Cây sung và cây tùng xà là hai loại cây cảnh quý được nhiều người yêu cây cảnh xưa và nay rất ưa chuộng. Cây sung được xếp vào bộ “Tam đa” (Sung – Lộc vừng – Vạn tuế) tương ứng với (Phúc – Lộc – Thọ) và bộ “Tứ linh” (Sanh – Si – Đa – Sung) tương ứng với (Long – Ly – Quy – Phượng). Cây tùng xà xếp vào bộ “Tứ quý” (Mai – Trúc – Cúc – Tùng) tương ứng với bốn mùa (Xuân – Hạ – Thu – Đông).
Đặc điểm của cây sung
Cây sung có tên khoa học là Ficus glometara Roxb.var.chittagonga king, thuộc chi Ficus, họ Dâu tằm – Moraceae. Cây sung có nguồn gốc từ các nước Châu á và bán đảo Đông dương, trong đó có Việt nam.
- Tên gọi khác: Ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (1)
- Tên khoa học:Ficus racemosaL (1)
- Họ khoa học: thuộc họ dâu tằm (moraceae) (1)
Cây sung là cây thân gỗ thường xanh, có chiều cao từ 6-10 m, với thân to có cành lá xum xuê, vỏ cây có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm. Lá cây là dạng lá đơn có kích thước nhỏ trên mép nguyên hoặc có hình răng cưa, trên lá già hay lá bánh tẻ thường có những u lồi do các kí sinh gây ra, lá có tuổi thọ cao.
Cây sung là loại cây có hoa không đẹp nhưng có gốc, thân cành đẹp mang vẻ chất phác, mộc mạc, lá to cho người chơi có cảm giác thanh nhã đặc biệt quả bám trên thân cây khi chín có màu đỏ đẹp nên cây sung được dùng trồng để làm cây cảnh trong sân vườn biệt thự, nhà ở , khuôn viên công ty rất đẹp.
Qủa của cây sung có thể dùng làm thực phẩm chế biến mứt, còn dùng để làm thuốc chữa trị một số bệnh như nhuận phế, trị nôn, thanh nhiệt, nhuận tràng vì rễ cây, quả và lá có tính bình thanh mát…
Đây là cây ưa sáng nhưng khi ánh sáng quá gắt hay thiếu sáng lá cây sẽ trở nên mỏng, cây ít phân cành nhánh, cành nhánh dài ra hơn. Bộ rễ rất khỏe ăn sâu nên có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước, quả tự ra trên các cành già và có khả năng mọc thành hạt để gieo cây non.
Tác dụng của cây sung
Cây sung, từ một thứ cây dại đã dần dần trở thành một loại cây trồng khá quen thuộc đối với người Việt. Người ta không chỉ trồng sung theo dạng bonsai để làm cảnh, hay tạo bóng mát, các bộ phận trên cây sung (lá, quả) còn được nhiều gia đình sử dụng khi chế biến các món ẩm thực.
Nếu có dịp thưởng thức các món thịt dê nổi tiếng của người Ninh Bình hay người Hương Sơn, Đức Thọ (Hà Tĩnh), thì tin chắc rằng bạn sẽ không bao giờ thấy thiếu vắng 02 thứ hết sức quan trọng, đó chính là quả sung và lá sung. Ngoài ra, quả sung còn được nhiều đầu bếp ngâm chua ăn cũng rất ngon và tốt cho tiêu hoá. Người Quảng Bình nơi tôi sinh sống thì cắt đôi quả sung, ngâm với mắm nêm có trộn thêm tỏi, ớt giã nát khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể ăn xổi được rất bắt miệng,…
Không những thế, gần như các bộ phận trên cây sung (lá, quả) và những thứ tưởng như bỏ đi (mủ, rễ, vỏ, vú lá sung,…) đều có thể được dân gian sử dụng để chế biến thành các bài thuốc hay điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật, triệu chứng khác nhau.
Ý nghĩa cây sung
Sung là loài cây vô cùng quen thuộc trong đời sống của người dân nước ta. Tuy nhiên, ý nghĩa và tác dụng của chúng trong phong thủy thì không phải ai cũng biết.
Người Việt Nam ta rất ưa chuộng sung. Đặc biệt là trong các dịp lễ tết. Quả sung khi thắp hương biểu tượng cho mong muốn gia đình tròn đầy, sung mãn. Ngoài ra, loài cây này còn rất được ưa chuộng để làm cảnh. Bởi chúng có thể tạo nhiều dáng bonsai khác nhau vô cùng đẹp mắt. Không chỉ vậy, sung được coi là một trong những loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất.
Từ “sung” trong cái tên cây sung mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, tròn đầy và viên mãn. Không chỉ vậy, trong phong thủy, cây sung còn có hình dáng đẹp với sức sống cao. Quả sung mọc ra từ thân cây, vừa tròn vừa căng với ý nghĩa hút tiền tài. Do đó, cây sung mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và viên mãn, sung túc cho gia chủ.
Hướng dẫn cách trồng cây sung
Không giống như các loại cây cảnh phong thủy khác như cây phát tài, cây trầu bà, … Cây sung thuộc loại cây thân gỗ to rất dễ trồng và chăm sóc.
Về thời điểm gieo trồng thuận lợi nhất, sung nên được gieo vào giữa mùa xuân. Một cây sung thường bắt đầu ra quả sau khoảng hai đến ba năm trồng.
Đất trồng
Cây sung trồng trong chậu không có yêu cầu khắt khe về đất trồng. Cây sung có thể thích nghi với đất trồng trong chậu từ hơi chua đến hơi kiềm. Đặc biệt, đất cát pha nhiều mùn và đủ phân bón được dùng làm đất trồng để cây phát triển tốt nhất.
Mặc dù cây sung không yêu cầu bất kỳ loại đất đặc biệt nào nhưng vẫn nên trồng cây trên đất cát có pH < 7 sẽ tốt hơn. Bổ sung phân bón theo tỷ lệ 4 – 8 – 12 hoặc 10 – 20 -25.
Để trồng cây sung, bước đầu ta cần đào hố. Chú ý chiều rộng và chiều sâu của hố để rễ có thể phát triển đúng cách và tốt nhất có thể. Độ sâu của hố có thể là 2,5 – 5,1 cm, thích hợp để giữ cho phần gốc của thân cây nằm trong lòng đất.
Cây sung không có yêu cầu về đất quá cao nhưng lần đầu trồng bạn nên chọn loại đất có độ phì nhiêu, thoáng khí tốt. Khi trồng hoặc chuyển chậu có thể bón thêm một số loại phân chuồng hoai mục giàu lân, kali sẽ giúp sung xanh tốt, ra nhiều quả.
Chậu trồng sung
Bộ rễ của sung tương đối phát triển. Vì vậy nếu không trồng trực tiếp xuống đất thì cần chọn giá thể lớn hơn để trồng. Tốt nhất nên dùng vại sành lớn. Không gian cho sung phát triển rộng hơn như trên ban công ngoài trời của tòa nhà hoặc phía sân trong.
Cách trồng cây sung
Lấy cây ra khỏi chậu và để ở một bên. Sử dụng kéo chuyên dụng để cắt tỉa những rễ thừa ở phía bên ngoài. Những rễ không cần thiết này sẽ ức chế sự phát triển của cây.
Sau đó đặt cây vào hố đã đào và cẩn thận ấn rễ xuống. Rồi lấp đầy hố này bằng đất. Hãy đảm bảo rằng bạn lấp đất vào hố từ mọi phía. Nếu cây lớn bạn có thể tham khảo cách tạo dáng cây sung cảnh để tạo cây bonsai đẹp, độc đáo nhé.
Hướng dẫn chăm sóc cây sung
Nhiệt độ
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cho sung là 15 – 25 độ C, nhưng sự phát triển của thân cây sẽ không bị tổn hại ngay cả khi nhiệt độ lên đến 35 độ C.
Cây sung không chịu được lạnh, phải chuyển trong nhà trước khi có sương giá cuối mùa thu. Đặc biệt, chú ý tránh xa các thiết bị sưởi, sưởi, sưởi sàn, điều hòa nhiệt độ, … nếu không cây dễ bị mất nước.
Đặt nó trên ban công hoặc phòng khách nhiều nắng và thông thoáng. Ánh sáng mặt trời đầy đủ có thể bù đắp cho việc thiếu nhiệt độ ở một mức độ nhất định.
Tưới nước cho cây
Cây sung có khả năng chịu hạn rất tốt, rất sợ ngập úng. Nếu đọng nước trong chậu cây sẽ bị rụng trong thời gian ngắn. Trường hợp nặng cây sẽ bị chết, không nên để đất quá khô, nếu đất quá khô cây sẽ sinh trưởng yếu.
Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quả, làm vỏ dày, quả nhỏ, giảm chất lượng, nên cung cấp đủ nước vào mùa cây sinh trưởng mạnh và cho nhiều quả.
Việc tưới nước cho sung cần được xác định theo sự phát triển của cành và lá. Trong dịp tết cành và lá sung sẽ đâm chồi nên tưới ít hơn, giữ ẩm cho đất chậu một chút.
Khi nhiệt độ tăng cao, cành và lá lớn lên. Sung có thời kỳ ra quả vào mùa hè, lúc này cần tăng lượng nước tưới, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây không bị thiếu nước. Vào mùa thu, bạn nên tưới ít nước hơn, tránh tích nước trong những ngày mưa.
Ánh sáng
Cây sung cần đủ ánh sáng mặt trời. Nhưng vào mùa hè, lá cây nên được bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp và nên che râm sẽ tốt hơn.
Cắt tỉa
Cây sung phát triển rất nhanh. Nếu phát triển quá nhanh hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình. Lúc này cần chú ý cắt tỉa, tạo dáng cho cây sung cảnh của bạn. Lưu ý, thân cây phải được cắt dài khoảng 20cm để thúc đẩy sự phân bố của các nhánh phụ.
Tỉa cành từ 4 đến 5 khỏe để chúng kết trái đúng cách. Khi cây trưởng thành, hãy cắt tỉa cây vào mùa xuân hàng năm. Bằng cách này, sự phát triển của nó sẽ nhanh hơn.
Cây sung trồng trong chậu chủ yếu là cắt tỉa tự nhiên. Các cành tán không quá rậm rạp nên số lượng tỉa ít. Không nên cắt quá ngắn.
Chỉ nên cắt bỏ những cành chết, cành bị sâu bệnh hại, những cành mọc quá mạnh mới nên cắt tỉa. Để thúc đẩy nhanh sự sung mãn của cành, tạo điều kiện cho cây ra hoa đậu quả sớm.
Sức đẻ nhánh của cành suy yếu, để ra quả sớm và sớm thành hình cây thì nên cắt ngắn vào mùa xuân và cắt ngọn vào mùa hè để kích thích sự phát triển của các cành bên và đạt được mục đích phát triển dáng cây trong năm đó.
Phân bón
Nếu bạn trồng cây sung của mình bên ngoài vườn nhà, thì hãy đặc biệt chăm sóc nó. Cần chăm bón đất một cách tốt nhất. Nếu cỏ dại phát triển thì hãy nhổ chúng đi.
Phun phân bón 4 – 5 tuần một lần. Nên dùng phân tưới lỏng, có thể tự ủ phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại phân bón có sẵn trên thị trường.
Trên đây là những thông tin về cây sung, chaucayxuatkhau hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho đọc giả.