Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt. Chính bởi là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý “sanh, sung, tùng, lộc” mà được người chơi cây cảnh ca tụng. Vậy cây lộc vừng trồng trước nhà có tốt không? Có hợp phong thủy không?
1. Đặc điểm của cây lộc vừng
Cây lộc vừng hay có tên gọi khác là cây mưng, là loại che bóng mát, thân gỗ, tán rộng, cao khoảng 8 đến 12 mét và thuộc họ cây Lecythidaceae. Lộc vừng được xếp vào nhóm 4 loại cây tứ quý “Sanh, Sung, Tùng, Lộc” được các tín đồ yêu cây kiểng ca tụng.
Hoa lộc vừng có màu đỏ mọc thành từng chùm, có mùi thơm và dây hoa có thể rủ xuống dài tới 1 mét. Khi cao hơn 1 mét cây đã bắt đầu ra hoa và lúc trưởng thành cây ra hoa gần như suốt cả năm. Cây có quả màu xanh, thường đậu vào tháng 9, lá và chồi non có vị khá chát nên thường được dùng ăn kèm với các loại rau và thức ăn khác.
Đây là loại cây lâu năm, tuổi thọ sống cao, mọc hoang ở rừng thưa, thượng nguồn sông Cả, sông Mã, sông Hương và ven sông, vùng trung du. Lộc vừng ngày càng phổ biến và có mặt tại nhiều nơi trên khắp thế giới.
2. Một số loại cây lộc vừng
Vẻ đẹp quý phái, kiêu sa từ hình dáng cho đến hoa lá cành làm cho lộc vừng chiếm trọn sự yêu mến của nhiều người yêu thích cây hoa cảnh. Trên tiết diện ngang của quả, màu sắc và cách mọc hoa lộc vừng, người ta phân chia thành ba loại phổ biến sau:
Lộc vừng Cây Chiếc (Nam bộ)
Ở Việt Nam, loài này xuất xứ tại vùng ngập mặn ven biển Nam bộ, vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười, vùng Tứ Giác Long Xuyên và vùng Hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương. Chủ yếu cây được trồng với mục đích trang trí và che bóng mát.
Lộc vừng có hoa đỏ
Lộc vừng hoa đỏ được du nhập từ Pháp, trồng nhiều ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài lộc vừng có công dụng dược liệu quý.
Lộc vừng hoa chùm
Lộc vừng hoa chùm còn có tên là Chiếc chùm, Tam lang. Quả hình tròn, hoa có màu hồng hoặc trắng dạng chùm.
3. Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các ý nghĩa và lợi ích của cây lộc vừng dưới đây.
Thuộc bộ cây tứ quý có giá trị cao
Lộc vừng được xếp trong hàng tứ quý gồm các loại: “Sanh-Sung-Tùng-Lộc”. Trong đó sanh nghĩa là sinh sôi nảy nở (cây cau), sung biểu tượng cho sự sung túc (cây sung), tùng là biểu hiện cho sức khỏe và sức mạnh (cây tùng), còn lộc là tài lộc, thịnh vượng.
Rất tốt cho sức khỏe
Mùi thơm từ hoa lộc vừng xua đuổi muỗi và kiến bảo vệ sức khỏe bảo vệ gia đình bạn nếu trồng loại cây này. Quả lộc vừng có thể bào chế làm thảo dược, trị hen suyễn và ho khan, trị chàm da. Hạt lộc vừng trị các bệnh về mắt hay đau bụng.
Vỏ cây lộc vừng chứa nhiều vitamin có tác dụng hạ nhiệt, chữa đau bụng, đau nhức răng, tiêu chảy, vết thương do côn trùng độc cắn… Gỗ cây có tính cầm máu, rễ đắng dùng để giải khát, giải nhiệt. Cây lộc vừng già có thể chắn gió giúp làm sạch không khí, tạo không gian mát mẻ cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó, đọt non của cây còn có thể dùng để nấu canh chua và một số món cuốn. Tây y dùng một số hoạt chất từ quả và rễ cây để sản xuất thuốc kháng sinh chống viêm loét dạ dày, tá tràng…
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng trồng trước nhà
Tên cây lộc vừng được cho là phát lộc như vừng mè “tuy nhỏ nhưng nhiều”, dồi dào và có khả năng sinh sản tốt. Gốc cây to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ, bách niên giai lão.
Hoa màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng, phát lộc. Nhiều người tận dụng thời gian nở hoa để phát triển việc làm ăn, kinh doanh lớn với niềm tin khởi sự nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.
Tuổi đời cao lên đến hàng trăm năm, lộc vừng càng cao tuổi càng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, bởi cây là nơi tích tụ khí, càng sống lâu, thì tài lộc mang đến cho gia chủ càng nhiều.
Về mặt phong thủy, nên trồng cây trước nhà để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới gia chủ. Cửa chính là mặt tiền là nơi đón khí nên màu đỏ của cây lộc vừng mang phước lành đến cho mọi thành viên trong gia đình.
Sau khi tìm hiểu về các ý nghĩa phong thủy từ cây lộc vừng, chắc bạn cũng đã có lời giải đáp cho câu hỏi trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không. Vậy hãy nhanh tay kiếm cho mình một cây để trồng nhé.
4. Hướng dẫn cách trồng cây lộc vừng
Lộc vừng được trồng bằng hai phương pháp phổ biến:
– Phương pháp hữu tính (hạt chín cây): Dùng hạt để trồng. Bạn nên chọn những hạt già, đã chín.
– Phương pháp vô tính (chiết cành): Khi chiết cành, bạn nên chọn những cành cây khỏe, vỏ dày để cây có đề kháng tốt. Sau đó bóc vỏ một phần cây chiết cành, bó bầu bằng đất bùn, trấu, rơm, cạo sạch tơ, để từ 7 đến 10 ngày để kích thích ra rễ. Khi bọc nilông thì nên buộc chặt phần dưới, nới lỏng phần trên giúp kích thích rễ mọc nhanh hơn.
Để có hình độc đáo thì nên uốn tỉa cành khi còn non vào đầu mùa tháng 8 là tốt nhất. Trong khoảng thời gian 40 ngày trước khi cây trổ hoa nên bón phân NPK vi sinh ngâm với nước tiểu pha loãng tưới tuần 1 lần. Đây là mẹo trồng cây tốt khi cây còn nhỏ.
Cây lộc vừng nên được chọn trồng ở nơi có thoáng đãng, được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và ánh sáng để cây phát triển tốt, cho hoa xum xuê vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa mang nhiều may mắn cho gia đình bạn.
5. Lưu ý khi trồng cây lộc vừng trước nhà
Nếu đã có câu trả lời cho câu hỏi trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không, thì việc tiếp theo mà bạn nên quan tâm là chọn vị trí đẹp nhất trước nhà để trồng cây. Cụ thể là:
Không trồng duy nhất một cây, bởi theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng một cây to không những không làm tăng vượng khí mà ngược lại nó còn hút dương khí của căn nhà. Vì thế bạn phải trồng từ hai cây lộc vừng trở lên hoặc kết hợp với các loại cây kiểng khác sẽ làm dung hòa nguồn năng lượng bên trong, đồng thời cũng là để kiêng cữ việc chỉ trồng duy nhất một cây trước nhà.
Lựa chọn không gian thoáng đãng khi trồng cây. Phía trước nhà là nơi không khí lưu thông, quyết định sự hưng thịnh của gia chủ cũng như sức khỏe của mỗi thành viên trong nhà. Lời khuyên cho các gia đình diện tích sân quá hẹp, kín và khuất thì không nên trồng lộc vừng trước cửa nhà vì có thể chắn lối đi. Vậy nên cắt tỉa thường xuyên cho cây để tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ, tránh để cây mọc quá rậm rạp sẽ làm tắc đường sinh khí vào ngôi nhà của bạn.
Khi trồng cây phong thủy trước nhà, không nên để cây chết vì như thế sẽ dễ gây mất lộc, mất của. Nếu không may cây bị chết thì bạn hãy trồng cây khác vào vị trí đó.
Ngoctangarden.com mong rằng những chia sẻ về vấn đề “Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà hay không” sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn tìm được một không gian phong thủy tuyệt vời cho cả gia đình.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...