Cây trắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Rate this post

Cây trắc hay cây gỗ trắc là một trong những loài cây cung cấp gỗ cực kỳ hiếm trong thị trường gỗ Việt Nam. Mặc dù giá thành khá cao nhưng với chất lượng tốt, các mặt hàng về nội thất được làm từ loại gỗ này vẫn luôn được người Việt tin dùng. Vậy cây trắc có những đặc điểm gì, Cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

cây trắc

Vậy cây trắc là cây gì? Cây có đặc điểm gì?

cây trắc là cây gì

Gỗ trắc hay cây cẩm lai thuộc nhóm là 1 trong những dòng gỗ cực kỳ quý hiếm và có giá trị rất cao trên thị trường gỗ hiện nay. Trong khi khác loại gỗ khác được mua bán tính bằng mét vuông thì gỗ trắc phải được tính bằng kg. Cây được phát hiện ở xứ Đông Dương thuộc pháp nhưng nay được phân bố ở một số tỉnh của Việt Nam, chủ yếu tại các vùng miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị, đồng thời cũng mọc rải rác tại các khu vực Nam Bộ.

  • Tên thường gọi: Gỗ Trắc, Trắc Đỏ, Cây Gỗ Trắc 
  • Tên gọi khác: Cẩm Lai Nam Bộ
  • Tên tiếng anh: Techicai Sitan
  • Tên khoa học: Dalbergia Cochinchinensis
  • Họ thực vật: Fabaceae
  • Chiều cao trung bình: 25m
  • Nguồn gốc: Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.

Gỗ trắc là loại gỗ thân lớn, một cây gỗ trắc trưởng thành có đường kính thân cây xấp xỉ 1m và cao tới 25m. Cuống lá gỗ trắc thường có từ 7 – 9 lá chét, lá chét có hình trái xoan đầu nhọn, mũi lồi ngắn. Hoa của cây gỗ trắc thường mọc thành chùm và ở nách lá. 

Hoa gỗ là loại hoa lưỡng tính, đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, có tràng hoa màu trắng. Nhị hoa rất nhỏ, quả đậu mỏng dài từ 5 – 6cm, có hạt ở trong quả. Mùa hoa cây trắc là từ tháng 2 đến tháng 7. Mùa quả chín từ tháng 12 đến tháng 1, quả đậu mỏng, có đáy nhọn, hình thuôn hẹp, dài từ 6 – 8cm, mang 1 – 2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả, cây tái sinh bằng hạt và chồi. 

Vỏ cây gỗ trắc khá nhẵn nhụi, có màu xám nâu đặc trưng và đặc biệt nhiều xơ.

Khi còn nhỏ cây trắc ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành lại ưa sống ở những vị trí có ánh sáng. Vì thế gỗ trắc thường được trồng ở những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên.

Phân loại cây trắc

Trên thị trường có nhiều loại gỗ trắc như: Gỗ Trắc vàng, Gỗ Trắc xanh, Gỗ Trắc dây, Gỗ Trắc bách diệp, Gỗ Trắc Nam Phi. Trong đó trắc đen và trắc đỏ là 2 loại trắc gỗ phổ biến,trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn Trắc đỏ. 

Gỗ trắc đen

cây trắc gỗ đen

Trắc đen hay còn gọi là trắc ta, gọi là trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn. Nằm trong danh sách những loại gỗ hiếm, hiện gỗ trắc đen đang được giới chơi đồ Việt Nam ưa chuộng nhất và có giá trị hơn cả trắc đỏ. Là loại cây sinh trưởng khá chậm nên phù hợp trồng ở những nơi có độ cao không quá 500m.

Gỗ trắc đen được tìm thấy nhiều trong những khu rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Tùy mỗi vùng miền sẽ gọi nó với cái tên khác nhau, do đó từ tỉnh Quảng Bình trở vào được gọi là trắc ta. Hiện nay gỗ trắc đen cũng đã được phân bố ở khu rừng lân cận là Lào và Campuchia.

Đặc điểm của gỗ trắc đen

Đặc điểm để nhận biết gỗ trắc đen chính là sắc đen xám rất đẹp và sang trọng. Gỗ trắc đen rất cứng, chắc nên nó có khả năng chịu được va đập mạnh và bền theo thời gian. Điểm đặc biệt ở gỗ trắc là thớ gỗ mịn có mùi chua, thế nên cây không bị mối mọt, cong vênh. Gỗ trắc đen khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu vì thế được rất nhiều người sử dụng.

Giá gỗ trắc đen 

Hiện nay giá gỗ trắc đen chính thống đường kính rộng 40 – 70cm giá trên thị trường là 700 triệu đồng 1 m3. Gỗ rộng 25 hoặc 30cm dài 2m dày 10cm giá 200 triệu một m3.

Gỗ Trắc đỏ

cây trắc gỗ đỏ

Gỗ trắc đỏ là loại gỗ trắc có màu thịt gỗ đỏ, được giới chơi đồ Trung Quốc rất ưa chuộng. Loại gỗ này phần lớn được khai thác bên Lào và Campuchia.

Đặc điểm của gỗ trắc đỏ

Cũng giống như gỗ trắc đen chính là gỗ trắc đỏ rất chắc, cứng, không bị mối mọt hay cong vênh, hơn nữa nó còn có mùi thơm dịu nhẹ. Tuy nhiên, gỗ trắc đỏ khi bị ngâm nước sẽ chuyển sang đen

Trong gỗ trắc đỏ cũng có tinh dầu, khi sử dụng trang trí nội thất sẽ giúp không gian sang trọng, quý phái.

Giá gỗ trắc đỏ 

Trên thị trường hiện nay, giá gỗ trắc đỏ thay đổi tùy thuộc vào kích thước của từng khúc gỗ. Với đường kính từ 5-10cm giao động từ 100 đến 150 ngàn 1 kg. Đường kinh từ 20 – 50cm giá giao động từ 200 – 500 ngàn 1kg. Loại gỗ trắc đỏ có kích thước lớn, ván rộng 30 – 50cm có giá khoảng 1 triệu đến hàng chục triệu đồng.

Giá trị và ứng dụng của gỗ trắc

Cây trắc có chất lượng gỗ cao nên được ứng dụng vào nhiều đồ vật có giá trị cho đời sống. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của gỗ trắc:

Làm đồ nội thất

làm nội thất bằng gỗ trắc

Nhắc đến đồ nội thất, chắc chắn không thể bỏ qua các đồ vật được làm từ gỗ từ những vật lớn như cửa, giường cho tới vật nhỏ như thớt,…gỗ trắc đặc biệt an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Sử dụng gỗ trắc cho các thiết bị nội thất trong gia đình không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn an toàn với người dùng.

Bên cạnh những đặc điểm giá trị về mặt tính chất như chống mối mọt xâm nhập, chịu được ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài, khó bị cong vênh, tuổi thọ cao,… thì gỗ trắc còn đạt tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ. Có lẽ không ai có thể đánh giá thấp giá trị thẩm mỹ của loại gỗ giá trị này.

Với những đặc tính nổi bật về cả tính chất và thẩm mỹ, gỗ của cây trắc thường được sử dụng làm cột mốc ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt như biên giới. Bên cạnh đó, đối với những gia đình có điều kiện tốt, gỗ trắc còn được sử dụng để làm nhà hoặc lát sàn, chế tác các sản phẩm nội thất như bộ sofa phòng khách, tủ kệ, giường ngủ,…

Vòng tay làm từ gỗ trắc

làm vòng tay bằng gỗ trắc

Hiện nay gỗ của cây trắc cũng được sử dụng để làm vòng tay hay vòng cổ phong thủy, bởi không chỉ có vân đẹp mà gỗ trắc còn rất an toàn. Khi chọn vòng tay gỗ trắc để sử dụng, thì vòng gỗ trắc rất hợp với những người mệnh Hỏa, Thủy và Mộc.

Có thể thấy, gỗ của cây trắc thực sự là một trong những loại gỗ có giá trị, tất cả các sản phẩm làm từ loại gỗ này đều có giá thành vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên vẫn được thị trường săn đón và ưa chuộng. Với những ưu điểm mà gỗ trắc có được, thật sự khó có loại gỗ nào có thể vượt qua nó về cả chất lượng và giá trị.

Dùng gỗ trắc để điêu khắc

Bên cạnh những công dụng trong đời sống, gỗ cây trắc còn được sử dụng khá phổ biến trong những công trình hay các tác phẩm mang tính tâm linh như tạc tượng, điêu khắc tranh trang trí ở đình chùa, miếu mạo,…

Có thể nói, dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa, kết hợp với chất liệu gỗ trắc giá trị, chúng ta có thể thấy những tác phẩm như tượng Phật gỗ trắc, tượng Bồ Đề gỗ trắc, tượng Đạt Ma,… đều vô cùng bắt mắt và ấn tượng.

Hướng dẫn trồng cây trắc đúng kỹ thuật

Cây trắc là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, lại khá dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có được những cây trắc sinh trưởng và phát triển xanh tốt, không sâu bệnh như kỳ vọng thì bà con nhà vườn cần phải lưu ý cách trồng Cây Gỗ Trắc cho đúng kỹ thuật.

Cách nhân giống cây trắc

Cách nhân giống cây trắc

Cây trắc có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như: gieo hạt hoặc cành giâm, chiết. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu ở nước ta thì việc nhân giống bằng chiết hoặc giâm cành phổ biến hơn vì khả năng hình thành hạt không cao.

Gieo hạt

Mọi người nên đặt mua hạt giống ở những vườn ươm uy tín chọn loại quả già, khô đem đi phơi để tách hạt khỏi quả. 

Tiến hành ngâm trong nước ở nhiệt độ 54°C có một chút muối ăn (3-5%) để loại bỏ hạt lép, lửng. Tiếp tục ngâm trong nước sạch từ 4-5 giờ đồng hồ, vớt ra, ủ hạt ở nơi ấm, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Lưu ý: đất gieo hạt chỉ cần nhỏ mịn vì hạt nhỏ. Độ sâu gieo hạt 0,5-1 cm. Gieo xong nên ủ rơm rạ mục lên mặt luống gieo. Tiến hành tưới nước thường xuyên để hạt mọc thành cây con.

Chiết cành

Khi chiết cành chọn những cành có đường kính 0,6 -1 cm. Bạn nên canh thời gian chiết vào tháng 9-10 hàng năm và khoảng tháng 2-3 năm sau có thể cắt cành chiết đem vô. 

Giâm cành

Ưu tiên chọn cành bánh tẻ, các lá khô còn bám trên cành không nhiều. Giâm các cành này vào tiết đông chí hàng năm, vào khoảng tháng 12. Sử dụng các chất kích thích ra rễ có thể đạt tỉ lệ thành công cao hơn, từ 70-80%.

Hướng dẫn cách trồng cây trắc

Chuẩn bị đất: chọn đất có thành phần trung bình hoặc hơi nặng để trồng. Cây Gỗ Trắc có thể trồng trên nền đất thịt sét, đất thịt pha cát; không nên trồng trên đất cát sỏi do khả năng giữ nước kém.

Các bước thực hiện 

Sau khi đã chuẩn bị được cây trắc giống con, bạn nên trồng cây con cùng với bầu đất. 

Đầu tiên đặt cây con vào hố đất đã được đào sẵn.

Tiếp theo, lấp đất đến cổ rễ của cây, nén nhẹ xung quanh gốc và tưới ẩm cho đất từ từ ít một từ ngoài vào trong, từ trên ngọn xuống dưới để đất không bị váng và cây chóng bén rễ.

Ngoài ra, để cây sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần bón lót cho đất trước khi trồng cây, nhất là trồng trong bồn, chậu. Thời kỳ đầu cây con thường sinh trưởng chậm, vì vậy cần chú ý tưới nước, làm cỏ cho cây. Khi cây đạt chiều cao 3-5 cm thì có thể tưới ít lần hơn và tưới thúc cho cây bằng phân loãng.

Chú ý khi cây ra các cành lộc non cần giữ cho khỏi gãy vì các cành này mềm, giòn, dễ gãy. Nếu có sâu cuốn lá hại trên các lá có thể bắt bỏ bằng tay hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Cách chăm sóc cây trắc

Cách chăm sóc cây trắc

Để cây trắc có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bạn nên nắm vững các lưu ý sau:

Tưới nước đúng cách: Cây trắc đỏ cần được tưới nước đều đặn, nhưng không được quá nhiều. Tránh tưới nước vào đài hoa của cây để tránh gây hại cho nó.

Cung cấp đủ ánh sáng: Cây trắc đỏ cần được cung cấp đủ ánh sáng để phát triển tốt. Nếu cây được trồng trong môi trường bị che khuất hoặc không đủ ánh sáng, nó sẽ phát triển chậm và không đẹp như mong muốn.

Bón phân: Cây trắc đỏ cần được bón phân thường xuyên để giúp cây phát triển và phát triển tốt hơn. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK để bón cho cây.

Cắt tỉa: Cắt tỉa các cành hoặc lá khô, cây trồng cành xòe, tạo hình để cây đẹp hơn, tăng khả năng chịu gió, tránh rụng lá quá nhiều.

Kiểm tra sâu bệnh: Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các bệnh và sâu bệnh có thể gây hại cho cây. Nếu cây bị nhiễm bệnh hoặc sâu bệnh nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để giải quyết vấn đề.

Bảo vệ cây khỏi thời tiết khắc nghiệt: Trong những thời tiết khắc nghiệt như gió lớn, mưa lớn hoặc tuyết rơi, bạn nên bảo vệ cây trắc đỏ để tránh gãy cành hoặc làm cây bị tổn thương.

Chăm sóc đúng cách và đều đặn sẽ giúp cây trắc phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Như vậy là chúng tôi vừa mang đến cho bạn những thông tin xung quanh cây trắc. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến sẽ hữu ích cho bạn. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm. 

Bài viết liên quan

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...