【Khám phá】Danh sách những cây thủy sinh nước mặn

3/5 - (2 bình chọn)

Thú vui bể nước mặn đã du nhập vào Việt Nam gần chục năm nay nhưng vì nhiều lý do nên mới bắt đầu khởi sắc trong thời gian gần đây. Vậy hãy cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu những cây thủy sinh nước mặn để trang trí của bể cá nước mặn của mình thêm phần bắt mắt nhé.

cây thủy sinh nước mặn

Đôi nét về bể cá nước mặn

Bể cá cảnh nước mặn như đại dương thu nhỏ trong không gian nhà bạn. Với không gian sống hoàn toàn lạ lẫm, màu sắc sặc sỡ và cuốn hút, Bể cá cảnh nước mặn làm sống động phòng trưng bày. Hiện nay với công nghệ hiện đại, việc kiểm soát và chăm sóc bể cá nước mặn vô cùng đơn giản. Bể cá nước mặn có nhiều loại đa dạng và phong phú.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì nuôi cá cảnh biển là một thú vui khá tốn kém vì muốn tái tạo lại môi trường sống của cá biển bạn cần phải đổ ra khá nhiều công sức. Nguyên nhân chủ yếu là cá biển khó thích nghi môi trường nhân tạo so với cá nước ngọt. Đặc biệt, cá cảnh biển phần lớn khá hung hăng và thói quen đánh nhau của chúng nhiều khi khiến bạn điên đầu trong việc lựa chọn cá nuôi chung trong hồ.

Để xây dựng bể cá nước mặn, cơ bản có 3 kiểu là: Bể cá cảnh biển chỉ có cá, Bể cá cảnh biển chỉ có cá và đá sống, Bể cá rạn san hô.

Tìm hiểu các cây thủy sinh nước mặn đẹp và phổ biến

Rất ít các loại cây có thể chịu được môi trường sống mặn hơn (bao gồm cả cỏ biển và cây ngập mặn), nhưng những loại cây thủy sinh nước mặn có sức sống rất cao. Đối với bể cá nước mặn, có thể trang trí chủ yếu là san hô hoặc một ít thủy sinh nước mặn. San hô phù hợp, vừa mô phỏng được môi trường sống của cá biển.

cây thủy sinh nước mặn

nhiều loại cây thủy sinh trang trí cho bể nước ngọt cũng có thể phát triển tốt trong bể nước lợ thấp (trọng lượng riêng từ 1,003 trở xuống) như: ráy thủy sinh anubias, rong lá ngò cabomba, rong đuôi chồn ceratophyllum, elodea, cây tiêu thảo cryptocoryne, cây thủy cúc hygrophila, hẹ xoắn vallisneria. Thậm chí, loài dương xỉ java có thể sống trong môi trường nước có tỷ trọng riêng đến 1,005.

San hô – Cây thủy sinh nước mặn hàng đầu

San hô luôn là một loại cây thủy sinh nước mặn đẹp mắt, với hình thù không giống nhau cả khi sống lẫn khi chết. Nó vừa cho chúng ta cảm giác của núi non mà lại vừa gợi nhớ đến các loài sống dưới nước. Nó thật đẹp mắt khi ở dưới đáy bể. Đặc biệt, san hô còn có khả năng lọc nước, tạo bọt khí, cải thiện độ PH trong nước.

San hô cực kỳ dễ xếp tạo hình khối. Thân nhiều lỗ cũng giúp cho người tạo hình có thể đặt hoặc buộc nhiều vật trang trí khác lên thân của nó. Tùy theo nhu cầu cần trang trí như thế nào để tạo hình.

Spaghetti algae

Đây là một loại tảo, có những sợi dài màu xanh lục, giúp kiểm soát phốt phát và nitrat. Cây phát triển rất nhanh, bạn cần đảm bảo ánh sáng và môi trường nước chuyển động.

Seagrass – Cỏ biển

Cỏ biển phát triển khoảng 100 triệu năm trước và hiện nay có khoảng 72 loài cỏ biển khác nhau. Mặc dù cỏ biển và rong biển trông giống nhau bề ngoài, nhưng chúng là những loài thực vật khác nhau. Cỏ biển thuộc một nhóm thực vật lá đơn, có rễ và tĩnh mạch, sản xuất hoa và hạt. Cỏ biển có thể hình thành các đồng cỏ dưới nước dày đặc, diện tích lớn có thể quan sát bằng ảnh vệ tinh.

Tuy nhiên, chỉ có Thalassia testudinum, Syringodium filiforme, Halodule wrightii và Halophila engelmannii là thích hợp trồng trong bể nước mặn. Một số khác thì thích hợp trong bể cá nước lợ.

Mermaid’s fan

Mermaid’s fan là một loại tảo ở vùng Caribe, có hình cây quạt, thân ngắn, lá hình tròn hoặc hình bầu dục, mọc ở giá thể hoặc đá sống. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng, canxi. Đặc biệt, chúng không chịu được nồng độ nitrat hoặc photphat cao so với một số loại tảo khác.

Halimeda

Tảo Halimeda là một loại tảo biển mà bạn thực sự có thể sử dụng làm cây trang trí. Chúng có sức sống tốt trong bể cá nước mặn, phát triển tốt dưới điều kiện thích hợp của hồ cá biển.

Hailimeda thường phát triển ở khu vực có ánh sáng trung bình đến khu vực có ánh sáng mạnh. Điểm thú vị của loại tảo này là sự thấp thụ canxi từ nước đưa vào mô của chúng tương tự như tảo coralline.

Tảo Halimeda tương đối dễ chăm sóc , cắt tỉa hầu như không xâm lấn hay phát triển vượt ngoài sự kiểm soát của người chơi và không bị các sinh vật khác sử dụng làm thức ăn.

Ulva – Cây thủy sinh nước mặn giúp làm giảm PO4 và NO3

Còn được gọi là rau diếp biển. Có thể phát triển nhanh, khỏe mạnh sẽ phát triển tốt trong hầu hết các loại bể cá biển … đó là một lý do tuyệt vời để thử và phát triển loại tảo này trong bể của bạn.

Water primrose

Là một loại cây cực kỳ cứng và dễ chăm sóc, phân bổ ở Bắc và Trung Mỹ. Nó phát triển đến chiều cao tối đa là 20 inch (50 cm) với tốc độ nhanh nếu được chăm sóc thích hợp. Tốt nhất là cây trồng ở trung cảnh hoặc hậu cảnh. Một khi cây mọc lên mặt nước, thân cây sẽ bắt đầu phát triển theo chiều ngang và các lá sẽ mọc gần nhau hơn.

Lá có thể khác nhau tùy vào các loại cây, nhưng nhìn chung rộng và tròn, có màu xanh ô liu ở trên và màu đỏ ở phía dưới. Ngoài ra, ánh sáng càng sáng thì màu sắc càng đậm. Có thể nhân giống bằng cách giâm cành từ cây chính.

Water primrose cần độ pH từ 5,5 đến 7,5, với nhiệt độ lạnh hơn ấm hơn. Đảm bảo thực hiện thay nước thường xuyên và bón phân đều đặn sau mỗi lần thay. Bón phân đáy rất giàu dinh dưỡng là quan trọng. Đồng thời cắt tỉa cây thường xuyên để cây luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Red mangrove

Thực vật ngập mặn được người trồng thủy sinh vô cùng yêu thích vì việc trồng và chăm sóc cây vô cùng đơn giản. Cây có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ hoặc nước biển vì cây có khả năng tiết muối qua lá của nó. Đặc biệt, cây có thể sống trong bùn, cát, sỏi, đá hoặc nước mà không cần có chất nền nào cả.

Thực vật ngập mặn mọc bụi vùng nước ven biển của các đại dương nhiệt đới trên thế giới. Có tác dụng ngăn chặn sự xói mòn và là nơi cư trú của một quần thể động vật bản địa đa dạng. Đặc điểm của chúng là, “rễ chống” giống như nhện của chúng nổi lên trên mặt nước.

Trên đây là một số cây thủy sinh nước mặn, có nhiều loại chỉ có thể tham khảo nhưng không thể mua. Tuy nhiên, bài viết hy vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị cho đọc giả.

Bài viết liên quan

Cây trầu bà thủy sinh: cách trồng và chăm sóc giúp cây xanh mướt quanh năm

Cây trầu bà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc mà còn là...

Trầu bà đế vương xanh: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Cây trầu bà đế vương xanh không chỉ khiến không gian thêm phần sinh động...

Trầu bà đế vương đỏ: đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng & chăm sóc

Là biểu tượng của quyền lực, may mắn và sức khỏe Trầu Bà Đế Vương...

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...