Cây Huyết Dụ Trong Phong Thủy Có Ý Nghĩa Gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Trong số các loại cây cảnh dùng để trang trí nhà cửa, nơi làm việc và các không gian xanh khác, Huyết Dụ cũng là cây được nhiều người ưa thích. Nhưng liệu cây Huyết Dụ có tốt cho không gian sống không? Đặc biệt cây Huyết Dụ trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào đối với gia chủ? Hãy giải đáp ngay thắc mắc này qua bài viết này.

cây huyết dụ trong phong thủy
Cây huyết dụ trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Sơ nét về cây Huyết Dụ

Cây Huyết Dụ được trồng ở rất nhiều nơi như phòng khách, hội trường, khách sạn,… Thường dùng để làm cảnh hoặc làm thuốc với dược tính rất tốt trong điều trị lao phổi với ho thổ huyết.

Thông tin chi tiết về cây Huyết Dụ: 

  • Tên gọi khác: Huyết Dụ Lá Đỏ, Phất Dụ, Thiết Dụ, Long Huyết
  • Tên khoa học: Cordyline Fruticosa
  • Thuộc họ: Loa kèn
  • Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới

Đặc điểm, hình thái của cây Huyết Dụ

đặc điểm cây huyết dụ

Thân cây

Huyết Dụ là cây thân gỗ, mọc bụi, thân mảnh, không phân nhánh, chiều cao có thể lên đến 3m. Thân cây sần sùi có nhiều đốt như các loại thân cây thuộc họ cau dừa.

Lá cây

Lá cây mọc đối xứng trải dài từ gốc nhưng tập trung nhiều nhất là ở phần ngọn, lá hình mác rộng dài từ 20 – 50cm, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng. 

Lá Huyết Dụ có màu sắc rất độc đáo, đây là sự pha trộn của nhiều màu như màu xanh hơi tía, màu đỏ tía, hồng tím… Cuống lá khá dài, khi già cuống lá rụng để lại sẹo tạo phân đốt trên thân cây. 

Hoa Huyết Dụ

hoa và quả cây huyết dụ

Hoa Huyết Dụ nhỏ, mọc thành chùm, nhiều nhánh. Mỗi hoa gồm 8 -10 cánh hoa nhỏ xếp thành 2 tầng sát nhau và cụp xuống cuống, bao bọc chung lấy 6 nhị ở giữa. Từ đỉnh các nhị lại nở ra bầu có 3 cánh nhỏ li ti màu vàng.

Hoa Tuyết Dụloài hoa nhiều màu sắc như tím nhạt, trắng hồng, trắng…, hoa nở từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả cây hình cầu rất mọng, có màu đỏ, mọc thành chùm dài trĩu xuống.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây Huyết Dụ ưa nắng, sinh trưởng và phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh sáng.

Thông thường, người ta thường chọn Huyết Dụ trồng trong chậu làm cây trang trí cho phòng khách, hội trường hoặc khách sạn. Ngoài ra, cây Huyết Dụ cũng rất được chuộng để trồng trong các bồn hoa và sân vườn.

Cây Huyết Dụ trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Cây Huyết Dụ trong phong thủy có ý nghĩa mang lại may mắn, giúp giữ tiền của, tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt, cây Huyết Dụ còn có thể ngăn cản, xua đuổi tà ma tấn công, phá hoại gia can. Hẳn thế khá nhiều gia đình chuộng trồng loại cây cảnh này trong nhà.

cây huyết dụ trong phong thủy

Theo ngũ hành cây Huyết Dụ thuộc hành hỏa do có màu đỏ và tính dương mạnh. Do đó, cây Huyết Dụ hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Hai mệnh này trồng Huyết Dụ làm cảnh sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống.

Tác dụng của cây Huyết Dụ trong y học

Ngoài có nhiều ý nghĩa đối với phong thủy thì cây Huyết Dụ còn có rất nhiều tác dụng có lợi, giúp ích cho y học.

Theo Đông y, cây Huyết Dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát giúp bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu rất hiệu quả. Đồng thời, Huyết Dụ còn có tác dụng rất tốt để dùng chữa các triệu chứng như: trị lao phổi, kiết lỵ, rong kinh, băng kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới, giảm đau, chấn thương bị sưng, viêm ruột, ho gà ở trẻ em. 

Cách trồng và chăm sóc cây Huyết Dụ

Cây Huyết Dụ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc để sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ cần lưu ý một vài thao tác là bạn có thể có ngay một chậu cây Huyết Dụ đẹp đẽ.

cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ

Cách trồng cây Huyết Dụ

  • Trước khi trồng cây bạn phải chọn vị trí trồng hoặc chậu cây có khả năng thoát nước tốt.
  • Loại đất để trồng phải tơi xốp, không có tính kiềm và giàu chất dinh dưỡng.
  • Khi Huyết Dụ vào chậu phải lấp lượng đất phủ hết đến cổ rễ của cây và ấn chặt để cây đứng thẳng. Sau đó, tưới nước đẫm đất sau khi trồng cây.

Cách chăm sóc cây Huyết Dụ

Huyết Dụ là cây chịu hạn kém, khi thiếu nước lá cây sẽ héo và chuyển sang nâu. Vì thế nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhưng lưu ý không được để ứ nước, vì đất quá khô hay quá úng cũng đều ảnh hưởng đến sự của cây.

  • Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và lây sang các cành, lá khác.
  • Nếu trồng Huyết Dụ trong chậu nên thay đất mỗi lần một năm, tốt nhất nên thay vào mùa xuân.
  • Bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón vào mùa đông.

Hy vọng thông qua những thông tin đầy đủ phía trên, có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về tác dụng cũng như ý nghĩa của cây Huyết Dụ trong phong thủy ra sao. Chúc bạn có thể thành công trong việc trồng và chăm sóc cây Huyết Dụ để có thể mang thêm nhiều may mắn và tài lộc về cho gia đình nhé!

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...