Hướng dẫn cách thay đất cho cây đơn giản, nhanh chóng

5/5 - (1 bình chọn)

Thay đất, sang chậu là một bước quan trọng không thể thiếu khi chăm sóc hoa, cây kiểng trồng chậu. Sang chậu, thay đất cho cây sẽ giúp cây phát triển tốt, hoa đẹp hơn. Hãy cùng Ngọc Tân theo dõi cách thay đất cho cây trong phần chia sẻ dưới đây nhé!

cách thay đất cho cây

Mục đích của việc sang chậu, thay đất

Hoa, cây cảnh trồng chậu lâu năm, đất sẽ chai, hết dinh dưỡng, rễ cây ra nhiều và bám vào xung quanh thành chậu. Khi nắng chiếu vào sẽ làm nóng rễ, chết rễ. Cây lại hết dinh dưỡng nên sẽ chết dần đần.

Vì vậy, mục đích của việc sang chậu, thay đất để cung cấp môi trường sống tốt hơn, phù hợp với cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Ngoài ra, khi thay chậu, bạn có thể sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp hơn, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.

Với các loại địa lan, ngoài mục đích trên, việc thay đất, sang chậu còn có mục đích là để nhân giống cây lan.

Khi nào nên thay đất cho cây trồng chậu

Thông thường, thời điểm thay đất cho cây trồng chậu sẽ phụ thuộc vào chu kì ra hoa của cây. Tuy nhiên, thông thường mọi người vẫn thay đất cho cây trồng chậu vào cuối mùa thu và đầu mùa đông.

Vì giai đoạn này, cây ngủ nghỉ, ít sử dụng năng lượng nhất, đồng thời thay đất để tái tạo và cung cấp dinh dưỡng, giúp cây ra nhiều hoa hơn vào mùa xuân. Tuy nhiên, bạn không nên thay đất khi cây đang bị bệnh.

Cách thay đất cho cây kiểng, cây hoa

Để thay đất và sang chậu cho hoa, cây kiểng trồng chậu bạn cần chuẩn bị viên đất nung, đất trồng mới, chậu cây mới và một cây kéo cắt tỉa đã được sát khuẩn.

Chuẩn bị để thay đất cho cây

cách thay đất cho cây

Viên đất nung bạn có thể lót ở đáy chậu đề giúp tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn có thể rải thêm một lớp viên đất nung trên bề mặt chậu để giữ ẩm, tránh được văng bẩn ra ngoài khi tưới cũng như trang trí cho chậu cây tăng thêm tính thẩm mỹ.

Chọn chậu mới phù hợp với từng loại cây và kích thước hiện tại của cây. Đồng thời, chậu hoa mới này nên lớn hơn chậu hoa hiện đang trồng khoảng 10cm – 12cm.

Đất trồng hoa, cây kiểng phải là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt và sạch mầm bệnh. Bí quyết trộn đất trồng hoa, cây kiểng luôn là yếu tố mà nhiều người quan tâm khi trồng hoa trong chậu.

Để trộn đất trồng hoa trong chậu, bạn có thể trộn theo nhiều công thức. Với những công thức này, đất cho hoa, cây trồng chậu sẽ tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và hoàn toàn sạch mầm bệnh.

  • Bạn thể thể trộn theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.
  • Hoặc bạn trộn đất sạch cao cấp Potting mix Namix 20dm3 + đất thịt organic 12kg + đá Perlite 5dm + phân trùn quế Sfarm 2kg.

Tách cây ra khỏi chậu, loại bỏ giá thể cũ

Đất trồng cũ thường sẽ chai cứng, bạc màu hay bị mặn, bạn cần tách cây ra khỏi đất cũ. Bạn chỉ cần đặt chậu nằm nghiêng, cầm miệng chậu và lung lay nhẹ cây nhiều lần, lần lượt xoay về nhiều phía.

Từ từ đất sẽ bung ra khỏi chậu, lúc này bạn chỉ cần lấy cây ra và vẫn thấy bầu cây còn nguyên vẹn.

Trường hợp rễ cây bám chắc vào thành chậu, cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm đứt, hư bộ rễ. Với chậu nhựa thì bạn dùng tay nắn thành chậu để đất tách khỏi thành chậu.

Nếu trồng trong các chậu có miệng nhỏ hơn phần đáy chậu, bạn nên phá bỏ chậu để bảo vệ được bầu cây và cây an toàn.

Trước khi bứng cây, bạn nên tưới ướt đất để tách cây ra khỏi chậu một cách dễ dàng mà không làm đứt rễ cây.

Xử lý bộ rễ

Sau khi đã bứng cây ra khỏi chậu, bạn tiến hành xử lý bộ rễ để cây khi sang chậu mới sẽ nhanh hồi phục, ra nhiều rễ mới và phát triển tốt hơn.

Bạn gõ nhẹ vào lớp đất bện ngoài rồi bóc tách dần các mảng đất bám trên rễ cây. Bóc, tách nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm đứt chùm rễ non.

Hoặc bạn rửa nước để tách đất bám trên rễ. Cách này sẽ nhanh và an toàn hơn, không làm tổn thương nhiều tới bộ rễ nhưng sẽ tốn nhiều nước khi bạn phải thay đất cho nhiều chậu cây.

Bạn không nên cắt những rễ còn nguyên vẹn, cây sẽ tốn thêm năng lượng để tái tạo lại bộ rễ. Chỉ nên cắt những đoạn rễ hỏng, thối đen hoặc mục rữa.

Sang chậu và thay đất cho cây

Đầu tiên, bạn rải đều viên đất nung 10mm – 20mm lót vào đáy chậu đã chuẩn bị sẵn để tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt.

Cho đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa – cây kiểng vào chậu sao cho khi đặt bầu cây vào còn cách mặt chậu 5cm – 10cm tùy từng loại cây, đặt bầu cây vào chậu cho ngay ngắn rồi tiếp tục cho đất vào chậu, dùng tay ấn nhẹ để giúp cây đúng vững hơn.

Bạn có thể rải thêm một lớp viên đất nung trên bề mặt chậu để giữ ẩm, tránh được văng bẩn ra ngoài khi tưới cũng như trang trí cho chậu cây tăng thêm tính thẩm mỹ.

Với đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa – cây kiểng đã được phối trộn dinh dưỡng đầy đủ cũng như đảm bảo độ tơi xốp giúp cho việc thay chậu trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, bạn pha Vitamin B1 kết hợp với chế phẩm kích rễ và phục hồi rễ Seasol theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì tưới/ phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày giúp bộ rễ nhanh chóng phục hồi, thích nghi với đất mới, nhanh chóng hấp thu chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng cây xanh tốt, hoa đẹp, bền màu và lâu tàn.

Trên đây là cách thay đất cho cây khá đơn giản, hy vọng bạn có thể tự thực hiện cho cây trồng tại vườn nhà!

Bài viết liên quan

10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn

Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...

Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc

Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...

10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc

Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...

Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc

Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...

Cây để Bàn thờ Thần Tài: Chiêu tài, rước lộc, đón bình an

Chọn đúng cây để bàn thờ Thần Tài mang lại tài lộc, may mắn và...

Cây trầu bà đế vương kim cương: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Cây trầu bà đế vương kim cương đang là một loại cây cảnh đang được...