Hiện tại, bên mình có nhiều mẫu chậu cây ngọc ngân để bàn
nhỏ, xinh với thiết kế đơn giản, sang trọng. Từ vườn ươm Đà Lạt, nên cây vừa có mẫu
đẹp, lại khoẻ mạnh. Bạn chỉ cần rinh em nó về trang trí bàn làm việc, bàn học, quầy thu
ngân xịn xò luôn.

Cây ngọc ngân để bàn

Chậu cây ngọc ngân mini có dạng thuỷ sinh, chậu sứ, tiểu cảnh, … và có cả chậu thô. Trong các dạng thì thuỷ sinh là dễ chăm nhất. Nhưng thông thường chậu sứ sẽ được yêu thích nhờ mẫu đơn giản, tinh tế, gọn gàng rất phù hợp với các thiết kế nội thất hiện đại.

Tìm hiểu cây Ngọc Ngân

Cây Ngọc Ngân có tên khoa học là Aglaonema, thường là các giống lai như Aglaonema ‘Silver Queen’ hoặc Aglaonema ‘Silver Bay’, là một loại cây cảnh nội thất rất phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ vẻ đẹp độc đáo của lá và ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Vẻ đẹp nổi bật và sang trọng của Ngọc ngân nằm ở lá. Lá cây Ngọc Ngân thường có hình bầu dục hoặc mũi mác, thuôn dài. Phiến lá có sự pha trộn màu sắc rất đẹp mắt giữa màu xanh lục (thường ở viền lá) và màu trắng bạc hoặc trắng kem loang lổ ở phần giữa lá.

Cây phát triển thành bụi nhỏ gọn, thân cây thường ngắn, mọc thẳng đứng, các lá mọc dày đặc từ gốc. Nếu trong trong nhà, cây cao khoảng 30cm – 60cm. Vì thế rất phù hợp để trở thành cây nội thất.

Ngoài vẻ đẹp nổi bật, Ngọc Ngân cũng giống như những cây xanh khác, góp phần cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Trong phong thủy, ngọc ngân mang ý nghĩa giàu sang, phú quý (Ngọc là đá quý, Ngân là bạc, tiền bạc). Vì thế, cây được tin là sẽ mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, sự kết hợp màu xanh (Mộc) và trắng (Kim) trên lá được xem là hài hòa, tượng trưng cho sự cân bằng, năng lượng tích cực. Vì thế cây thích hợp để trang trí phòng khách, bàn làm việc, quầy lễ tân… để thu hút vượng khí và là món quà ý nghĩa trong các dịp khai trương, tân gia.

*Lưu ý: Nhựa cây Ngọc Ngân có chứa tinh thể Canxi Oxalat, có thể gây kích ứng da, mắt, niêm mạc nếu tiếp xúc. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc nhẹ (sưng miệng, khó chịu đường tiêu hóa). Vì thế, nên để cây xa tầm tay trẻ em và thú cưng. Và rửa tay sạch sau khi cắt tỉa hoặc tiếp xúc với nhựa cây.

Hướng dẫn chăm sóc chậu cây Ngọc ngân để bàn nhà mình

  • Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng gián tiếp, ánh sáng tán xạ. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp gay gắt vì có thể làm cháy lá. Cây cũng có thể chịu được điều kiện ánh sáng yếu hơn nhiều loại cây khác, nhưng màu lá sẽ đẹp và rõ nét hơn ở nơi có đủ sáng.
  • Nước: Tưới nước vừa phải, giữ cho đất ẩm đều nhưng không bị sũng nước. Chỉ tưới khi lớp đất mặt se khôi. Để tránh cây bị úng và thối rễ, nên chọn chậu có lỗ thoát nước tốt.
  • Đất trồng: Sử dụng đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Cơ thể dùng hỗn hợp đất thịt, trấu hun, xơ dừa, phân trùn quế.
  • Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ phòng, khoảng 18-28°C. Lưu ý tránh đặt cây ở nơi có gió lùa mạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình đến cao. Để tăng độ ẩm cho cây trong môi trường khô hanh và phòng điều hòa, có thể phun sương nhẹ cho lá hoặc đặt chậu cây lên khay sỏi chứa nước để tăng độ ẩm xung quanh.
  • Phân bón: Bón phân lỏng pha loãng cho cây khoảng 1-2 tháng/lần vào mùa sinh trưởng xuân, hè và ngưng bón vào mùa đông.
  • Sâu bệnh: Cây khá ít sâu bệnh, nhưng đôi khi có thể bị rệp sáp, nhện đỏ nếu môi trường không thông thoáng hoặc chăm sóc không đúng cách. Và bệnh thường gặp nhất là thối rễ do tưới quá nhiều nước.

Khi chọn chậu cây Ngọc Ngân mini, bạn nên xem xét sở thích và vị trí đặt cây để chọn cây phù hợp. Ngoài ra, lưu ý hãy chọn chậu có lỗ thoát nước nhé!

Bên cạnh chậu cây Ngọc Ngân để bàn, bên mình còn có nhiều cây nội thất mini phổ biến có màu sắc rực rỡ khác như cây cẩm nhung, cây hồng môn, cây trầu bà, cây đuôi công tím, cây đa búp đỏ, … bạn có thể tham khảo thêm để chọn cho mình cây phù hợp nhé!

Và nếu bạn còn băn khoăn hãy để Ngọc Tân tư vấn chậu cây phù hợp với mình nhé!

Cây cảnh Ngọc Tân

——————————-