lợi, sự nghiệp và cuộc sống ngày càng thăng tiến. Để tăng cường sự phù hợp bạn nên lựa chọn những chậu cây có màu sắc như cam, đỏ, tím, xanh, nâu hoặc đen, giúp cân bằng năng lượng và mang lại sự hài hòa trong phong thủy.
Theo các chuyên gia phong thủy cây trầu bà đặc biệt hợp với người tuổi Ngọ. Loại cây này không chỉ mang lại tài lộc mà còn giúp người tuổi Ngọ cải thiện vận khí, thúc đẩy sự nghiệp và tăng cường tài chính. Trầu bà còn có khả năng làm dịu bớt những yếu điểm của người tuổi Ngọ, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn và đạt được thành công vững vàng trong công việc cũng như cuộc sống.
Vị trí đặt cây trầu bà phong thủy trong nhà
Để cây trầu bà phát huy tối đa tác dụng phong thủy và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ việc lựa chọn vị trí đặt cây vô cùng quan trọng. Cây trầu bà có thể được trồng trong cả môi trường thủy canh hoặc đất có thể để trong chậu dưới đất hoặc chậu treo để thả xuống tạo vẻ đẹp thanh thoát, tươi mới cho không gian.
Vị trí lý tưởng để đặt cây trầu bà là ở những khu vực quan trọng trong nhà hoặc văn phòng như hai bên cửa ra vào, phòng khách, phòng họp, hoặc trên bàn làm việc. Những nơi này không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn mang lại năng lượng tích cực cho không gian sống hoặc làm việc.
Tuy nhiên, để cây trầu bà luôn xanh tươi và khỏe mạnh, bạn nên tránh những vị trí sau:
- Không đặt cây ở quá gần tivi: Mặc dù cây trầu bà có thể hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử, những bức xạ từ tivi quá mạnh sẽ làm cây không phát triển tốt. Nếu đặt cây ở đây, lá sẽ dễ bị vàng và cây sẽ kém sức sống.
- Không đặt cây ở nơi tối và ẩm ướt: Cây trầu bà yêu thích bóng râm nhẹ nhưng không thích môi trường quá ẩm ướt. Nếu không có đủ ánh sáng, cây sẽ không thể quang hợp tốt, lá sẽ dần chuyển sang màu vàng và cây trở nên còi cọc.
- Không đặt cây ở nơi có nắng gắt: Dù cây cần ánh sáng để phát triển, nhưng trầu bà lại rất nhạy cảm với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nắng gắt có thể làm cháy lá và khiến cây héo úa vì vậy cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh.
Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không?
Câu trả lời là hoàn toàn có lợi, nhưng cần lưu ý một số yếu tố để đảm bảo an toàn cho gia đình. Về mặt khoa học, cây trầu bà được biết đến như một “máy lọc không khí mini” vì khả năng loại bỏ khí độc và độc tố trong không gian. Cây có thể hấp thụ các chất ô nhiễm, giúp làm sạch không khí và mang lại bầu không khí trong lành hơn, đặc biệt là trong phòng ngủ hoặc phòng khách.
Không chỉ vậy, cây trầu bà còn có khả năng hấp thụ tia bức xạ điện tử từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, sóng wifi hay lò vi sóng, giúp giảm thiểu tác động xấu từ các thiết bị điện tử.
Nếu trồng cây trầu bà trong bể cá, cây cũng giúp hấp thụ natri trong nước, từ đó làm nước sạch hơn và giúp cá khỏe mạnh.
Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là cây trầu bà có chứa chất độc calcium oxalate, có thể gây bỏng rát miệng và các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy nếu tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu gia đình có trẻ em, cần chú ý không để chúng chơi đùa gần cây.
Cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà
Cây trầu bà là loài cây dễ trồng và chăm sóc, không yêu cầu quá nhiều công sức. Để cây phát triển khỏe mạnh, bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau:
- Môi trường sống: Trầu bà có thể trồng trong cả đất và nước. Nếu trồng trong đất, chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt.
- Ánh sáng: Trầu bà ưa bóng râm và không cần ánh sáng trực tiếp. Nếu trồng ngoài trời, cây vẫn sinh trưởng tốt, nhưng cần tránh ánh nắng gay gắt để tránh làm cháy lá.
- Nhiệt độ: Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 15°C đến 26°C, vì vậy tránh đặt cây ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Nước tưới: Trường hợp trồng trong đất, bạn chỉ cần tưới nước 2-3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên khi thời tiết vào đông nên giảm lượng nước để tránh cây bị thối rễ.
- Chăm sóc cây trong nước: Nếu trồng cây trong nước, hãy thường xuyên bổ sung nước khi thấy cạn. Kiểm tra xem nước có bị đục không, nếu có thì thay nước mới để giúp cây luôn khỏe mạnh.
Ngọc Tân Garden hy vọng những thông tin chia sẻ về “cây trầu bà hợp mệnh gì” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa phong thủy, tác dụng cũng như cách chăm sóc để cây luôn phát triển khỏe mạnh, mang lại tài lộc và may mắn cho ngôi nhà của bạn.
Bài viết liên quan
Trầu bà đế vương kim cương: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc
Bạn đang tìm cách giữ cho trầu bà đế vương kim cương luôn xanh tốt...
Tuổi canh ngọ hợp cây gì để bàn làm việc giúp chiêu tài, rước lộc?
Phong thủy ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong mọi mặt của cuộc...
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
Top 9 cây để bàn làm việc cho người tuổi Kỷ Tỵ để đón may mắn, tài lộc, bình an
Với những người tuổi Kỷ Tỵ, việc chọn đúng loại cây sẽ giúp cân bằng...
Cây cá vàng: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc
Cây cá vàng có một dòng hoa màu vàng rực rỡ trông giống như những...