Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa đồng tiền từ lúc nhân giống

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa đồng tiền là một trong những loài hoa phổ biến ở nước ta, nhờ vào sự sang trọng và màu sắc sặc sỡ. Hoa mang đến không gian đẹp và nhiều may mắn vì thế rất được yêu thích. Vậy cách trồng hoa đồng tiền như thế nào?

Đặc điểm hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền ( Gerbera jamesonii Bolus) thuộc cây thân cỏ nhiều năm, có nguồn gốc ở châu Phi, vào thế kỷ 19 nhập vào nước Anh và nay trồng trên toàn thế giới.

  • Cây cao 30 – 40cm, cuống lá dài, lá tròn ngắn hình thìa, mặt sau lá có lông nhung màu trắng.
  • Hoa tự dạng đầu, màu đỏ, hồng, vàng, vàng da cam, đường kính  hoa trên 10cm. Nở hoa quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè và thu. Hoa đồng tiền có màu sắc đẹp, cuống dài, thẳng, dùng làm hoa tươi.
  • Cả cây hoa cúc đồng tiền có thể làm thuốc chữa bệnh thích hợp trồng chậu trồng cây.

Một số giống đồng tiền đang được trồng phổ biến

HIện nay ở Việt Nam, có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiến khác nhau đang được trồng ngoài sản xuất. Sau đây là một số giống cây phổ biến:

hoa đồng tiền muốn đẹp phải chăm sóc cho kĩ

Giống Thanh Tú Giai Nhân (F123)

Có nguồn gốc từ Hà Lan, Hoa kép màu cánh sen, nhị màu xanh, đường kính hoa 12 – 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đó đến các lớp cánh nhỏ hơn, hơi uốn cong vào phía trong. Cuống hoa dài 45 – 50cm, lá dài, màu xanh đậm. Năng suất trung bình đạt 50 – 60 bông/cây/năm.

Giống Thảo Nguyên nhiệt đới (F125)

Có nguồn gốc từ Hà Lan. Cánh hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhụy màu trắng. Cánh hoa gồm 3 lớp, đường kính hoa từ 11 – 12cm, lá ngắn, cây sinh trưởng phát triển khỏe, rất sai hoa ( từ 55 – 60 bông/cây/năm).

Giống Kim Hoa Sơn (F142)

Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa có 2 màu, lớp cành ngoài màu vàng viền đỏ, lớp cánh trong toàn bộ màu đỏ, nhị màu đen, đường kính hoa 13 – 14cm. Cuống bông hoa 40 – 45cm, lá hơi tròn màu xanh đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất hoa 45 – 50 bông/cây/năm.

Giống Yên Hường (F160)

Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ nhung đen, có rất nhiều lớp cách xếp sít vào nhau, nhị màu xanh. Cuống dài 50 – 55cm lá hơi dài, sinh trưởng khỏe. Năng suất trung bình 50 – 55 bông/cây/năm.

Ngoài các giống chính kể trên còn rất nhiều các loại giống với nhiều dạng màu sắc khác nhau, tạo nên một tập đoàn giống hoa Đồng tiền hết sức phong phú đa dạng.

Nhân giống hoa đồng tiền

1. Phương pháp chọn dòng vô tính

Bộ nhiễm sắc thể của hoa đồng tiến là bộ nhiễm sắc thể phức hợp nên việc tạo giống bằng phương pháp chọn dòng vô tính có giá trị thực dụng cao.

Trước hết cần chọn cây có những tính trạng tốt, theo mục tiêu định trước, sau đó bằng các phương pháp tách cây, hoặc nuôi cấy mô để nhân vô tính cá thể đó. Quan sát, theo để có được giống của dòng vô tính ổn định.

Việc chọn những câu ưu tú cần căn cứ vào những tiêu chuẩn tính trạng sau:

+ Sản lượng hoa: Sản lượng hoa của cây do nhiều gen quyết định. Thực tiễn cho thấy cần chọn những cây ra hoa sớm và phân nhánh nhiều ở ngay thời kỳ đầu làm tiêu chuẩn tuyển chọn.

+ Độ lớn hoa tự và hình dạng hoa: Xét về mặt mỹ quan thì cần chú ý đến tỷ lệ giữa độ lớn/ chiều dài cánh hoa: loại hoa cánh to có tỷ lệ 1/ 4 đến 1/6 , hoa cánh hẹp là 1/10 đến 1/15.

Dạng hình hoa đẹp là hoa có hình cái bát tức là cánh hoa và đế hoa hình thành góc 25 – 35o. Khoảng 1/3 phía ngoài cành, cong ra ngoài, có hình dáng như cái phễu. Tỷ lệ giữa đế hoa và đường kính của cả hoa tự với giống cánh rộng là 1:4, giống cánh hẹp là 1:6,5.

Về thẩm mỹ dưới góc độ bảo quản hoa tươi, để hoa tự lớn quá không tốt, giống có tâm hoa sẫm  màu, tỷ lệ có thể đạt 1:3, loại hình hoa cành đơn, cánh nhất thiết phải trùm lên nhau, giữa các cánh không tốt, cánh dày khi vận chuyển dễ bị rụng, tính trạng độ  dày cánh có khả năng di truyền rất mạnh, kích thước hoa lý tưởng nhất là những hoa có đường kính từ 10 – 12cm, đường kính hoa lớn quá tỷ lệ ra hoa thấp, vận chuyển bảo quản khó khăn.

+Màu sắc hoa: Hoa đồng tiền có màu sắc rất phong phú. Trừ màu xanh, màu đen, còn lại hầu như màu gì cũng có. Độ bóng màu cánh hoa có hai loại hình là loại hình sáng và loại hình mờ. Hiện nay, người ta thích cánh hoa màu sáng và tâm hoa sẫm.

+ Cuống hoa: Độ dài và độ cứng của cuống hoa là chỉ tiêu quan trọng. Trong tuyển chọn thông thường yêu cầu cuống hoa dài 40 – 50cm, cứng, thẳng và cân đối giữa phần cuống gần gốc và phần trên gần hoa.

+ Hình dáng cây: Nên chọn loại hình lá gần đứng thẳng, đáp ứng trồng dày. Cần loại bỏ những cây son sau khi ra ngôi được 2 – 3 cánh, có nhiều lá nhỏ mọc ngang vì đây là loại hình hoa nhỏ, tỷ lệ hoa thấp.

+ Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống rét: những cây có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng ra hoa lúc rét là yếu tố quan trọng để có nhiều hoa và phẩm chất hoa tốt.

Các tính trạng nên trên đều là những căn cứ quan trọng trong công tác chọn tạo giống hoa đồng tiền

2. Phương pháp lai hữu tính

Giống như các cây họ cúc khác, cây hoa đồng tiền là hoa tự do, hoa hình lưỡi và hoa hình ống tạo thành. Nhưng chỉ những hoa hình ống ở giữa, có nhị đực, còn nhị đực ở hoa hình lưỡi đã bị thoái hóa tuy hoa hình ống là lưỡng tính nhưng do nhị đực chín trước vì vậy rất khó tự thụ phấn, mà muốn kết hạt phải giao phấn. Chính vì đặc điểm như vậy, nên muống tạo ra giống mới ta phải tiến hành lai hữu tính giữa các cá thể với nhau.

Khi lai cần lấy phấn ở cây bố có hoa chưa nở hoàn toàn, ngược lại nhị cái ở cây hoa phải nở hoàn toàn mới thành thục, đó là điểm cần đặc biệt lưu ý khi lai. Khi hạt chín cần thu hái kịp thời tránh đề rơi rụng hạt.

Hiện nay người ta có yêu cầu quy cách nhất định với loại hình cánh hoa đẹp, cánh hoa rộng và cánh hoa trùm lên nhau. Các chỉ tiêu đó như sau:

+ Loại hình cánh hoa đẹp: cánh hoa hình lưỡi 1- 1,5cm, dài 5 – 6cm , xếp thành 2- 3 vòng, đường kính hoa tự từ 12 – 13cm, cuống dài 50cm, mỗi cây 1 năm cho trên 50 hoa.

+ Loại hình hoa cánh rộng: cánh hoa hình lưỡi rộng 1,5 – 2cm, dài 5,4 – 5,8cm, có khoảng 60 cánh xếp thành 2 – 3 dài 50 – 70cm, mỗi cây một năm cho 30 hoa trở lên.

+ Loại hình hoa to cánh trùm lên nhau: đường kính hoa tự từ 10 – 14cm, cánh hoa rộng 2,0 – 2,5cm mỗi cây một năm cho 35 hoa trở lên.

Hoa đồng tiến có thể nhân giống bằng cách tách cây, trồng bằng hạt và nuôi cấy mô.

Một khóm hoa đồng tiền nếu cho thu hoach đều đặn sẽ là nguồn thu tốt cho gia đình

Nuôi cấy mô cho số lượng cây lớn, sạch bệnh, cây trồng từ nuôi cấy mô sẽ sinh trưởng phát triển khỏe, sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt, hệ số nhân giống bằng phương pháp này rất cao, từ một bộ hận nhỏ của cây sau một thời gian ngắn có thể cho ra hàng vạn cây giống đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đây là phương pháp nhân giống chủ yếu đối với đồng tiến hiện nay.

3. Phương pháp nuôi cấy mô

Phương pháp này được tiến hành qua 5 bước, cụ thể:

Giai đoạn 1: Tạo nguồn vật liệu khở đầu

Việc tạo nguổn vật liệu ban đầu tốt sẽ là bước quyết định tới sự thành công của các quá trình tiếp theo. Vì vậy, để có nguồn mẫu cho quá trình nuôi cấy mô cần phải lựa chọn các cá thể sinh trưởng phát triển tốt từ những cây mẹ đã được lựa chọn.

Để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa vào nuôi cấy, ta đánh trồng chúng lên trên nền giá thể trấu hun, sau khi cây đã ổn định trở lại ( 2- 3 tuần) thì tiến hành lấy mẫu vào nuôi cấy.

Nguồn mẫu đưa vào nuôi có thể là thân đỉnh ngọn, cuống hoa, đế hoa, cánh hoa, lá non hoặc cuống lá non. Mẫu được lấy vào những ngày nắng ráo không có mưa.

Giai đoạn 2: Khử trùng nuôi cấy mô

Vì đỉnh ngọn của đồng tiền ít, khó bóc tách lại dễ bị nhiễm bẩn, nên thường dùng đế hoa làm nguyên liệu nuôi cấy mô.

  • Cắt lấy nụ có đường kính khoảng 1cm, lấy bông thấm nước muối rửa sạch, đưa vào tủ nuôi cấy mô.
  • Ngâm vào cồn 0,1% trong 10 – 15 phút, lấy ra rửa sạch rồi cho vào dung dịch clorua thủy ngân 0,1% tiêu độc trong 20 phút, lấy ra dùng nước sạch rửa 3 – 4 lần.
  • Dùng phanh và dao bóc vẩy, cắt bỏ tất cả hoa nhỏ, giữ lấy đế hoa. Cắt hoa thành từng miếng nhỏ vuông 2 – 3mm.
  • Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 24±2oC, cường độ chiếu sáng 2000 – 3000 lux. Mỗi ngày chiếu sáng 12 – 16 giờ.

Giai đoạn 3: Tái sinh chồi

Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng các mô nuôi cấy.  Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin/xytokinin ngoại sinh trưởng đưa vào môi trường nuôi cấy. Thông thường bổ sung vào nền MS theo tỷ lệ 1ppm BA + 0,2ppmKI + 0,2ppmIAA.

Môi trường nuôi cấy đồng tiền giai đoạn đầu là:

  • MS + BA4mg/l  + NAA 0,2mg/l + IAA 0,2mg/l
  • Sau 4 tuần hình thành một thân mầm. Sau đó chuyển mầm vào mội trường.
  • MS + KI 5mg/l + IAA 1mg/l, nuôi cấy tiếp.

Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh

Để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi đồng tiền đơn lẻ hoặc các đoạn cắt vào trong môi trường tạo rễ đó là than hoạt tính (0,3 – 0,5g/l) và NAA, ở nổng độ thấp 0,1 – 0,5ppm.

Tuy nhiên, cũng có những giống đồng tiến khó hình thành rễ nen cần bổ sung thâm chất điều tiết sinh trưởng thực vật hay phụ gia như IAA 1ppm.

Thường sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi đồng tiền sẽ có từ 4 -6 rễ và chiều dài trung bình rễ từ 2 – 4cm. Lúc này cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm.

Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươm

Đây là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh ( có đủ rễ, thân, hoặc lá) từ ống nghiệm ra đất. Ở giai đoạn này cần phải có giá thể và chế độ chăm sóc phù hợp.

  • Chuyển cây con đã ra rễ, trồng thêm chất nền gồm 1 phần mùn cưa + 1 phần than bùn + 1 phần vụn đá xốp rồi dùng lưới phản quang che nắng, che mưa.
  • Điều chỉnh sao cho độ ẩm đất đạt 76 – 80%, độ ẩm không khí 82 – 85%. Ngoài ra phải bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây bắng cách phun dung dịch N:P:K theo tỉ lệ 1:1:1 với nồng độ 1 – 2kg/l cho cây.
  • Khi cây đã bén rễ trên giá thể, tiến hành phun phân bón lá thiên nông nồng độ 5g/lít, 3 ngày phun một lần. Sau 2 -3 tuần có thể trồng ra ruộng sản xuất.

Khi trồng trên ruộng sản xuất, thời gian đầu cây nuôi cấy mô sinh trưởng chậm hơn so với cây trồng tiến tác thân. Nhưng sau trồng 50 – 60 ngày tốc độ sinh trưởng của cây INVITRO ( nuôi cấy mô) tăng vọt. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn và chất lượng hoa tốt hơn.

4. Phương pháp nhân giống bằng hạt

Các giống trồng trong chậu thì chủ yếu được nhân bằng hạt. Đồng tiền là loại cây khó tự thụ phấn vì vậy, muốn lấy hạt nhất thiết phải thụ phấn bổ khuyết.

  • Hạt đồng tiền có sức sống rát ngắn ( 2 – 3 tháng) nên thường gieo ngay sau khi thu hái.
  • Đất gieo hạt cần phối trộn đất mùn 2 phần + than bùn 1 phần + cát song 1 phần.
  • Hạt không cần lấp kín hoàn toàn, chỉ rắc phủ một lớp đất mịn mỏng, sau đậy nilon giữ ẩm. Hạt đồng tiền ưa ánh sáng nên sau khi gieo hạt phải đưa ra ánh sáng.

Thời gian gieo thích hợp gieo trong nhà vườn vào tháng 1 đến tháng 2, gieo ngoài trời trì vào tháng 3, sau đó đến vụ Thu trồng vào chậu, đặt trong nhà lưới.

5. Phương pháp tách cây

Từ 1 cây nuôi cấy mô, sau 1 năm trồng trở ra có thể tách ra được từ 3 – 5 cây khác để đem trồng. Việc tác cây thường thực hiện vào tháng 2 -4, lúc này khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển.

Khi tách cây đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân ra sao cho không bị đứt rễ và mỗi thân cây mới phải mang ít nhất 1 – 2 rễ trở lên.

Chú ý sau khi dùng dao cắt có thể nhúng chỗ vết cắt vào dung dịch IBA nồng độ 100ppm để tăng khả năng tái sinh của cây. Sau khi đã xử lý dung dịch ra rễ, trồng cây như với cây nuôi cấy mô nhưng phải che bớt nắng 2 tuần đầu đề tăng tỷ lệ sống của cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền

Cách trồng hoa đồng tiền trên nền đất

Chuẩn bị đất, phân

Đất trồng đồng tiền rất cần phải tơi  xốp, có độ thông thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Nếu đất chặt, bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun ( chú ý tro trấu hun phải còn nguyên hình)

Làm đất kỹ, sạch, cỏ, lên luống cao 35 – 40cm, mặt luống 0,7 – 0,9m, trên luống bổ các hốc để bón phân, hoặc có thể rạch hàng ( mỗi luống 2 hàng, hàng ngoài cách mép luống 15cm).

Phân bón: lượng phân + mùn bón lót cho 1ha đồng tiền bao gồm : 30 tấn phân chuồng NPK. Trộn đều bón vào từng hốc, hoặc bón theo hàng, bón trước khi trồng 10 – 15 ngày. Bón xong trộng đều phân với đất và lấp đất cao trên phân từ 7 – 10cm.

Hoa đồng tiền cần nhiều phân. Để tăng hiệu quả của phân hữu cơ làm cho chúng nhanh phân giải. Trong quá trình lên me Amilaza, Proteaza, Lipaza, Xenluloza… có hơn 10 loại men thủy pahn6 cộng thêm đường glucoza, amimo acid là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi sinh vật đất cũng như là nguồn phân lý tưởng cho cây.

Kỹ thuật lên men còn cung cấp cho đất nhiều chủng loại vi sinh vật có ích, ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đất tạo nên sự cân bằng mới, tạo lên môi trường sinh thái tốt cho sự sinh trưởng của cây. Cách làm phân lên men vi sinh như sau:

+ Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu gồm 1000kg các chất mùn như cỏ, rơm rạ, vỏ trấu + 200kg phân gà khô ( hoặc 500kg phân gà ướt) =  30kg cám gạo + 1kg đường đỏ + 6kg dung dịch men pha loãng ( dung dịch men có bán ở các đại lý bán phân vi sinh).

Tiến hành

Ủ rơm: cắt ngắn rơm rạ từ 10 – 15cm, ủ trực tiếp trên nền đất bùn ( hoặc lót đáy bằng nilon) dày 30 – 40cm, phun nước kết hợp đảo, trộn đảm bảo độ ẩm đều 65 – 70%, sau đó rắc phân gà trộn đều vào chất hữu cơ.

Trộn men vi sinh: trộn men với cám, hòa đường đỏ vào một ít nước sôi rồi lấy nước lạnh pha loãng,  đợi nhiệt độ nước đường khoảng 30oC sau đó đem men này trộn đường, rải đều vào đống chất hữu cơ được ủ, đảo trộn 2 – 3 lần tạo thành đống cao 2 – 3m, dùng cỏ phủ lên trên.

+ Đảo trộn: sau khi ủ được 24 – 49 giờ, lúc này nhiệt độ đống mùn sẽ lên đến khoảng 50oC, tiến hành đảo, cứ 1 tuần đảo 1 lần, đảo khoảng 4 lần là được, nhiệt độ lên men đạt mức 60 – 65oC là thích hợp, nếu lên đến 70oC cần tưới nước hạ nhiệt. Phần ủ tốt có màu nâu và thơm.

  • Sử dụng phân đã ủ: san thành đống dày khoảng 40cm, hong kho để bón hoa đồng tiền rất tốt.

Chuẩn bị nhà che

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng mạnh do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ. Có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 30.000đ – 110.000đ/m2 tùy theo điều kiện kinh tế của từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp.

Sau đây là một số thông số kỹ thuật nhà lưới trồng đồng tiền phù hợp cho đồng bằng Bắc Bộ:

Thông số thiết kế:

  • Diện tích nhà lưới 400m2/đơn nguyên.
  • Kích thước 50 x 8m.
  • Chiều cao nhà lưới điểm thấp nhất 2,5, điểm cao nhất (đỉnh mái) 3,5m.
  • Độ dốc dài 300.
  • Cột thép F34, xà cố thép F18.
  • Mái lợp: 2 lớp.

+ Lớp trên màng IZOZAI (có tác dụng ngăn tia tử ngoại, chống mưa).

+ Lớp dưới: lưới đen có tác dụng giảm cường độ ánh sáng, giảm nhiệt độ.

Xung quanh che bằng lưới trắng chống côn trùng.

Thông số điều kiện môi trường trong nhà lưới

STTThông sốĐ.vị tínhTrong nhà lướiNgoài nhà lưới
1Nhiệt độ tối caooC3438
2Nhiệt độ tối thấpoC1210
3Cường độ ánh sáng cao nhất9.00012.000
4Độ ẩm không khí–         Mùa khô–         Mùa ẩm %% 7882   7889
5Tốc độ gióCấp46

Chọn giống, cây để trồng

Hiện nay đồng tiền kép các màu nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa nhuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Nên trồng nhiều chủng màu trong 1 vườn để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách phân.

+ Cây nuôi cấy mô: Cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển rất khỏe, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn so với cây tách nhưng nhược điểm là giá thành cây giống cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá thật, trong túi bầu nilon.

+ Cây tách thân: Cây tách thân ban đầu to, sinh trưởng mạnh, nhanh già cỗi, trồng cây tách thân phải chú ý che nắng giai đoạn đầu.

hoa đồng tiên chắc chắn đã không còn quá xa lạ với đời sống

Kỹ thuật trồng

  • Mật độ khoảng cách: đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng, to nên trồng hàng kép (một luống nên trồng 2 hàng) khoảng cách 30 x 25cm. Với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha (tức 2.000 – 2.200 cây/1 sào Bắc Bộ). Mật độ này tính trên diện tích luống trồng, không tính các rãnh luống.
  • Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.
  • Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đỏ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.

Chăm sóc

  • Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Tốt nhất là lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa hai hàng cây (ống tưới nhỏ giọt của Trung Quốc được bán với giá khoảng 2.000đ/m) hoặc tưới dưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa 2 hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá, vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì mỗi ngày tưới từ 1 – 2h.
  • Vặt bỏ lá già: Hoa đồng tiền sau khi trồng 3 tháng sẽ ra hoa và bắt đầu tháng thứ 4 trở đi cho thu hoạch hoa, khi đó sẽ có mâu thuẫn giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều, quá tốt thì là không đủ sức nuôi hoa, thiếu dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc cuống hoa ngắn. Vào thời kỳ ra hoa nếu bón đạm quá nhiều, lá to, rậm rạp, các nụ phía trước không đủ ánh sáng sẽ trở thành “nụ ẩn”. Vì vậy trông suốt quá trình sinh trưởng, mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu bệnh.

Số lá, số nụ và số hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho 1 nụ phát dục bình thường, ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp dinh dưỡng. Trung bình 1 cây trong 1 năm 3 – 4 nhánh, cần từ 15 – 20 lá công năng, có như vậy mới đảm bảo được trong 1 tháng vào lúc hoa rộ có thể được 5 – 6 hoa/cây. Từ đó suy ra cây 2 – 3 năm tuổi, số lá cần là 20 – 25 lá, mới đảm bảo được trong 1 đợt hoa có 7 – 8 hoa.

Ngắt bỏ lá già không đơn giản là ngắt bỏ lá phía dưới mà cần phải xem tình trạng cây một cách cụ thể để quyết định. Nói chung trước hết ngắt bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng. Căn cứ vào số lá và số nụ để tính toán số lá để lại và số cần ngắt bỏ. Số là thừa cần phải ngắt bỏ trên từng nhánh của mỗi cây, trước hết ngắt bỏ lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chút với nụ, khi những lá già quá nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Số hoa để lại trên cây cũng càn xem xét cụ thể. Hoa quá nhiều tuy tăng được sản lượng nhưng do không đủ dinh dưỡng nuôi hoa nên hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa dị dang nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Nếu khu cây ra nụ cây vẫn gầy yếu hoặc nụ tốt, những nụ để lại cũng cần tính toán sao cho chúng kế tiếp nhau phát triển một cách tuần tự, đảm bảo cung ứng đều đặn cho thị thường.

Mùa hè nhiệt độ cao ảnh hưởng đến ra hoa, chất lượng hoa tương đối thấp, giá rẽ, ít người mua nên phải khống chế sự ra hoa bằng cách vặt bớt nụ ngay khu nụ vừa xuất hiện để tích lũy dinh dưỡng cho cây, đến mùa đông cây có “lực” sẽ cho hoa đẹp.

  • Thông gió nhà che: Mùa hè trồng đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ bớt lưới xung qunh để hạ nhiệt độ, tránh để nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ. Về mùa đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa thông gió để giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nâng cao nồng độ CO2 không những lợi cho quang hợp mà còn làm cho hoa có màu sắc tươi hơn.
  • Bón thúc: Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón. Phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên, cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2. Nếu bón đạm nhiều cành hoa mềm yếu, cắt lắm lọ hoa dễ bị gục xuống. Liều lượng bón thúc 1 lần cho hoa 1ha: 20kg đam; 40kg kali. Định kỳ 15 – 20 ngày bón 1 lần bằng cách hòa tan với phân hữu cơ và tưới cho cây hoặc dùng phân ủ nêu ở phần trên, định kỳ 3 tháng một lần bón thúc cho cây.

Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích cho đồng tiề phát triển tốt là: Spray – N – Grow, Growmore, E2001. Phân bón thiên nông…

  • Thu hoa: Sau trồng 80 – 90 ngày với cây nuôi cấy mô và 75 – 80 ngày với cây tách thân là có thể cho thu hoạch hoa. Chỉ nên thu hoa vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, không dùng kéo hoặc dao cắt, sẽ tạo ra vết thương làm nước và nấm, khuẩn xâm nhiễm gây thôi cho cây. Khi thu hoa xong không nên tưới phân ngay, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào thân cây gây hại.

Trồng lại

Hoa đồng tiên cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba, lúc này chất lượng hoa cũng đẹp. Tùy theo giống khác nhau mỗi cây mỗi năm có thể cho 40 – 80 hoa, sau đó giảm dần. Nói chung trồng ở ngoài tự nhiên có thể thu hoạch được 3,5 năm còn trong nhà nilon có thể kéo dài được 4 – 5 năm sau đó phải trông lại. Nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài chu kỳ khai thác thêm 1 – 2 năm.

Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền không có đất

Trồng cây lien tục trong nhà che, cùng với việc hạn chế bốc hơi nước, nhiều loại muối hòa tan theo nước bốc lên mặt đất gây nhiễu loạn cho sự hút dinh dưỡng của cây, làm mất thăng bằng vể dinh dưỡng, dẫn đến cây mắc triệu chứng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, sự sinh trưởng của cây bị suy giảm, sản lượng và chất lượng hoa thấp. Động thời trồng lien tục một loại giống nhiều năm, tập đoàn vi sinh vật hữu ích trong đất trở nên nghèo nàn. Mặt khác, đất trong nhà che không có mưa, dẫn đến sự tích tụ ngày càng nhiều một số loại sâu bệnh gây hại cho đồng tiền. Để khắc phục điều này hiện nay ở một số nước tiên tiến như Hà Làn, Hàn Quốc, Đài Loan, Côlômbia…  đã thực hiện trồng đồng tiên trên nền không đất. Vật liệu trồng chủ yếu là đá chân chu, bọt đá, bông đá.

Chất nền là đá chân chu (ngọc trai) và bọt đá theo tỷ lệ 1: 1 (trước khi dùng phải rửa sạch). Sàn trồng phải được láng xi măng, đáy sàn hơi vồng lên để tránh đọng nước và chất kế lắng. Chất dinh dưỡng được cung cấp bằng ống nhựa, qua lỗ nhỏ, thoe từng khoảng cách nhất định  và nhờ bơm đẩy đến từng gốc cây.

Bông đá là vật liệu được công ty Grodan – Đan Mạch sử dụng đầu tiên và hiện nay là vật liệu chủ yếu dùng ở Hà Lan. Bông đá là bã khoáng lò cao và khoáng thạch thiên nhiên, được nung chảy ở nhiệt độ cao và ly tâm ở tốc độ cao thành sợi sau đó được kết dính lại nhờ một loại keo và cứng hóa thành một chất nền nhân tạo, không có vi khuẩn, có thể sử dụng nhiều lần, độ lớn đồng đều, độ hổng tới 95%, có thể cắt nhỏ tùy ý, chứa được nhiều nước, sau khi hút nước không bị biến dạng. Cây được trồng trong chậu bông đá, đặt tên giá, chất dinh dưỡng được cung cấp bằng ống nhựa mềm, cùng với nước được đưa đến từng gốc cây.

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền trong chậu

Ngoài việc trồng đồng tiền trên luống đất, trên giá thể trong một số trường hợp người ta còn trồng trong chậu.

Đất trồng trong chậu được phối trộn theo tỷ lệ: đất mùn: đất thịt: cát thê là 3: 2:1, thêm vào ½ phần phân chuồng hoai tơi vụn và 0,01% bột xương. Vì đất trồng trong chậu dễ nhiễm sâu bệnh, nên người ta thường trồng bằng giá thể.

Phối trộn giá thể và chuẩn bị chậu: chất nền có thể là đá ngọc trai và đá bọt theo tỷ lệ 1:1 hoặc đá ngọc trai với than bùn theo tỷ lệ 1:1. Than bùn cần phải loại bỏ tạp chất, loại bỏ cục to, sang loại bỏ bụi bẩn và rửa cho đến khi độ pH đạt trung tính. Cũng có thể dùng cát thô đã được rữa sạch và khử làm chất nền.

Chậu trồng thường dùng chậu có đường kính khoảng 18cm, phải tiêu độc khử trùng trước khi trồng.

Trồng cây vào chậu: Chọn cây có bộ rễ to, khỏe, không có sâu bệnh, rửa hết bùn đất bám vào rễ. Ngâm rễ vào dung dịch Focmalin 1% Viben C 1,5% trong 5 phút, sau đó dùng nước lã rửa sạch. Lấy chậu đã được khử trùng dùng lưới nilon lót vào chậu, đổ chất nền vào cách miệng chậu khoảng 2 – 3cm rồi trồng cây. Cần chú ý phải để lộ gốc thân lên trên, có thể đặt chậu lên máng hoặc giá.

Pha chế dung dịch tưới đồng tiền: nội dung và cách pha chế dung dịch mỗi nước một khác. Công thức pha chế dung dịch để trồng đồng tiền của hà Lan như sau:

Dung dịch A: Nitrat Canxi 63,4g + EDTA – 3,3g + Nitrat amon 4,0g + nước 1 lít.

Dung dịch B: KH2PO20,4g + KNO3 40,4g + MgSO4 24,6g + Sunfat mangan 100mg + Sunfat kẽm 87mg + Axit Boric 240mg + Molipdat natri 12mg + nước 1 lít.

Hai dung dịch A và B có thể pha chế sẵn làm dung dịch mẹ với nồng độ cao. KHi sử có thể hỗn hợp A và B theo tỷ lệ 1:1, cho nước vào làm loãng 100 lần, dùng đến đâu pha đến đó, tránh không pha sẵn dự trữ.

Sử dụng dung dịch: Hoa đồng tiền là cây ưa phân. Vì vậy, vụ Xuân cứ 5 – 7 ngày cần tưới dung dịch đó 1 lần vụ đông 10 – 15 ngày 1 lần, tưới cho đến khi đát chậu có nước chảy ra thì ngừng. Trồng trên quy mô lớn có thể dùng cách tưới nhỏ giọt. Đặt chậu cây lên giá thành hàng theo cự ly nhất định, mỗi đường ống dẫn dung dịch được nối với ống nhỏ giọt, đặt lên mép trên chậu, như vậy vừa tiết kiệm được dung dịch vừa đỡ tốn công tưới.

Mong bài viết dưới đây của chaucayxuatkhau có ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp cây gì? Gợi ý top 11 cây mang đến may mắn, tài lộc

Việc chọn cây hợp tuổi không chỉ tạo không gian sống hài hòa mà còn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...