Hoa ngâu không đẹp mặn mà như hoa hồng không sang chảnh như hoa lan mà còn có mùi hương thoảng thoảng vô cùng đặc biệt. Ở nước ta cây ngâu không chỉ phổ biến trong cảnh quan mà còn hay được trồng tạo dáng bonsai.
Đặc điểm cây ngâu
Cây hoa ngâu thuộc loại cây thường xanh, cây thân nhỏ hoặc cây thân bụi phân nhánh nhiều từ gốc, nhưng nếu được trồng trong điều kiện thích hợp cây có thể cao đến 4.8 – 6 m trong tự nhiên. Trong trồng cảnh quan, cây ngâu phát triển đến 2.4 – 3m nhưng khi cây bị cắt tỉa nó sẽ có kích thước nhỏ hơn.
- Tên khoa học: Aglaia odorata
- Họ thực vật: Meliaceae (họ Xoan)
- Tên tiếng anh: Mock Lemon
- Nguồn gốc: từ các khu rừng thưa hoặc cây bụi ở vùng núi của Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Cây ngâu mang nhiều nét khá đặc biệt là tán lá xanh vàng và cành hoa màu vàng cho mùi thơm ngát nhưng không quá sặc sỡ. Cây ngâu cho lá có hình dạng kép lông chim lẻ dài 5 – 12.5 cm, thông thường có 3, 5 hoặc 7 lá chét có hình trứng cho đến hình elip dài 7.5 – 10 cm.
Hoa ngâu thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa có dạng chùy ở nách lá dài 5 – 10 cm chứa nhiều hoa vàng tròn nhỏ hoa chỉ có hình dạng như vậy chứ không mở tung ra nữa. Hoa ngâu thường nở từ tháng 4 đến tháng 9 đặc biệt sau những cơn mưa rào nó càng nở nhiều hơn nhé.
Hoa ngâu chỉ cho mùi thơm ban ngày còn ban đêm gần như không có mùi. Hoa thơm mùi chanh ngọt ngào đã tạo thêm một tên gọi của cây là cây chanh giả. Hoa ngâu có hoa đơn tính và lưỡng tính. Chỉ có những hoa cái được thụ phấn thì mới cho quả nhé nhưng việc ngâu đậu quả khá hiếm gặp.
Nhiều bạn lầm tưởng giữ cây hoa Ngâu và nguyệt quế, vậy nếu bạn vẫn chưa phân biệt được thì hãy tham khảo cách phân biệt hoa Ngâu và hoa Nguyệt Quế trong phần chia sẻ trước nhé.
Tác dụng cây ngâu
Cây ngâu được trồng thành từng bụi hay có thể trồng trong chậu để trang trí trong sân vườn, công viên, đường phố, vỉa hè…ta cũng có thể trồng ngâu ở trong nhà bên cạnh cửa sổ hay cửa ra vào.
Nó mang đến cho không gian thêm phần xinh đẹp, xanh mượt mà, đồng thời ngâu còn hấp thụ khí độc nhả khí oxi tạo cho môi trường thêm phần trong lành, mát mẻ hơn.
Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong 3 loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Đôi khi hoa Ngâu cũng được dùng làm hoa cúng, hay là dùng như hương thơm ướp vào quần áo.
Ý nghĩa của cây ngâu
Cây Ngâu gắn liền với một điển tích về Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày lễ Thất tịch mưa ngâu; mà cây hoa ngâu được biết đến nhiều nhất với ý nghĩa ngợi ca về lòng chung thủy, khát vọng về tình yêu và sự tự do vĩnh hằng. Đây cũng là một cách lí giải khá hay và được biết đến khá rộng rãi trong văn hóa đại chúng.
Trong phong thủy thì ngâu còn có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó được sử dụng như một bức bình phong trước sân để trấn thủy, không chỉ thế cây còn được trồng như một cây giúp xua đuổi tà ma, mang bình an đến cho gia chủ.
Còn đối với văn hóa dân gian Việt Nam, Cây Ngâu đã xuất hiện từ ngàn xưa; gắn liền với hình ảnh bình dị, mộc mạc trong tín ngưỡng đình chùa; chứng kiến bao thăng trầm và sự chuyển mình của thời đại; vẫn khiêm tốn nép mình và thầm lặng góp một chút sắc hương cho cuộc sống.
Cách trồng và chăm sóc cây ngâu
Trồng hoa ngâu và chăm sóc nó phát triển không quá khó, ta chỉ cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Ngâu yêu cầu độ ẩm trung bình đất khá màu mỡ và thoát nước tốt chính vì thế nên chọn loại đất tơi xốp đủ dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt hơn.
Ngâu ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần vì thế nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng như thế cây sẽ phát triển tốt và cho hoa đều đặn.
Cũng cần tưới nước thường xuyên cho cây, bón phân định kỳ để ngâu đủ chất dinh dưỡng phát triển tốt. đồng thời thấy cây có dấu hiệu héo lá thì cần phải để ý ngay đến lượng nước, dinh dưỡng cũng như sâu bệnh hại nhé.
Không đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng, mỗi tháng một lần nên mang chậu cây ra ngoài trời một tuần.
Không đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
Trên đây là những thông tin về cây ngâu, Ngoctangarden.com hy vọng đã giúp đọc giả hiểu hơn và có thể tự chăm sóc chậu cây ngâu của mình luôn xanh tốt.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...