Bật mí cây hương thảo trồng trong nhà được không và những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại

5/5 - (1 bình chọn)

Cây Hương Thảo là loại thảo mộc có rất nhiều tác dụng tốt đối với con người. Cây vừa đuổi muỗi, an thần, trị bệnh, làm gia vị, làm nước hoa, … lại còn có thể thanh lọc không khí, là cây phong thủy may mắn. Đồng thời, đây cũng là cây cảnh trang trí rất đẹp mà nhiều ưa chuộng trồng trong nhà. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn cây hương thảo trồng trong nhà được không thì hãy tìm hiểu chi tiết trong phần chia sẻ này nhé!

cây hương thảo trồng trong nhà được không
Cùng tìm hiểu liệu cây hương thảo trồng trong nhà được không nhé

Đặc điểm cây hương thảo

Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Rosemary xuất phát từ tên gọi Latinh, từ “rosmarinus” — có nghĩa là “sương mai của biển“.

Cây mọc thành bụi, phân nhánh, nhiều lá. Lá cây nhỏ hình dải không cuống và có mép gập xuống dưới. Lá màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới.

Tác dụng cây hương thảo

Đối với không gian sống : Mùi thơm của cây hương thảo có thể khuếch tán trong phòng rộng 15m2 vẫn ngửi thấy. Cây hương thảo đặc biệt phù hợp với nhân viên văn phòng, bà mẹ sau sinh và trẻ em. Đặc biệt, cây có một công dụng khá hữu ích và được rất nhiều người khai thác, đó chính là đuổi muỗi. Hương thảo có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm từ tinh dầu của nó có thể đuổi muỗi một cách tự nhiên mà không cần sử dụng các loại thuốc diệt muỗi có mùi khó chịu trên thị trường. 

++ Đối với việc nấu nướng : Hương thảo là cây gia vị cực kỳ đặc biệt thông dụng vì nó có vị đắng nhẹ rất quyến rũ. Mùi của cây hương thảo có thể át mùi tanh của thịt cá, tạo thêm vị đặc biệt khi làm các món nướng như pizza, gà nướng, tôm nướng.

++ Đối với việc phát triển trí não, tư duy: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh mùi của cây hương thảo giúp con người tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Đặc biệt tinh dầu của cây kích thích phát triển trí não của trẻ em, giúp trẻ hoạt bát hơn, học tốt và nhanh thuộc bài hơn. 

++ Đối với y học: Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu. Tinh dầu có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Ở châu Âu người ta cũng dùng lá hương thảo làm pomat và thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu.

Ý nghĩa phong thủy cây hương thảo

Cây hương thảo có rất nhiều công dụng và được mọi người sử dụng làm hoa để trưng trong nhà, theo phong thủy, thì việc trồng cây hương thủy trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Gia đình làm nên ăn ra, công việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi và đạt được thành công. Đồng thời gia đình ấm êm, hạnh phúc, con cháu hiếu thuận, gia đình lúc nào cũng tràn đầy tiếng cười.

Từ thời xa xưa, thì cây hương thảo đã được coi như là một loại cây trồng thiêng liêng, nó có thể kết nối giữa sự sống và cái chết, cây hương thảo được xem như là một biểu tượng của sự trung thành và lòng tri ân sâu sắc. Có nhiều người đeo hương thảo ở cổ nhằm mong muốn có thể mang lại nhiều điều may mắn cho bản thân mình, xua đuổi ma quỷ.

Và những người nếu như có hay ngủ mơ thấy ma quỷ, những giấc mơ xấu thì có thể đặt một nhánh lá hương thảo dưới gối để có thể tránh được những giấc mơ rùng rợn, đáng sợ đó.  Cây hương thảo hấp thu những vận khí tốt của trời đất, giúp cho ngôi nhà trở nên yên bình, vui vể và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn hơn.

Cây hương thảo là loài cây mang đến sự may mắn và bình an cho gia chủ, do đó bất cứ bản mệnh nào cũng đều có thể sử dụng cây hương thảo. Tuy nhiên cần bài trí cây đúng cách để tận dụng hết yếu tố phong thủy giúp gia chủ thêm vượng khí. 

Tốt nhất với những người thuộc mệnh Hỏa nên đặt cây theo hướng Tây Nam – Nam, còn với người thuộc mệnh Mộc thì nên đặt cây theo hướng Đông – Đông Nam. Ngoài ra nên đặt cây ở gần vị trí có ánh sáng để giúp cây hương thảo có thể sinh trưởng tốt hơn.

Cây hương thảo trồng trong nhà có được không?

Đúng như tên gọi, hương thảo có mùi rất thơm và dễ chịu, lan tỏa khắp xung quanh nhà nên cây thường được trồng chủ yếu trong chậu và đặt ở bàn làm việc, kệ sách, phòng ngủ, nhà bếp…

Hầu nhưu cây hương thảo không có hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên hương thơm của cây có thể gây hưng phấn và kích thích não bộ nên những người có hệ thần kinh nhạy cảm hay bệnh về não nên cẩn thận khi sử dụng.

Vậy có nên trồng cây hương thảo trong nhà không, thì là có nha. Bạn có thể trồng hương thảo trong chậu rồi trang trí ở nhiều nơi trong nhà, ngoài vườn, ban công, sân thượng… Bạn có thể trồng hương thảo vào chậu để trang trí, cải thiện sức khỏe, ngăn muỗi, đặc biệt hương thảo còn giúp loại bỏ căng thẳng, tăng cường trí nhớ, giúp tinh thần sảng khoái khi học tập và làm việc.

Cây hương thảo là một loại cây khá nhỏ và thích hợp để trồng trong chậu trưng bày ở phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, cạnh cửa sổ… vừa mang tính thẩm mỹ lại vừa hợp phong thủy cho gia đình.

Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo

Để trồng cây hương thảo trong chậu, bạn có thể trồng hạt giống, cây giống hoặc giâm cành.

a. Cách giâm cành cây hương thảo

Để giâm cành cây hương thảo, bạn chọn nhánh cây khỏe mạnh, dùng dao cắt một đoạn khoảng 10cm – 15cm, sau đó tuốt sạch lá ở đoạn cắt khoảng 3cm – 4cm, rồi cắm cành cây vào ly nước đã được pha một ít thuốc kích rễ, nước không ngập đến lá để tránh úng lá.

Đặt nhánh cây nơi khô thoáng, có ánh sáng nhẹ, đợi khoảng 3 tuần, khi nhánh hương thảo mọc rễ thì mang trồng xuống đất.

b. Cách xử lý hạt giống cây hương thảo

Hạt giống sau khi mua về, bạn ngâm hạt trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong vòng 30 phút. Sau đó vớt hạt ra rồi gieo vào khay gieo hạt chuyên dụng. Để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng viên nén xơ dừa để ươm hạt.

Khi cây lên được 5cm thì bắt đầu tưới chế phẩm kích rễ như N3M, Roots 2… định kì 2 tuần/ lần, khoảng 20 – 25 ngày sau cây bắt đầu phát triển, đầy đủ lá thì đem trồng vào chậu.

c. Cách trồng cây hương thảo trong chậu

Bộ rễ của cây hương thảo khá nhạy cảm và dễ bị thối khi úng nước, vì vậy đất trồng cây hương thảo cần phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh.

Đất trồng cây hương thảo bạn có thể phối trộn theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùng quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.

Để tiện lợi, nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp nhưng đất vẫn đầy đủ dinh dưỡng và sạch mầm bệnh, bạn nên dùng đất hữu cơ chuyên cho cây cảnh. Đây là dòng đất sạch hữu cơ tiến tiến nhất thị trường đất trồng hoa, cây kiểng hiện nay.

Để trồng cây hương thảo vào chậu, bạn cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm. Sau đó đặt cây con vào rồi lắp đất lại. Tưới giữ ẩm 1 – 2 lần/ ngày.

7. Cách chăm sóc cây hương thảo

a. Ánh sáng

Cây hương thảo không cần ánh sáng quá mạnh, bạn có thể trồng ngoài vườn hay trong nhà đều được. Nếu trồng ngoài vườn, bạn nên trồng dưới bóng râm các cây lớn hoặc che lưới, để tránh nắng gắt làm cháy lá, khô cây.

Nếu bạn trồng cây hương thảo trong nhà, bạn đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc có nắng buổi sáng, thời gian chiếu sáng 4 – 6 giờ mỗi ngày.

Cây hương thảo có biên độ nhiệt khá rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 – 30 độ C.

b. Chế độ tưới nước

Cây hương thảo không thích ẩm ướt, rễ cây cũng nhạy cảm và hay bị thối nếu tưới quá nhiều nước. Vì vậy, thời điểm thích hợp để tưới nước là vào sáng sớm, tưới vừa đủ ướt đất trong chậu là được.

Nếu bạn đặt cây hương thảo trong nhà bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ được tưới lên gốc cây, không nên tưới lên lá, ngọn cây.

c. Phân bón cho cây hương thảo

Bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ như trùn quế viên, Dynamic lifter… đồng thời kết hợp các loại phân bón qua lá như Seasol, Powerfeed… sẽ giúp cây tốt hơn.

Đồng thời, 15 – 20 ngày/ lần bón luân phiên thêm các loại NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20, 15-5-30… trong suốt vòng đời của cây.

d. Phòng trừ sâu bệnh

Cây hương thảo ít gặp các bệnh về sâu hại nhưng hay bị thối lá hoặc thối rễ khi để cây ở môi trường quá ẩm ướt.

Tuy nhiên, đối với bọ trĩ, nhện đỏ bạn nên phun phòng ngừa bằng các hoạt chất sinh học như dịch tỏi, Neem Chito… Khi phát hiện bọ trĩ, nhện đỏ, bạn nên cách ly, sau đó tiêu hủy các lá bị hại nặng, phun thuốc đặc trị như Radiant, Confidor, Yamida, Ortus 5SC, SK EnSpray 99EC…

Đôi khi bạn sẽ thấy lá cây hương thảo bị đen, rụng, rễ bị thối là do giá thể bạn trồng quá nhiều xơ dừa, cây bị dư nước. Bạn cần hạn chế tưới nước lại, đồng thời đem cây đến nới có nhiều ánh sáng vào buổi sáng sớm.

Hy vọng bài viết đã đánh tan lo lắng “cây hương thảo trồng trong nhà được không” của bạn. Và nếu bạn yêu quý loài cây cảnh đặt biệt này, thì hãy nhanh chóng chọn những chậu hoa xinh xắn về trang trí cho căn nhà của mình nhé.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...