Hiện tại, Ngọc Tân cung cấp những chậu cây thiết mộc lan
để bàn nhỏ gọn, nhiều mẫu mã thích hợp những trị ví nhỏ, hẹp như bàn học, bàn làm việc,
kệ sách, quần lễ tân, … Bên mình có cả cây thủy sinh và chậu sứ, cả cây gốc lớn và cây
gốc nhỏ với những chiếc lá xanh vàng bóng mượt, tươi tắn.

Cây thiết mộc lan để bàn

Điểm đặc biệt bên mình so với những vườn khác là có cả nền sỏi bình thường và nền cỏ may mắn xanh mướt, sinh động giúp không gian sáng hơn, thanh lịch hơn. Vì thế, bạn có thể dùng chậu thiết mộc lan để trang trí hoặc làm quà tặng rất phù hợp.

Trong những dòng cây dễ chăm như trầu bà, xương rồng, trúc cảnh, thì thiết mộc lan theo kinh nghiệm của mình là cực kỳ dễ sống, dễ chăm phù hợp với nhiều điều kiện sống khác nhau, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, bên mình đều là cây đã ra chồi, bạn chỉ việc mang về và nhìn chúng lớn nhanh chóng mỗi ngày.

Tìm hiểu về Thiết mộc lan

Thiết mộc lan (cây phát tài, cây dụ thơm) có tên khoa học là Dracaena fragrans, thuộc họ Dracaenaceae, có nguồn gốc từ Tây Phi.

Thiết mộc lan nếu trồng ngoài tự nhiên có thể cao đến 6m, lá dài có màu xanh bóng mượt và sọc vàng đặc trưng. Hoa dạng chùm, màu trắng, hương thơm nhẹ và thường nở vào thời điểm chuyển giao giữa đông và mùa xuân. Điểm đặc trưng nhất của Thiết mộc lan là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc xung quanh vị trí bị cắt.

Tùy theo đặc điểm thân là lá, thiết mộc lan được chia làm 4 loại chính là thiết mộc lan gốc to, thiết mộc lan lá, thiết mộc lan lá xanh và thiết mộc lan lá sọc vàng.

Cách chăm sóc chậu cây Thiết mộc lan để bàn

Thiết mộc lan là cây có sức sống bền bỉ, dễ chăm sóc, hầu như không có bệnh nếu có thì là bị sâu cuốn chiếu tấn công gây khô vằn lá. Tuy nhiên để cây xinh đẹp, bạn cần tuân thủ một số điều kiện nhất định:

  • Ánh sáng: chịu được ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng huỳnh quang. Tuy nhiên, cần cho cây tiếp xúc với ánh nắng ấm từ 1 – 2 lần/ tuần để cây quang hợp giữ được màu lá sọc vàng bắt mắt.
  • Tưới nước: nên tưới nước 1 lần/tuần khi mặt đất đã khô, chậu cây nhẹ.
  • Đất: Nên thay đất sau 6 tháng hoặc 1 năm trồng cây và bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Phân bón: Nên sử dụng phân bón NPK, sau khi bón lót thì trong khoảng 2 – 3 tháng sau đó cũng cần bón tiếp.

Khi chọn cây vạn tuế, bạn nên xem xét sở thích và vị trí đặt cây để chọn cây phù hợp. Ngoài ra, lưu ý hãy chọn chậu có lỗ thoát nước nhé!

Bên cạnh chậu vạn tuế để bàn, bên mình còn có nhiều cây để bàn phổ biến khác như cây kim tiền, xương rồng, cây lưỡi hổ, cây trầu bà, … bạn có thể tham khảo thêm để chọn cho mình cây phù hợp nhé!

Và nếu bạn còn băn khoăn hãy để Ngọc Tân tư vấn chậu cây phù hợp với mình nhé!

Cây cảnh Ngọc Tân

——————————-