Cây cau lùn – Cây cảnh siêu đẹp, dễ chăm sóc cho mọi cảnh quan

5/5 - (1 bình chọn)

Cây cau lùn có trái quanh năm và được xếp vào hàng cau cảnh. Người ta yêu thích giống cau lùn bởi nó có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu và khi hoa bắt đầu trổ buồng, nó rủ xuống thành từng chùm trông rất đẹp mắt. Bên cạnh đó, cây còn có ưu điểm có tán rộng che nắng hiệu quả, ít rụng lá và dễ chăm sóc.

cây cau lùn

Đặc điểm cây cau lùn

Cây cau lùn là một trong số những loại cây thuộc họ cau dừa đang rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh hiện nay. Cây cau lùn là loại cau có tốc độ sinh trưởng của cây chậm hơn những cây khác nên chiều cao của nó cũng tăng chậm hơn theo ngày tháng so với các cây cùng họ. Mất khoảng 20 năm thì cây mới cao được khoảng 2m vì thế nó có tên gọi là cau lùn. Bù lại, cây cau lùn có sắc xanh thẫm của lá, xanh mướt của thân nên trông rất mát mắt.

cây cau lùn
  • Tên thông thường: cau lùn
  • Tên khác: cau hương, Tân lang, binh lang
  • Tên khoa học: Areca catechu
  • Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)
  • Chiều cao lóng: 1 – 1,5m

Cây cau lùn thuộc họ cau cho nên thân hình cũng sẽ tương đối giống với những loại cau truyền thống. Tuy nhiên, đối với loài cau lùn này, thì phải mất tới 10 năm để cây có thể đạt được đến chiều cao 2m. Cây cau có thân dạng cột, mọc thẳng, chia thành nhiều đốt nhỏ , gốc phình to dần từ dưới lên trên.

Lá cau thuộc dạng lá kép lông chim, mọc tập trung ở đầu cành. Phần đầu cành lại có các bẹ bao bọc cây, thường được gọi là mo cau. Các mo cau và lá cau đều có màu xanh mướt.

Hoa cau thường có màu trắng hoặc xanh, mọc ra từ nách lá, thành từng chùm mỗi hoa có nhiều cành hoa nhỏ, trên cành có chi chít những bông hoa cau màu trắng sữa.

Qủa cau thuộc dạng quả hạch, hình trứng thuôn dài, nhọn ở 2 đầu. Vỏ quả cau cứng, bên trong có một hạt. Lúc non có màu xanh đậm, khi chín thì chuyển sang màu vàng hoặc vàng cam, quả có vị nồng, hăng.

Cau lùn có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với những cây khác cùng loại, nhất là trong phát triển chiều cao, phải mất 20 năm thì cây mới cao được khoảng 2m.

Tác dụng của cây cau lùn

cây cau lùn
  • Cây Cau Lùn thuộc loại cây ưa sáng, sống ở điều kiện nóng ẩm, có khả năng chịu khô hạn. Cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất miễn là đủ ẩm và không quá khô hạn.
  • Cau lùn có dáng đẹp nên được làm cây cảnh công trình và thường được trồng trong công viên trên đường phố và trong vườn nhà.
  • Không chỉ vậy, cây còn được trồng để hái lấy quả phục vụ cho nhu cầu của con người.
  • Cau Lùn không chỉ tạo cảnh quan mà còn góp phần lọc khí thải, bụi, làm tươi mát bầu không khí.
  • Cây cau còn có ý nghĩa trong mâm cỗ các gia đình trong những ngày lễ, tết hay có việc lớn. Những ngày đó, họ vẫn phải có trầu cau trên mâm cúng. Trầu cau với ý nghĩa muốn gửi lên cho tổ tiên và các bậc tiền bối lòng thành kính của mình.
  • Hiện nay cây cau lùn được các chủ biệt thự resost đưa vào trồng cây tạo cảnh quan rất đep hơn thế nữa theo quan điểm cửa người sưa cây cau lùn sua đuổi tà khí vận đen cho gia chủ các cụ sưa có câu ” Trước trồng cau sau trồng chuối ”

Ý nghĩa phong thủy cây cau lùn

Từ xưa các cụ đã nói: “Trước cau, sau chuối”, đó chính là lời khuyên ẩn chứa ý nghĩa và giá trị văn hóa của người dân Việt Nam, sở dĩ các cụ khuyên như vậy là bởi vì trồng cau trước nhà là để đón gió mát từ hướng Nam và Đông Nam, Tây Nam, ngoài ra việc trồng cau lùn tại khuôn viên cũng giúp mang lại may mắn và vượng khí cho gia chủ.

cây cau lùn

Cây cau lùn được sử dụng nhiều trong các đám hiếu hỉ, giỗ chạp… bởi nó tượng trưng cho sự may mắn, sự khởi đầu tốt đẹp.

Ngoài ra, cau lùn có thân cây thẳng, lá, hoa sum suê biểu tượng cho sự phú quý, may mắn, là một trong những cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng. Hàng cau sẽ như bức tường chắn cho ngôi nhà để tránh những điều không tốt, loại bỏ những vận xấu.

Ngoài ra, việc trồng cau trước nhà còn giúp tạo luồng khí mát cho ngôi nhà của bạn, không gian trở nên thông thoáng hơn.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cau lùn

Cau lùn cho quả ra ngay từ những đợt đầu tiên, có những chùm quả trĩu xuống gần sát mặt đất. Cau lùn rất ít sâu bệnh và cũng không kén đất. Kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Thời gian thích hợp nhất để trồng cây là khoảng từ tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm.

Chọn giống

cây cau lùn
  • Để có giống, trước hết phải chọn cây mẹ tốt, đó là những cây dưới 8 tuổi, có buồng trái to, quả đều và đã bắt đầu chín đỏ. Hái quả xuống, đựng vào bao tải ẩm và cất vào nơi thoáng mát.
  • Khoảng 20 ngày sau, mở bao nếu thấy đầu cuống quả có nẩy lên một mộng nhỏ màu trắng, to bằng hạt đậu xanh thì nghĩa là cây đã nẩy mầm.
  • Lấy những quả này ươm tiếp trong cát ẩm, khoảng 20 ngày sau kiểm tra, quả nào nảy mầm thì đưa ra trồng vào túi bầu. Thành phần các chất trong túi bầu gồm 4 phần đất pha cát và 1 phần phân hoai mục. Đặt mầm hướng lên trên rồi phủ đất.

Đất trồng

Nên chọn loại đất pha cát kết hợp trộn đều với phân chuồng hoai mục, trộn theo tỷ lệ 4:1, với 4 phần đất pha cát và 1 phần phân chuồng hoai mục. Khi trồng phải đặt mầm hướng lên trời để cây mọc thẳng.

Kỹ thuật trồng

Sau khi chọn vị trí trồng cây cau lùn thích hợp, đào những hố sâu để bầu đất ngập bộ rễ, trước khi trồng nên bón lót phân chuồng và phân hữu cơ, kết hợp với bón vôi để phòng trừ sâu bệnh. Nơi trồng phải có đầy đủ ánh sáng, không đặt nơi có ánh sáng yêu sẽ làm bản ls mỏng, cây sinh trưởng yếu.

Như các loại cây khác kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng cần chú ý tới đào hố. Hố nên đào hình vuông.

Ngoài ra, khi trồng nên chú ý đến lượng nước tưới. Cây có nhu cầu nước khá cao để nhanh ra nhánh, phải thường xuyên giữ ẩm cho đất, nên tưới một ngày 2 lần. Mặc khác, định kỳ 2 tháng phải tưới thêm phân chuồng 1/15 – 1/20 để thúc cho cây có bộ lá xanh tốt.

Chăm sóc cây cay lùn

cây cau lùn

Sau khi cây đã trưởng thành thì bạn không cần tưới quá nhiều nước nhưng vẫn phải duy trì cung cấp nước cho cây.

Ở giai đoạn đầu cây khá dễ bị bệnh vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Thường thì cây cau lùn dễ bị các bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy… Nếu cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.

Ngòai ra ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ợ bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v… (có hướng dẫn liều lượng ở nhãn, bao bì) phun xịt.

Ươm, trồng cau lùn, nếu làm qui mô, bài bản, thì thu nhập rất cao, vì ít sâu bệnh, phí tổn thấp, không cần diện tích lơn. Nếu trồng vài cây trong vườn, vừa có nguồn thu nhập, vừa có khoảng không gian xanh, đẹp.

Cây cau lùn hiện đang rất được yêu thích không chỉ trồng tại vườn nhà, trước cửa nhà mà còn trong các công trình, resort. Vì thế nếu yêu thích họ cau, bạn có thể xem xét để chọn cây cau lùn nhé.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp cây gì? Gợi ý top 11 cây mang đến may mắn, tài lộc

Việc chọn cây hợp tuổi không chỉ tạo không gian sống hài hòa mà còn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...