Cây hoa tử đằng nổi tiếng là loài hoa đẹp, mọc thành chùm lớn có màu sắc rực rỡ, thu hút người nhìn. Thế nhưng dường như ít ai hiểu hết được ý nghĩa sâu xa của tử đằng trong thế giới các loài hoa. Vì vậy, hãy cùng Ngọc Tân tìm hiểu về đặc điểm, truyền thuyết, ý nghĩa, phân loại và cách trồng của hoa tử đằng nhé!
Đặc điểm cây hoa tử đằng
Cây hoa tử đằng có mặt ở Việt Nam khoảng 6,7 năm gần đây và nhớ vào khả năng thích nghi của mình loài cây này ngày càng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để trồng ở sân vườn hoặc dùng để trang trí trong nhà. Giàn hoa tử đằng sẽ giúp gia chủ có một không gian sinh động, đầy chất thơ tựa như “bồng lai tiên cảnh” gây ấn tượng và thu hút mọi ánh nhìn.
Cây tử đằng theo nghĩa Hán Việt thì “tử” là màu tím còn “đằng” nghĩa là dây leo. Tức là loài cây này thuộc dòng thân leo và có hoa màu tím, trồng lâu năm thân sẽ hóa thân gỗ.
Cây tử đằng sống khá lâu năm, tuổi thọ cây hoa tử đằng lớn nhất được ghi nhận năm 2021 là 153 tuổi (ở công viên Ashikaga). Thân cây leo giàn vươn đến 20 mét và cỏ khả năng lan rộng ra đến 15 mét (trải dài khoảng 200m2-300m2). Hoa thường mọc thành chùm lớn và có màu sắc rất rực rỡ như tím, trắng, hồng cùng một mùi hương đầy quyến rũ khiến nhiều người say đắm.
- Tên thường gọi: Tử đằng
- Họ: Đậu
- Tên gọi khác: hoa đậu tím, đậu tía, chu đằng, đằng la, hoa Fuji.
- Tên khoa học: Wisteria sinensis.
- Xuất xứ: từ Nhật Bản, Trung Quốc
Lá tử đằng thuộc dòng đối xứng, hình dạng thon, hơi nhọn về phía đầu lá, chiều dài lá khoảng 4cm-7cm. Gân lá cây tử đằng nhỏ, để lá tử đằng về hướng mặt trời có thể nhìn thấy ánh sáng ở phía sau mặt lá.
Hoa tử đằng có khá nhiều màu sắc với ý nghĩa sâu sắc khác nhau: màu xanh, màu trắng, màu hồng,… nhưng ta thường thấy màu tím là phổ biến nhất. Hoa tử đằng thuộc dòng chùm rũ, chiều dài chùm hoa dao động từ 40cm-70cm. Ở Nhật Bản thì hoa tử đằng nở từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm. Tuy nhiên, do khí hậu Việt Nam có phần khác biệt hơn nên tử đằng nở tùy theo vùng. Cụ thể:
- Miền Bắc: Hoa nở từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
- Miền Trung: Hoa nở từ tháng 4 đến thàng 6 hằng năm.
- Miền Nam: Hoa nở từ tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.
Về khí hậu, Tử đằng là loài cây ưa lạnh, chúng sống tốt trên nhiều loại đất. Ở những nơi nhiệt độ cao thì cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng không tốt như ở các vùng có khí hậu lạnh.
Phân loại hoa tử đằng
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10 loại cây tử đằng được ghi nhận. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là 2 loại có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Hoa tử đằng Nhật Bản
Không chỉ nổi tiếng như hoa anh đào, nhưng Nhật Bản là vùng đất được nhuộm tím trời bằng hoa tử đằng mộng mơ.
Thân cây tại Nhật Bản là loại cây thân gỗ, khẳng khiu. Thế nhưng, khi đến mùa hoa, thì cây như được thức tỉnh lại với sắc màu thơ mộng. Vì thế, đi du lịch Nhật Bản vào thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 chính là lúc tốt nhất để du khách có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức được vẻ đẹp ma mị, huyền ảo, cuốn hút của hoa tử đằng.
Hoa tử đằng Trung Quốc
Cây Tử Đằng đầu tiên ở Trung Quốc được tìm thấy vào năm 1894. Cây hoa này nở thành từng chùm với nhiều màu sắc khác nhau, rất đặc biệt. Cây có dáng vẻ rủ xuống một cách độc đáo nên loại hoa này rất được yêu thích bởi những người có niềm đam mê canh cảnh.
Tử đằng Trung Quốc thuộc dạng hoa leo, thế nên vào mùa hè, loài hoa này có khả năng che nắng khá tốt. Hiện nay, cây hoa tử đằng Trung Quốc đã được giới trẻ biết đến nhiều hơn và được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sau khi được du nhập vào Việt Nam, quá trình phát triển của tử đằng khá tốt vì khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng. Tuy nhiên, do đặc tính ngủ đông nên hoa tử đằng sẽ có mùa rụng lá vào thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, đây là loài cây vừa thuộc thân leo, vừa thuộc thân gỗ. Đồng thời, thân và cành của chúng cũng rất khẳng khiu và thiếu sức sống như hoa tử đằng Nhật Bản khi chưa đến mùa.
Hơn nữa, vì cây tử đằng là cây có tuổi thọ khá lâu, thế nên khi làm giàn, người chơi cây cần đảm bảo rằng giàn để có thể đỡ được cả thân và cành của cây.
Đặc biệt, với những sắc màu cơ bản, xinh xắn như: trắng, hồng, tím, kèm thêm thời điểm ra hoa rơi vào tầm đầu tháng 4 (bắt đầu mùa hè) nên hoa tử đằng còn được coi là loài hoa tượng trưng cho mùa hè.
Truyền thuyết cây hoa tử đằng
Ngày xưa khi thế giới đang còn bị lũ quỷ giữ thống trị, đêm đến là chúng sẽ xuất hiện và giết hại người dân vô tội. Nhưng lũ quỷ này lại mê mẫn công chúa và trang giành nhau để có được nàng, không được rhi2 chúng bắt đầu bắt giam phụ nữ và các bé gái trong ngôi làng lại. Một ngày nọ, bọn quỷ định đến bắt bà Okihina, nhưng bà có ba người con trai bảo vệ chi mình. Họ quy ước sẽ thay phiên nhau ở nhà bảo vệ mẹ với cây kiếm bảo vật của gia đình truyền lại để trấn áp ma quỷ. Hai ngày trôi qua bình yên ngày thứ 3..
Chàng canh chừng đã lâu mà không nhưng không thấy gì, vừa định vào nhà ăn trưa thì chàng đã bị một con quỷ biến thành một cô gái lừa anh ta. Chúng bắt mẹ của chàng đi mất, khi tỉnh dậy chàng không biết phải làm sao đánh thắt lưng rồi lên đường tìm đến nơi quỷ ở để cứu mẹ. Đi mãi chàng gặp một ông cụ đang ngồi bên đường, xin chàng mẫu bánh mì, cậu đưa xong thì chàng hỏi ông cụ đường đi về hướng Nam. Rồi tiếp tục hành trình.
Mải miết đến cuối ngày, chàng lại gặp ông cụ. Ông cụ lại nhờ chàng đào hố trồng cho mình một cây táo, xong việc chàng lại hỏi đường đến nơi quỹ ở. Ông chỉ về hướng Bắc, chàng lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, kết quả vẫn là quay lại chỗ ông cụ ngồi. Ông cụ lại khẩn khoản nhờ chàng giết một con rắn độc trong lều.
Sau đó, ông cụ nói rằng “Ta đã thử thách con ba lần về tính chia sẻ, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con hãy đi về hướng Nam, nơi ấy chính là hang quỷ”. Sau đó, ông cụ cho chàng câu thần chú có thể biến mọi việc theo ý mình, nhưng lần thứ 3 phải trở thành người ngay nếu không thì cậu sẽ phải vĩnh viễn chịu hậu quả khôn lường.
Nói xong chàng trai đi về hướng Nam, đến khi chàng thấy ngọn lửa xanh leo lét trong đêm, và chàng nhìn thấy mẹ, chàng đọc thần câu chú biến mình thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi nơi này. Bọn quỷ khi biến bà Okihina bỏ trốn liền đuổi theo. Mẹ con chàng chảy mãi việc đó cho đến khi cập vào bãi cát thì chàng liền biến thành con ngựa đưa mẹ vượt sa mạc.
Tuy nhiên, khi bọn quỷ đuổi theo phía sau, chàng liền biến thành cây cổ thụ với những tán lá xum xuê, hương thơm từ những chùm hoa tím này rất nhẹ nhàng để bà mẹ Okihina có thể ẩn mình, thoát khỏi sự truy đuổi của loài quỷ. Từ đó về sau, cây cổ thụ này được gọi là cây hoa tử đằng, là loài hoa đặc biệt thể hiện tình cả, sự yêu thương và còn mang đến sự may mắn nữa đấy.
Ý nghĩa hoa tử đằng
Hoa tử đằng có khá nhiều ý nghĩa sâu sắc mà nhiều người chưa biết đến. Hoa có nhiều ý nghĩa trong phong thủy lẫn về màu sắc. Hoa thường nở vào đầu hè nên còn được mọi người xem là loài hoa đại diện cho mùa hè.
Trong phong thủy
Theo phong thủy của người phương Đông, hoa tử đằng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt sau:
- Mang lại sự may mắn, một sự khởi đầu thuận lợi cho gia chủ hoặc một công việc, dự án sắp được thực hiện hay hoàn thành. Thế nên, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các cây tử đằng bonsai được trang trí ở trong công ty, doanh nghiệp từ vừa đến lớn.
- Đồng thời, cây hoa tử đằng còn mang ý nghĩa như một lời chào mừng, chào đón nồng nhiệt. Vì thế, chúng thường được dùng ở hầu hết các buổi tiệc tân gia,khai trương, tiệc chào mừng, …
- Ngoài ra, Loài hoa này còn thể hiện tình cảm với người khác giới một cách tinh tế, nhất là vào buổi gặp gỡ đầu tiên
- Hoa tử đằng còn có ý nghĩa là một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt của tuổi trẻ cùng sự bất hữu về thời gian.
Trong màu sắc
Ý nghĩa của cây hoa tử đằng trong từng màu sắc như:
- Màu tím: Cây tử đằng màu tím được xem là biểu tượng tượng trưng cho sự thủy chung và son sắt trong tình yêu.
- Màu hồng: Tử đằng màu hồng mang ý nghĩa cho những cảm xúc thăng trầm trong tình yêu. Màu hồng cũng là màu sắc đại diện cho những người con gái trong độ tuổi mười tám đôi mươi.
- Màu trắng: Đối với người Nhật, những cây hoa tử đằng mang màu trắng mọc thành chùm nên chúng được xem là biểu tượng của tình bạn. Ngoài ra, màu trắng còn là màu của sự may mắn, thuần khiết và tinh khôi.
- Màu xanh: Ở Việt Nam, hoa tử đằng xanh đại diện cho một sự khởi đầu thuận buồm xuôi gió.
Cách trồng và chăm sóc hoa Tử đằng
Tử đằng là loài hoa có sức sống mãnh liệt nên cách trồng và chăm sóc loài hoa này không có gì quá phức tạp và công sức bỏ ra cũng không nhiều.
Trồng hoa
Bạn có thể trồng hoa Tử đằng bằng cách gieo hạt hay chiết cành đều được. Trong đó, chiết cành có nhiều ưu điểm hơn vì giúp cây phát triển tốt và nhanh ra hoa hơn.
Chuẩn bị đất
Đất để trồng Tử đằng chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp, trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa là có thể trồng. Tất nhiên, nếu có thể thì các bạn nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt nhất.
Gieo hạt
Bạn nên gieo hạt vào khoảng thời gian tháng 3 đến 4 hàng năm. Đầu tiên, bạn ngâm hạt giống cây trong nước khoảng 1 ngày. Sau khi ngâm hạt, bạn lấy ra và gieo hạt vào đất đã chuẩn bị trước, để ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng quá gắt chiếu vào.
Dùng bình xịt phun nước để giữ ẩm cho đất hàng ngày, sau gần 1 tuần là hạt sẽ nảy mầm. Bây giờ, bạn có thể tách cây ra khỏi khu vực đất vườn hoặc chậu để trồng tiếp.
Chiết cành
Bạn cần chọn một cành to khỏe, không có sâu bệnh. Sau đó, thực hiện khoanh vỏ, đắp bầu đất vào khu vực khoanh vỏ đó. Sau vài ngày, cành mọc rễ thì bạn cắt cành và trồng ra khu vực đã định trước. Vậy là xong, trồng theo cách chiết cành cây sẽ sống khỏe và nhanh ra hoa hơn.
Ánh sáng
Dù thích hợp với khí hậu lạnh, nhưng cây hoa tử đằng lại là loài cây ưa ánh sáng, bạn nên trồng ở các khu vực thoáng. Thời gian đầu cây còn yếu thì các bạn nên có biện pháp che khi nắng quá gắt.
Tưới nước
Cây hoa tử đằng không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất trồng cây thường xuyên là được. Khoảng 2 ngày bạn tưới một lần cho ẩm đất, nếu thấy đất nhanh khô thì có thể tưới nhiều hơn. Ngược lại, nếu thấy đất quá ướt thì nên giảm số lần tưới lại để tránh tình trạng ngập úng, thối rễ.
Dinh dưỡng
Tử đằng khá dễ sống nên phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất khô cằn. Nhưng tốt nhất bạn hãy chọn đất thịt, có nhiều dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Khoảng 3 – 4 tháng, bạn nên bón phân hữu cơ, phân vi sinh cho hoa một lần, nhớ rải đều khu vực xung quanh và không được bón trực tiếp vào gốc vì có thể gây cháy rễ.
Tạo hình
Vì là cây dây leo nên việc tạo hình cho hoa Tử đằng khá đơn giản, tùy vào giàn leo mà cây sẽ phát triển theo nhiều hình dáng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị một giàn leo thật đẹp để hoa phát triển thật đẹp nhé.
Trị bệnh
Là cây dây leo, phủ tán rộng nên cây mắc sâu bệnh là điều không tránh khỏi. Các bệnh thường gặp ở hoa Tử đằng như đốm lá, bọ cánh cứng, rệp, chết mầm non… Bạn cần thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện và mua thuốc trị sâu rầy về phun để không ảnh hưởng tới sức sống cũng như thời gian ra hoa của cây.
Cây hoa tử đằng có độc không?
Hoa tử đằng có vẻ ngoài tuyệt đẹp, cuốn hút người nhìn nhưng cũng chứa một lượng độc tố lớn trên khắp cây chỉ trừ phần hoa. Nếu như bạn ăn phải lá hay quả của hoa tử đằng thì sẽ gây ra tình trạng như tiêu chảy, đau bụng và cũng có thể mất mạng người nếu không được chữa trị kịp thời. Thế nên, khi phát hiện người bị trúng độc do tử đằng thì nên đưa người đó đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
Tuy nhiên, trong y học cây hoa tử đằng cũng là một vị thuốc có nhiều công dụng. Sau khi được xử lý đúng kỹ thuật thì vỏ, hoa và thân cây tử đằng đều có thể dùng trong việc làm thuốc giúp tiêu độc khử trùng cực kỳ hiệu quả.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về hoa Tử đằng. Hy vọng qua đây bạn có thể tự mình trồng và chăm sóc loài cây xinh đẹp, cuốn hút này cho tới khi thành giàn, trổ bông thơm ngát. Chúc các bạn thành công có cho mình một giàn tử đằng bắt mắt và cuốn hút người nhìn.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp cây gì? Gợi ý top 11 cây mang đến may mắn, tài lộc
Việc chọn cây hợp tuổi không chỉ tạo không gian sống hài hòa mà còn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...