Cây thiên điểu trồng trong nhà được không? Cần lưu ý gì?

3.2/5 - (5 bình chọn)

Thiên điểu thuộc họ chuối là loại cây cảnh lâu năm khá thích hợp trồng trong chậu cảnh hoặc bồn. Cây có hoa hình dáng đặc biệt, gam màu sắc bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn ngay lần đầu tiên bắt gặp. Vì thế cây đem đến cảnh quan một nét đẹp mới vô cùng hấp dẫn. Vậy cùng Vườn cây Ngọc Tân tìm hiểu ngay cây thiên điểu trồng trong nhà được không?

cây thiên điểu trồng trong nhà
Cây thiên điểu trồng trong nhà giúp ngôi nhà nổi bật và độc đáo hơn

Cây thiên điểu – Loài hoa mang tên loài chim quý

Cây hoa thiên điểu có tên khoa học là Strelitzia reginae, còn được gọi là hoa chim thiên đường, là một loại cây thân thảo sống nhiều năm, thuộc chi Thiên điểu, họ Chuối rẻ quạt. Loại hoa này có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.

cây thiên điểu

Thiên điểu là một trong những loại hoa kiểng rất được ưa chuộng với cấu tạo độc đáo. Hoa thiên điểu không có nhánh, thân thẳng và cứng cáp, bông hoa có ba lá đài màu da cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía.

Giống như tên gọi của mình, hoa thiên điểu mang thế hoa bay bổng như hình ảnh loài chim thần thoại hướng về nơi thiên đường, như đàn chim trời tung cánh kiêu sa hướng về mẹ thiên nhiên.

Cây thiên điểu trồng trong nhà được không?

Hoa thiên điểu loài hoa tượng trưng cho chính sự chế ngự, cứng cáp và vô cùng mạnh mẽ. Đồng thời chúng cũng là loài hoa thể hiện cho ý chí mạnh mẽ kiên cường của con người trong gian khó. Do đó trong cuộc sống mỗi khi nhắc tới hoa thiên điểu như một sự ám chỉ cho ý chí kiên cường vượt khó, khắc phục gian nan.

cây thiên điểu trồng trong nhà

Cây hoa thiên điểu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu. Đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời giống như loài chim thiên đường tự do bay lượn dù cao xa đến đâu vẫn kiên trì bền bỉ . Chỉ cần đôi ta bên nhau với tấm lòng rộng mở. Vì thế loài hoa ấy được lựa chọn làm món quà ý nghĩa đặc biệt dành tặng một nửa của mình.

Vẻ đẹp mạnh mẽ của bông hoa còn rất thích hợp dành tặng cho phái nam. Nhìn ngắm bông hoa theo góc độ giống đực thì dáng hoa khỏe khoắn, cứng cáp, thẳng thắn, biểu trưng cho chiến thắng, vươn lên. Theo giống cái lại toát lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý với những đường cong uốn lượn tuyệt vời. Món quà thật ý nghĩa giữa những trái tim đồng điệu.

hoa thiên điểu
Thiên điều luôn nổi bật giữa những loại hoa khác

Và tất nhiên không thể bỏ qua phần ý nghĩa của hoa thiên điểu đại diện cho người cha vĩ đại, sự hy sinh và tấm lòng cao thượng của cha. Bởi trong gia đình cha luôn là người vất vả dang rộng vòng tay, đôi cánh cánh của mình che chở cho gia đình và chống lại phong ba bão táp. Vì thế những cánh hoa thiên điểu nở bung cũng tựa như đôi tay gian khó và tấm lòng bao dung vị tha của cha dành cho gia đình.

Hoa thiên điểu mọc trên cành thẳng tắp và rất cứng cáp nên rất được ưa chuộng cắm lọ trong các lục bình lớn mang vẻ đẹp đồ sộ, đầy khí thế nhưng không kém phần lãng mạn thường được trưng ở các hội nghị, hội thảo, hội trường lớn mang đến vẻ đẹp sang trọng. Và đặc biệt là thiên điểu còn được trồng chậu trưng ở hiên nhà, lối ra vào, ban công, gần hồ bơi hay bất kỳ không gian ngoại thất nào bạn muốn nổi bật.

hoa thiên điểu trồng trong resort

Tuy nhiên một lưu ý là hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, bỏng rát lưỡi và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì thế không nên ngửi hoa, đứng gần hoa lâu, đặc biệt không để trẻ nhỏ tiếp xúc với hoa.

Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa thiên điều

Cây thiên điểu, giống cây thân cỏ có tuổi thọ kéo dài nhiều năm, khi cây ra hoa cho những màu sắc bắt mắt nổi bật với màu vàng cam. Có lẽ chính bởi cây mang trên mình màu sắc tuyệt đẹp nên không ít người luôn muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên điểu này làm đẹp cho không gian.

Cây thiên điểu là cây chiếu sang dài, ưa nắng, sợ ánh sang trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh gập nước, không ưa rét, sợ sương muối. 

Chậu trồng cây Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30 – 40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày.

cây thiên điểu

Nhân giống cây hoa thiên điểu

Cây thiên điểu vốn là cây ưa sáng và ưa nắng, tuy nhiên nó vẫn luôn sợ ánh sáng trực xạ. Và khi nhân giống cây hoa này người ta có 2 cách, thứ nhất là nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và cách nhân giống tách cây.

Với phương pháp nhân giống gieo hạt, áp dụng bằng cách sau khoảng thời gian thụ phấp bằng nhân tạo từ 80 đến 100 ngày, hạt sẽ bắt đâu chin và bạn cần thu hái hạt ngay lúc này cũng như tiến hành gieo hạt luôn. Trước khi gieo hạt bạn cần ngâm cho hạt nở và khử trùng để đảm bảo tỷ lệ thành xông của hạt nhiều hơn.

Phương pháp tách cây, có nghĩa bạn tách nhánh cây con từ thân cây mẹ, tách khi cây con bắt đầu có 3-5 lá non, lưu ý trong quá trình tách cây không được để cây bị đứt rễ cũng như ảnh hưởng đến cây mẹ.

Tạo luống trồng

Khi làm luống trồng cần cao khoảng 40 đến 50 cm và rộng khoảng 1.80cm, khi trồng cây con thì bạn không nên đặt cây quá sâu, nó có thể làm cho cây bị nghẽn rễ và đảm bảo lượng ánh sáng cho cây. Tuần đầu tiên sau trồng bạn chỉ nên tưới mỗi ngày 1 lần và giàm dần cho những tuần sau đó, nhưng cũng không để đất quá khô.

Cây thiên điểu có nhu cầu cao về dinh dưỡng

Khống chế nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây thiên điểu sinh trưởng và phát triển chính là vào khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 4 và tháng 10. Vào mùa hè cây thường bị khô và dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó bạn cần che nắng, che bóng cho cây.

Và nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa chính là 15 đến 24 độ C, vào khoảng nhiệt độ 18 độ C sẽ rút ngắn thời kỳ ra hoa khoảng 5 đến 7 ngày, còn với nền nhiệt độ cao khoảng 28 độ C thì cây vẫn có thể ra hoa nhưng bông sẽ bé hơn rất nhiều.

Bón phân cho cây hoa thiên điểu

Nhu cầu dinh dưỡng về phân bón của cây là ở mức trung bình, chúng thường hút nhiều dinh dưỡng cho cây ở thòi kỳ sinh trưởng. Sử dụng phân NPK 1 lần, trong giai đoạn cây ra hoa thì bón phân photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 đến 15 ngày. Bên cạnh phân bón thì bạn cũng cần tiến hành tỉa lá, cắt bỏ những hoa khô để giảm sâu hại và tính thẩm mỹ cho cây.

Cây thiên điểu trồng trong nhà giúp cảnh quan không chỉ thêm phần độc đáo, nổi bật mà còn giúp cảnh vật trở nên trật tự hơn, nó cũng nằm tong danh sách những loại hoa đẹp đấy nhé. Tuy nhiên, cây có độc tố nên bạn nên lưu ý để tránh nguy hiểm.

Bài viết liên quan

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...