Hoa loa kèn mang vẻ đẹp rực rỡ với nhiều màu sắc độc đáo đã trở thành loài hoa được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Hoa không chỉ đẹp mà còn có mùi hương dịu dàng, dễ chịu. Vậy cách trồng hoa loa kèn và cách chăm sóc hoa loa kèn thế nào?
Đặc điểm của hoa loa kèn
Hoa loa kèn (Lilium spp). Có rất nhiều loài, màu hoa phong phú, hình dáng hoa cũng biến đổi, có mùi thơm quanh năm, nên là một loài hoa được thế giới ưa chuộng.
Hoa loa kèn thích hợp với trồng vườn, trồng chậu, củ có thể ăn và làm thuốc. Cây hoa loa kèn nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, ưa ẩm, đủ ánh sáng, yêu cầu nhiều mùn, tầng đất dày, thoát nước tốt. Nhiều loài ưa sống trong đất hơi chua nên nếu trồng trong chậu trồng cây thì nên để nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp.
Cách trồng hoa loa kèn
Cây hoa loa kèn ưa bóng, thời gian trồng thích hợp vào cuối thu. Trước khi trồng 1 tháng phải bón lót phân, xới đất, có thể dùng rác và tro làm phân. Khi trồng phải trồng sâu ( độ sâu gấp 3 – 4 lần đường kình rễ).
Trong thời kỳ sinh trưởng cần tưới nước, không nên xới cỏ tránh gây vết thương cho rễ cây. Có thể phủ 1 lớp mùn cưa để tránh cỏ dại mọc giảm bớt được nhiệt độ đất, có lợi cho sinh trưởng của cây đặc biệt là trong môi trường chậu trồng cây.
Thường dùng 1 phần đất vườn, 1 phần đất mùn và 1 phần đất cát. Đáy chậu cần bón lót phân hoai, một ít bột xương và tro.
Yêu cầu phân của cây hoa loa kèn không cao, thông thường vào mùa xuân chỉ bón một ít lúc ra hoa là đủ, để cho củ to kỳ ra hoa bón 1 – 2 lần P, K.
Sau khi ra hoa cắt bỏ những hoa tàn, làm giảm bớt lượng tiêu hao dinh dưỡng.
Trong mùa sinh trưởng cần tưới nước, nhưng phải xới xáo, bảo đảm không khí vào đất.
Mỗi năm phải thay chậu 1 lần, ngoài ra hàng tuần phải lắc chậu, nếu không cây dễ mọc vống cao ảnh hưởng đến mỹ quan.
Trên đây là cách trồng hoa loa kèn, tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn cách nhân giống cây hoa loa kèn cụ thể theo nhiều phương pháp.
Hướng dẫn nhân giống cây hoa loa kèn
Cách nhân giống cây hoa loa kèn gồm có: gieo hạt, tách củ, giâm bẹ và tách chồi cây. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng phương pháp.
1. Phương pháp gieo hạt
- Mùa thu thu hái hạt, cất giữ, đến mùa xuân năm sau đem gieo.
- Sau khi gieo 20 – 30 ngày hạt nảy mầm. Thời kỳ cây con cần che bóng. Mùa thu phía dưới đất đã có củ, có thể đào lên trồng.
- Cách gieo hạt mọc cây con cũng phải tùy loài, phải nuôi lâu sau 3 năm mới có hoa. Phương pháp này không thích hợp cho nuôi trồng hoa loa kèn trong gia đình.
2. Phương pháp tách củ nhỏ
Nếu cần nhân một cây hoặc nhiều cây, có thể áp dụng phương pháp sau :
- Thông thường những củ già có thể mọc nhiều củ nhỏ
- Tháng 9 – 10 thu hoạch cây hoa loa kèn, chỉ cần tách mấy củ nhỏ, cất trữ vào cát để trong phòng qua đông, mùa xuân năm sau đem trồng vào chậu.
- Nuôi đến tháng 9 – 10 năm thứ 3 là có thể mọc củ.
Phương pháp này ta thu được lượng ít hơn, chỉ thích ứng với nghề trồng hoa gia đình.
3. Phương phá giâm bẹ
Phương pháp này có thể nhân được số lượng vừa phải.
- Mùa thu đào củ lên, lấy bẹ củ già, dày.
- Mỗi bẹ cần để một ít rễ, hong khô.
- Sau đó cắm vào chậu hoa hoặc hòm đựng cát, để 2/3 gốc cắm vào giá thể, giữ cho giá thể ẩm và nhiệt độ khoảng 20oC, sau nửa tháng sẽ mọc rễ. Nhiệt độ mùa động cần giữ ở 18oC, cát không nên quá ẩm.
- Nuôi đến mùa xuân năm sau, gốc củ mọc bẹ nhỏ, tách ra trồng vào chậu, tăng cường quản lý, sau 3 năm là có hoa nở.
4. Phương pháp tách chồi
Nhân giống bằng tách chồi cây chỉ thích hợp cho một số loài.
- Lấy nụ chồi nách lá phía dưới gốc đem nuôi, chúng sẽ mọc thành củ và ra hoa, thường mất 2 – 4 năm.
- Để xúc tiến hình thành các chồi nách nhỏ, sau khi hoa nở có thể nén ngả cây và lấp đất vào, hoặc lấp đất cao vào cây có 3 – 4 lá nách, chúng có thể hình thành chồi.
Vậy mình đã chia sẻ cách nhân giống và cách trồng hoa loa kèn cụ thể. Nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần phải biết cách chăm sóc cây. Cùng tham khảo nội dung tiếp theo nhé.
Chi tiết cách chăm sóc hoa loa kèn
Bệnh hại cây hoa loa kèn thường gặp khảm lá, bệnh thối củ, bệnh đốm lá, bệnh khô lá.
Bệnh khảm lá: thường làm cho lá xoăn lại, hoa không ra nụ.
>>> Phương pháp phòng trừ: Chọn cây không bị bệnh để trồng, tăng cường phòng trừ các loài sâu chích hút như rệp ống , ve lá, nếu phát hiện cây bệnh cần chặt bỏ đốt đi.
Bệnh đốm lá: Khi mới bị bệnh trên lá có các chấm vàng, rồi lan rộng thành đốm nâu, trên đốm có chấm đen rồi lan rộng cả lá.
>>> Phương pháp phòng trừ : Hái lá bệnh, phun thuốc Zineb 0,2% để đề phòng lây lan.
Bệnh thối củ: Sau khi bị bệnh củ củ có thể có các đốm nâu, cuối cùng cả củ biến thành màu nâu.
>>> Phương pháp phòng trừ : Lúc mới bị bệnh phun thuốc Amobam 0,3%.
Bệnh khô lá: Trên lá bệnh hình thành các đốm hình tròn hoặc bầu dục. Bệnh nặng cây có thể chết khô.
>>> Phương pháp phòng trừ : cần chú ý thông thoáng gió, tăng cường quản lý, khi mới bị bệnh cần cắt lá, cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần nước Boocdo 1% hoặc Tuzet 0,1%, phun 3 – 4 lần.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về hoa loa kèn, đặc biệt là cách trồng hoa loa kèn và cách chăm sóc hoa loa kèn. Hy vọng đã giúp ích cho bạn.
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...