【Top】Cây thủy sinh trung cảnh đẹp, ấn tượng và dễ chăm sóc

3.9/5 - (72 bình chọn)

Trung cảnh trong thủy sinh thường là vị trí tâm điểm vì thế để tạo được cảnh quan ấn tượng thì cần chọn những loại cây độc đáo, sặc sỡ nhất. Ngoài ra yếu tố quan trọng là cây không phát triển quá nhanh, dễ chăm sóc. Vậy có những cây thủy sinh trung cảnh nào đẹp, phổ biến hiện nay? Hãy cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu ngay nhé!

Cây thủy sinh trung cảnh đẹp

Cây thủy sinh La Hán xanh

Rong la hán là một trong những loài cây thủy sinh không chỉ những anh em chơi thủy sinh yêu thích, mà những anh em chơi cá cảnh cũng vô cũng yêu thích loài cây này, bởi chúng có thể làm cây trang trí trong hồ cá rất bắt mắt.

Cây thủy sinh Rong La Hán có đặc điểm mọc theo phương thẳng đứng, chúng có thân cứng hơn các loài rong rêu khác do đó chúng có thể làm cây trang trí đệm cho hồ thủy sinh khá đẹp. Vì là thuộc dòng rong rêu nên chúng sẽ có thể sống trong thùng nhựa nuôi cá mà không cần đất nền.

Cây thủy sinh Ngô công thảo

Ngô Công Thảo có tên khoa học Egeria najas  (Tên gọi khác: Rong Cúc) là loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể nhưng cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, thích hợp dùng cây trồng trong hồ cá.

Khi bạn mới lắp đặt những bể cá thủy sinh mới trong nhà bạn thì điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới là nên trồng gì trong hồ thủy sinh, không ngoài cây khác chính là cây ngô công thảo vì cây phát triển rất nhanh, góp phần ngăn chặn rêu hại trong bể vì cây sẽ hút rất nhiều chất dinh dưỡng có trong nước và làm cho bể cá của bạn trở nên sạch hơn.

Cây thủy sinh Thủy cúc

Thủy Cúc là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm Co2 cây sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Thủy Cúc còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

Cây Thủy Cúc được hầu hết người chơi thủy sinh mới chơi lựa chọn vì sự dễ dàng trong chăm sóc, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của nó, một màu xanh tốt vô cùng mát mắt nên được chọn làm cây trồng trong hồ cá. Những người chơi hay sử dụng nền trộn cũng thường sử dụng cây Thủy Cúc để hút bớt dưỡng chất trong giai đoạn đầu set bể. Cây Thủy Cúc thực sự phù hợp với người mới chơi thủy sinh hoặc cây trồng trong bể cá mới được setup.

Cây vảy ốc xanh, vảy ốc đỏ

Cây vảy ốc có thể được bố trí ở cả trung và hậu cảnh, chúng phát triển khá tốt cả trong điều kiện ít CO2. Tuy nhiên nếu bổ sung CO2 và đủ ánh sáng sẽ giúp cây phát triển tốt, màu sắc đẹp và sáng hơn.

Đặc biệt, Cây Vảy Ốc Đỏ có vẻ đẹp rất cuốn hút và được nhiều người chơi thủy sinh ưu tiên lựa chọn cho các vị trí trung cảnh, hậu cảnh mà cần màu đỏ, hồng hoặc nâng cao gam màu nóng cho bể thủy sinh.

Vảy ốc xanh có tốc độ phát triển nhanh nên khi được trồng trong bể cá cảnh, chúng nhanh chóng cân bằng môi trường nước tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại cá cảnh thủy sinh và tép cảnh. Vảy ốc xanh có chiều cao 20-50cm, tán rộng 3cm, tốc độ phát triển nhanh nên thường được trồng ở vị trí trung hậu cảnh trong hồ thủy sinh.

Cây thủy sinh Hồng liễu

Hồng Liễu là một loại cây thủy sinh có nguồn gốc từ Tây Phi với sức sống mạnh mẽ, dễ trồng. Trong hồ thủy sinh, Hồng Liễu mọc thẳng và có thể vượt mặt nước. Cây cần được cung cấp nhiều ánh sáng và CO2 để phát triển nhanh chóng.

 Là loại cây thủy sinh thân cao duyên dáng. Khi được cung cấp ánh sáng và dinh dưỡng thích hợp, lá của Hồng Liễu sẽ có thể chuyển màu từ xanh nhạt đến đỏ tùy vào điều kiện môi trường. Hồng Liễu tạo ra những điểm nhấn đẹp ở trung cảnh hoặc hậu cảnh, đặc biệt là khi được trồng cạnh những cây lá xanh sẽ tạo lên sự tương phản tuyệt vời.

Cây thủy sinh Cỏ Nhật

Cây Cỏ Nhật là loài cây được ưu chuộng trong giới thủy sinh hiện nay. Khi cung cấp đủ CO2, cây sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp như một cái tháp. Với hình dáng và vẻ đẹp tuyệt vời, Cây Cỏ Nhật là một cây trung cảnh hoặc tiền cảnh phổ biến trong hồ thủy sinh hiện nay.

Cỏ nhật là loại cây nhỏ và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Do vậy chúng rất thích hợp được sử dụng trong các bể thủy sinh có kích thước nhỏ. Chỉ cần cung cấp cho chúng một môi trường lý tưởng thì chả mấy mà chúng sẽ phủ xanh khoảng trống bể của bạn.

Đại Hồng Điệp – Cây thủy sinh trung cảnh ấn tượng

Cây thủy sinh đại hồng điệp với sắc đỏ tím nổi bật, là một nét điểm rực rỡ trong bể thủy sinh, cây phát triển chậm, giữ được vẻ đẹp và bố cục ổn định cho bể thủy sinh. Vì thế, Đại Hồng Điệp là ứng cử viên lý tưởng cho vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh cho bể thủy sinh.

Đại hồng điệp phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao, hồ dinh dưỡng nhiều, nhiệt độ mát. Nếu bổ sung thêm CO2 Cây Đại Hồng Điệp sẽ cho ra lá tươi, bung xòe rất đẹp  sau hai tuần. Trong trường hợp cắt tỉa cây thì nên tỉa cây lấy phần ngọn đẹp cắm lại, bỏ đi phần gốc cũ (Tỉa sát gốc, tuyệt đối không nhổ lên tránh trường hợp bục nền).

Rong đuôi chó

Bởi màu sắc xanh mướt và vẻ ngoài mềm mại nên cây rong đuôi chó thường được người chơi thủy sinh trồng ở vị trí hậu cảnh, trung cảnh. chúng mọc rất nhanh và tạo thành khóm nên loài cây này góp phần làm cho hồ thủy sinh thêm tự nhiên và đẹp như một khu rừng mini dưới đáy bể.

Đây là loài cây thủy sinh có khả năng thích ứng cao nên rất dễ thích nghi ở các môi trường nước khác nhau như ao hồ, bể cá nên cây trồng trong hồ cá rất phổ biến. Ở quê, người ta thường vớt cây này ở ao hồ ngoài tự nhiên và đem về thả trong chậu nước, cây hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt.

Cây thủy sinh Cỏ thìa

Nếu bổ sung thêm Co2 Cây Cỏ Thìa  sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp vì thế được chọn ở vị trí trung cảnh. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Cây Cỏ Thìa còn cây trồng trong hồ cá tuyệt vời cho các hồ cá thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

cây cỏ thìa trong hồ thủy sinh

Cây Cỏ Thìa là dạng cây thủy sinh rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều.

Cây thủy sinh Cỏ Voi

Cỏ Voi thuộc loài cây thủy sinh dễ trồng và đẹp, loài cây thủy sinh này thường được trồng ở các vị trí trong hồ thủy sinh như hốc đá, hốc lũa hoặc vị trí trung cảnh và tiền cảnh. 

Cây thủy sinh Cỏ Voi cần lượng dinh dưỡng cao, mật độ trồng giữa các cây là 4-5cm/15cm vuông. Môi trường sống tự nhiên của loài cây thủy sinh Cỏ Voi này là ở vùng nước tù đọng hoặc di chuyển chậm, do đó chúng rất dễ thích nghi với môi trường khác nhau. Nguồn gốc xuất xứ chúng xuất hiện ở Bắc Mỹ, Đông Nam, chiều cao tối đa 20-30cm.

Ở vị trí trung cảnh, bạn có thể chọn những dòng cây thủy sinh trung cảnh đẹp, ấn tượng hoặc sử dụng các loại cây gắn trên lũa và đá ở giữa. Các loại gắn trên lũa không chỉ tạo cảnh quan ấn tượng mà còn vô cùng tự nhiên cho bể cá.

Bài viết liên quan

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...