Đặc điểm
Thược dược nguồn gốc ở Trung Quốc là loài cây thân cỏ sống nhiều năm. Rễ chất thit6, mọc chum, không có rễ cọc. Thân thẳng, cao 50 – 80cm. Lá xẻ dạng chân chim. Hoa nở vào tháng 5, màu sắc hoa đẹp to, hình giống hoa mẫu đơn, mọc ở đỉnh cành và nách là, cuống hoa dài. Hạt chín vào tháng 9, hình cầu, chất sáp, màu đen thích hợp trồng trong chậu trồng cây.
Căn cứ vào giá trị sử dụng cây hoa thược dược được chia ra cây làm thuốc, cây cảnh. Loại cây cảnh lấy hoa là chính, có nhiều loài, màu sắc hoa phong phú.
Dựa vào màu sắc mà chia ra hoa màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu tím,. Dựa vào hình hoa chia ra hoa đơn tràng, hoa nhiều tầng tràng. Ngoài ra còn dựa vào sự ra hoa sớm muộn mà chia ra hoa sớm, hoa vừa và hoa muộn.
Quản lý, nhân giống và phòng trừ sâu bệnh hoa thược dược.
Cây thược dược ưa ấm và hơi khô, dễ trồng trên đất cát, tơi xốp, thoát nước, đất trung tính hoặc hơi kiềm vì vậy nếu trồng trong chậu trồng cây nên chú ý vấn đề này.
Thược dược ưa sáng, tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ, thích mọc nơi nửa bóng nửa sáng, chịu rét, chịu hạn. Trước khi trồng cần bón phân hoai, phân bột xương.
Tưới nước và bón phân thường tiến hành phối hợp nhau, trước mùa hoa 1 tháng và sau hoa nở nửa tháng tưới 1 lần nước. Mỗi lần bón phân tưới nước, phải kịp thời xơi xáo đất. Khi có nụ hoa chỉ giữ hoa đỉnh, cắt bớt nụ hoa bên.
Cây thược dược kỵ tích nước. Kỳ hoa thược dược rất ngắn, chỉ 8 – 9 ngày, nơi râm mát có thể kéo dài nửa tháng. Sauk hi hái hoa cần cắt cuống hoa, tránh tiêu hao dinh dưỡng. Cuối thu nên bón 1 lần phân, có lợi cho ra hoa năm sau.
Nhân giống hoa thược dược chủ yếu là tách cây. Yêu cầu mùa tách cây là rất nghiêm khắc. Tốt nhất là vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, nếu tách cây vào mùa xuân sẽ không có hoa.
Cây thược dược mọc dược 3 – 4 năm mới tách cây. Phần cây tách phải có 4 – 5 chồi, cắt bỏ phần rễ thô dưới chồ 5 cm, sau đó hong 1 – 2 ngày, chờ vết cắt khô mới đem trồng. Vùi cây không nên quá sâu, dưới chồi đỉnh 5cm là vừa, sau đó phủ đất tưới nước.
Cũng có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, hạt phải thu hái và trồng trong năm vỉ hạt để lâu sẽ mất khả năng nảy mầm. Nhân giống bằng gieo hẹt phải mất 4 – 5 năm mới cho hoa, sinh turong73 chậm , dễ biến dị.
Những bệnh thường hại thường thấy trên cây hoa thược dược là bệnh đốm lá, bệnh thối rễ, sâu hại thường thấy lá nhện đỏ, rệp ống.
- Bệnh đốm lá thường phát sinh vào mùa mưa nóng, trên lá xuất hiện các chấm vàng rồi lan ra thành đốm nâu tròn. Có thể dùng nước Boocdo 0,5% hoặc Zinneb 0,1% để phòng trừ.
- Bệnh thối rễ củ chủ yếu do đất tích nước. Sauk hi bị bệnh rễ thối đen, có thể dùng rượi 60o rửa sạch rồi trồng lại.
- Đối với nhện đỏ và rệp ống có thể dùng Rogor 0,03% hoặc DDVP 0,05% để phòng trừ.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...