Cây sống đời là loài cây quen thuộc ở nước ta, nổi bật với sức sống mãnh liệt, trường tồn nhờ vào khả năng sinh trưởng và phát triển dễ dàng, nhanh chóng hiếm có. Đặc biệt, hoa còn rất nổi bật với đa dạng các màu sắc sặc sỡ vô cùng bắt mắt.
Nhà thơ Hồng Phúc từng miêu tả cây sống đời như sau:
“Trời sinh mang phận Sống Đời
Ở nơi ngóc ngách cũng ngời rực hoa.”
Chỉ với 2 câu thơ ngắn gọn thôi cũng đã đủ lột tả hết vẻ đẹp của cây sống đời, dù phải sống trong điều kiện khắc nghiệt như thế nào đi nữa vẫn luôn rạng ngời. Vậy cây sống đời là cây như thế nào? Cùng theo chân Chậu cây xuất khẩu khám phá những đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng của loại cây độc đáo này nhé.
Đặc điểm của cây sống đời
Cây sống đời còn được cha ông ta gọi là cây bỏng thái, cây có công dụng chữa lành các vết thương bị bỏng cực kỳ hiệu quả. Loài cây vừa có tài vừa có sắc, cây sống đời với vẻ đẹp rạng ngời được dùng để làm cây cảnh trang trí ở nhiều địa điểm, từ ngoài công viên cho tới không gian nội thất. Cây thuộc dạng cây bụi thấp, có nguồn gốc từ Madagascar, Úc và khu vực Tây Ấn.
- Tên thường gọi: Cây sống đời, cây bỏng thái, cây trang đỏ.
- Tên gọi khác: Cây lá bỏng, cây trường sanh, cây lạc địa sinh căn, cây thổ tam thất,…..
- Tên tiếng anh: Cathedral Bells, The Air Plant, Life Plant, Miracle Leaf hoặc Goethe Plant.
- Tên khoa học: Kalanchoe Pinnata.
- Họ thực vật: Crassulaceae.
- Chiều cao trung bình: 30-60 cm.
- Nguồn gốc: từ Madagascar, Úc và khu vực Tây Ấn.
Cây sống đời thuộc dạng thân thảo, phân nhánh, thân tròn, nhẵn, màu tím tía hoặc màu xanh. Khi trưởng thành cây có thể cao lên tới 1m. Lá màu xanh, dày, mọng nước và chứa cả chất nhớt, mọc đối, cuống ngắn, phát triển từ thân hoặc các cành, đặc biệt viền lá dạng răng cưa. Cây con mọc ra từ các lá và trên một lá có thể mọc nhiều cây con cùng một thời điểm.
Cây nổi bật với nhiều màu sắc sặc sỡ từ đỏ, hồng, vàng tới tím. Mỗi bông hoa là có nhiều cánh xếp lớp và thường mọc thành từng cụm trên ngọn của nhánh cây tạo thành từng xúm tròn rất đẹp mắt. Hoa cây sống đời rất đẹp và thời gian nở kéo dài trong khoảng 5 tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, vì thế những ngày tết đến xuân về bạn có thể nhìn thấy hoa nở rộ khoe sắc cùng đón xuân sang.
Hoa cây sống đời là giống cây ưa những vùng nắng nóng, nhưng vẫn có thể phát triển tốt ở môi trường bóng râm trong thời gian dài. Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh nắng như ban công hay dưới mái hiên. Tuy nhiên, lưu ý không để cây ở dưới nắng gay gắt quá lâu sẽ làm cho cây bị mất nước và dẫn đến héo úa.
Vậy cây sống đời có mấy loại?
Tuy cây sống đời không có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng sau khi du nhập về nước ta, sống đời đã được nhân giống và phối ghép trở thành nhiều giống cây sống đời khác nhau như:
- Sống đời ta: hay còn gọi là cây bỏng ta, cây có lá xanh và mọng nước, nổi bật với bông hoa hình lồng đèn và hai màu đặc trưng đỏ và hồng.
- Sống đời Đà Lạt: Giống cây chỉ được trồng tại Đà Lạt, hoa nhỏ dạng bông nhuyễn, đa dạng màu sắc như: đỏ thẫm, hồng, vàng, cam. Cây được nhiều người dân Đà lạt chưng vào mỗi dịp Tết vì đây là lúc đỉnh điểm hoa nở rộ nhất.
- Sống đời lá dài: Những phiến lá dài tạo nên tên gọi cho giống cây sống đời này, lá có viền răng cưa, cong và rủ xuống. Hoa mọc thẳng đứng, có màu hồng, hoa hầu như chỉ nở vào tháng giêng.
- Cây sống đời ngũ sắc: Điều đặc biệt của loại cây này là nó sở hữu năm sắc hoa rực rỡ, cánh hoa nhuyễn. Với điểm độc đáo của những bông hoa cộng với hoa thường nở vào dịp Tết truyền thống nước ta, nên nó trở thành một trong những loại cây hoa cảnh được ưa chuộng vào mỗi dịp đầu năm.
Tác dụng của cây sống đời
Cây sống đời là cây hoa cảnh được trồng phổ biến ở nhiều vùng miền của nước ta. Với hình dáng nhỏ gọn, đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ và dễ trồng, cây sống đời xuất hiện ở nhiều góc trang trí từ ngoài nương vườn cho tới không gian nội thất.
Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ, cây sống đời còn nổi tiếng vì nó có thể chữa bách bệnh. Trong dân gian, cây được xem là bài thuốc đặc trị cho những ai bị bỏng, chảy máu cam, đỏ mắt hay sưng. Bạn chỉ cần lấy lá cây sống đời rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
Không những thế, cây sống đời còn điều trị được cả bệnh viêm ruột, mụn nhọt, điều trị mất ngủ, giảm say rượu,…Tuy nhiên, vì đây chỉ là những cách được truyền miệng trong dân gian, nên tốt nhất bạn cần thăm hỏi ý kiến của y bác sĩ trước khi sử dụng chúng.
Vậy cây sống đời có mang ý nghĩa gì trong phong thủy?
Mang vẻ bên ngoài nhỏ nhắn, có phần yếu ớt nhưng sức sống của cây sống đời vô cùng mạnh mẽ và kiên cường, nó có thể phát triển cả trong những vùng đất cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng vì vậy cây sống đời tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian.
Bên cạnh đó, mỗi một mối tương quan trong cuộc sống, ý nghĩa cây sống đời sẽ khác nhau như:
- Ý nghĩa trong gia đình: Cây sống đời thể hiện sự sinh sôi, nảy nở mang lại tin vui về con cái và tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.
- Ý nghĩa trong tình bạn: Cây thể hiện một tình bạn trong sáng và gắn bó, hoa khoe sắc rất từ tốn không chớp nhoáng cũng giống như tình bạn chân chính được xây nên từ lòng chân thành.
- Ý nghĩa trong tình yêu: Những cặp đôi trao tay nhau cây sống đời với mong muốn chứng tỏ tình yêu của họ luôn nồng nàn không bao giờ lụi tàn.
- Ý nghĩa trong công việc: Đặt 1 chậu hoa trên bàn làm việc hay trong không gian công ty sẽ mang lại điều may mắn, suôn sẻ trong mọi công việc cũng như dự định kinh doanh.
Cây sống đời phong thủy hợp tuổi nào, mệnh gì?
Cây sống đời hợp với tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ Mùi. Bởi vì màu hoa của sống đời phù hợp với các tuổi này, nên sẽ giúp những người tuổi này có thêm nhiều may mắn, thuận lợi, tránh được rắc rối, khó khăn trong cuộc sống.
Xét về mệnh thì tùy vào màu hoa, mà sống đời sẽ phù hợp với mệnh khác nhau. Hơn nữa, theo Ngũ hành cây sống đời là cây thuộc mệnh Thổ, nên sẽ phù hợp với những người cùng mệnh này. Thổ tương sinh với Hỏa, nên ngoài mệnh Thổ thì Hỏa cũng là mệnh hợp với cây sống đời. Những người mệnh này trồng cây sống đời phong thủy có thể giúp gia chủ giảm những rủi ro không nên có, tăng thêm khí vận tốt, xua đi khí xấu.
Bên cạnh màu hoa, thì việc chọn màu chậu cũng sẽ góp phần làm tăng thêm yếu tố hợp mệnh:
- Người mệnh Thủy nên chọn chậu đen hoặc xanh.
- Người mệnh Kim nên chọn chậu bạc hoặc trắng.
- Người mệnh Mộc nên chọn chậu vàng hoặc nâu.
Cách trồng và chăm sóc cây sống đời
Cách trồng cây sống đời
Cây sống đời là một cây hoa cảnh đẹp lại cực kỳ dễ trồng và phát triển nhanh chóng nên bạn sẽ không tốn nhiều công công sức khi trồng loại cây này. Đặc biệt, cành và lá còn có khả năng tái sinh dễ dàng, nhanh chóng khi được gieo xuống đất. Vì thế, bạn có thể trồng cây sống thời bằng 2 cách đơn giản như sau:
- Trồng bằng lá: Cách làm này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chọn 2 đến 3 lá già trên cây mẹ đặt xuống đất ẩm, bón phân và tưới nước đầy đủ. Vài ngày sau sẽ có cây con mọc ra ở mép lá. Sau đó bạn đợi đến khi cây con mọc được 2 lá, thì tách cây con ra trồng vào chỗ đất mới. Như vậy là bạn đã có thêm cây con sống đời mới.
- Trồng bằng hạt: Với phương pháp này bạn cần phải lưu ý chọn vùng đất có đủ chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu cao, dễ thoát nước vì gieo bằng hạt sẽ khó nảy mầm hơn so với trồng bằng lá. Tiếp theo, bạn gieo hạt xuống đất, đợi đến khi cây mọc 2 lá thì có thể đem ra trồng vào chậu to để cây phát triển tốt hơn.
Lưu ý khi chăm sóc cây sống đời
Cây sống đời là loại cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên để có thể cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:
- Một vùng đất giàu dinh dưỡng sẽ là ưu điểm cực lớn giúp cây phát triển nhanh, đồng thời nên chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt vì cây sống đời không thích ngập nước. Bật mí cho bạn công thức trộn đất với tro trấu, vôi bột, xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì cây sẽ phát triển tốt hơn.
- Cây sống đời trong nhà được không? Cây sống đời không ưa nắng gắt và chỉ ưa nắng nhẹ. Thông thường ở trong nhiệt độ từ 20 đến 29 độ sẽ phù nhất với cây. Bạn nên đặt cây ở khu vực ban công hoặc cửa sổ. Nếu đặt trong phòng thì nên cho cây tắm nắng 1 lần/ 1 ngày.
- Cần tưới nước cho cây 2 lần một ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát vì đây là thời điểm thích hợp nhất trong ngày. Với những cây mọc từ 1 – 2 tầng thì nên tưới 1 lần/1 ngày vào buổi sớm. Nên thường xuyên kiểm tra nước còn đọng ở đáy chậu hay trong khay không, để tránh làm cây bị ngập úng.
- Chú ý quan sát cắt tỉa những chiếc lá bị sâu bệnh và vàng lá. Đồng thời, sau khi hoa tàn, bạn nên cắt bỏ để cây có sức ra hoa nhanh vào lần tiếp theo.
- Bón phân: Lần 1 sau 5 ngày kể từ ngày trồng bón vào cây 1 – 2 muỗng cà phê phân bón. Trong 15 ngày tiếp theo thì ngâm NPK và bánh dầu rồi tưới lên cây.
Hy vọng, Chậu cây xuất khẩu đã cung cấp những thông tin về cây sống đời đến bạn. Cây sống đời không chỉ đẹp, dễ trồng mà giá cả cũng rất phải chăng. Bạn không nên bỏ qua mẫu cây cảnh dễ thương này nhé.
Bài viết liên quan
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...
Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...
Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc
Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...