Ngày nay, để làm nên sự hứng thú trong việc chơi mai các nghệ nhân làm việc thường áp dụng phương pháp ghép mai tạo thành cây mai độc đáo, thu hút hơn. Đặc biệt, hoa mai vàng thường có 5 cánh vàng rực rỡ rất đẹp. Vậy trong phần này hãy cùng Ngọc Tân Garden tìm hiểu cách ghép mai vàng chi tiết nhé!
Tìm hiểu về việc ghép mai vàng hiện nay
Không phải tất cả các loại mai được trồng đều là giống cây tốt, vì vậy nếu có một cây mai đẹp, khỏe mạnh, cần kỹ thuật ghép cành mai để nhân giống, tạo ra nhiều cây mai có sức chống chịu tốt, hoa đẹp, cho lợi nhuận kinh tế cao.
Ngoài ghép cây, người ta có thể ghép được cả hoa mai. Những bông hoa lúc đầu chỉ đơn giản là năm cánh, sau khi được các nghệ thuật dùng kỹ thuật ghép, chúng đã tạo ra cả những chùm hoa tươi đẹp, có bông lên đến cả hàng chục cánh, bắt mắt, thu hút được nhiều người mua với giá cao.
Để ghép được những cành mai đẹp còn góp phần tạo ra thu nhập cho người ghép mai. Một số người chuyên gia cắt ghép phát triển ra những cành mai, giống mai đẹp và bán lại cho người trồng cây, chăm sóc cây mai sau này. Nếu cắt ghép giỏi, đúng kỹ thuật sẽ thu được khá nhiều lợi nhuận từ công việc này.
Nên ghép mai vàng tháng nào trong năm là tốt nhất?
Vào mỗi độ Tết đến, Xuân về, cây ra hoa, tất cả các dưỡng chất của cây sẽ được bồi dưỡng cho nụ và hoa. Chính vì thế, khi hoa tàn cây không còn đủ dưỡng chất để nuôi sống thêm một “thành viên mới”, do đó đây là thời điểm KHÔNG TỐT để thực hiện công việc ghép cấy mai vàng. Bởi thế, bạn cần lựa chọn những thời điểm mà cây đã chính thức hồi phục sức khỏe trở lại có đủ dưỡng chất để nuôi sống thân cây.
Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất cho công việc ghép mai vàng? Theo lời khuyên của các nghệ nhân, thời điểm “vàng” để thực hiện ghép mai là vào mùa khô:
- Khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 âm lịch.
- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch để thực hiện công việc ghép mai vàng
Ở thời khắc “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ giúp cho tỷ lệ thành công khi thực hiện ghép mai cao hơn. Và tất nhiên, thời điểm lý tưởng đi cùng cũng kỹ thuật ghép đúng mới có thể tạo nên một kiệt tác nghệ thuật trong làng chơi mai tại Việt Nam.
>>> Tham khảo:
- Các thế mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng
- Cách Chăm Sóc Cây Mai Mới Bứng Vào Chậu Như Thế Nào Là Đúng?
Các kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến, hiệu quả nhất
Mặc dù có nhiều kỹ thuật trong việc thực hiện cấy ghép mai vàng, nhưng theo kinh nghiệm của những nghệ nhân chơi mai vàng lâu năm đã chỉ ra rằng, có 3 kỹ thuật ghép mai vàng phổ biến, cho tỷ lệ thành công cao:
- Kỹ thuật ghép mắt kim.
- Kỹ thuật ghép mắt ngủ.
- Kỹ thuật ghép mai cắm đọt.
Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng mắt kim
Đây là phương pháp dùng mắt lá để lên mầm để ghép vào gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật ghép mắt kim là tỷ lệ sống cao, thành phẩm đẹp, cho phép bạn dễ dàng tạo kiểu theo ý muốn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước hết hãy chọn những chồi mai to, khỏe, có sức sống tốt.
- Bước 2: Dùng dao chuyên dụng rạch vào gốc ghép, gạch 2 đường song song dọc và 2 đường song song ngang sao cho tại thành hình chữ H có hai gạch ngang.
- Bước 3: Dùng mũi dao nhỏ để bốc tách phần vỏ ở hai gạch nganh hình chữ H rồi sau đó cho mầm ghép vào.
- Bước 4: Chọn mầm kim của giống mai mà bạn muốn ghép. Sử dụng mũi dao nâng nhẹ 2 phần vỏ ở gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào vị trí vừa bốc vỏ ở bước 3. Lúc này, bạn sẽ thấy 2 đầu mắt ghép được 2 phần vỏ của gốc ghép đè lên, dùng dây nylon cột để cố định trùm mắt ghép.
- Bước 5: Khoảng 2 tuần sau, bạn thực hiện tháo bỏ dây nylong ra và theo dõi mắt ghép đã lên mầm hay chưa, nếu rồi thì hãy tháo bỏ phần dây nylon để chồi phát triển nhé. Lưu ý: Hãy canh vào lúc trời mát để thực hiện tháo dây, đừng lựa lúc nắng gay gắt gây ảnh hưởng đến chồi non.
Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai mắt ngủ
Với phương pháp này, bạn cần lựa chọn mầm ghép không quá non cũng không quá già để tỷ lệ thành công được cao hơn. Khi lựa chọn được mầm ghép ưng ý, bạn tiến hành cắt hết lá đi chỉ chừa lại phần cuống. Sau đó tiến hành theo hướng dẫn chi tiết cách ghép mai mắt ngủ như sau:
- Bước 1: Trên mầm ghép đã chọn, bạn dùng dao chuyên dụng để tách một miếng hình chữ nhật có kích thích khoảng 0.5x1cm.
- Bước 2: Ở phần giống ghép, bạn cũng thực hiện tách một lớp vỏ có kích thước tương tự như bước 1.
- Bước 3: Khi có được 2 mắt ngủ với kích thước bằng nhau, bạn cho mầm ghép và giống ghép áp khít vào nhau. Bạn cần đảm bảo rằng, mầm và giống ghép được áp khít chặt với nhau và không bị dính nước.
- Bước 4: Dùng nylong quấn chặt mắt ghép để cố định, sau đó cho cây vào chỗ mát.
Trong 3 ngày đầu tiên, bạn thực hiện tưới phần gốc của cây, tuyệt đối không tưới phần thân cây. Vào 10 ngày tiếp theo, bạn có thể tưới cả gốc lẫn phần thân của cây. Sau 15 ngày, tháo nylon và đem cây ra phơi nắng. Hãy quan sát, phầm mềm ghép nếu còn tươi và dính chặt trên giống ghép thì chắc chắn bạn đã áp dụng kỹ thuật ghép mắt ngủ mai vàng thành công!
Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng cắm đọt
Vào mùa mưa, phương pháp ghép mai vàng mắt ngủ sẽ không đem đến hiệu quả cao như bạn mong đợi. Vì thế, lúc này bạn có thể sử dụng phương pháp ghép mắt kim và ghép cắm đọt. Vậy kỹ thuật ghép cắm đọt là gì? Đây là phương pháp sử dụng ngọn của nhánh mai để cắm vào phần gốc ghép.
- Bước 1: Cắt đôi phần đọt ghép, vạt ngọn ghép thành hình cây nêm.
- Bước 2: Bạn tiến hành cắt vỏ bên hông của gốc ghép rồi cắm phần đọt cần ghép vào.
- Bước 3: Dùng dây nylon để cột cố định phần đọt và gốc ghép lại với nhau. Bạn cần đảm bảo rằng, bề mặt tiếp xúc của đọt và gốc ghép được cột chặt và kín. Chờ đợi trong khoảng 2 tuần, sau đó tháo dây nylon ra, để kiểm tra kết quả xem phần đọt và gốc ghép đã dính chặt hay chưa?
>>> Xem thêm: Chăm sóc mai vàng sau tết đúng cách, chi tiết
Những chú ý cần biết khi thực hiện ghép mai vàng
Với những ai chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng kỹ thuật ghép mai vàng không chỉ phải tìm hiểu thật kỹ các phương pháp ghép và áp dụng mà cần lưu ý một vài kinh nghiệm nho nhỏ bên dưới:
- Lựa chọn đúng thời điểm lý tưởng để ghép mai như đã hướng dẫn ở trên.
- Để công việc ghép mai thuận tiện và thành công bạn cần chuẩn bị các dụng cụ ghép cấy mai chuyên dụng như dao lam, dây nylong, kéo cắt tỉa, băng keo,…
- Gốc để ghép mai cũng cần được chọn lựa kĩ càng. Gốc cây sinh trường tốt, khỏe mạnh thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Đặc biệt gốc càng lớn càng dễ ghép, giúp cây sau này sinh trưởng tốt, có bộ rễ lớn.
- Cách ghép cành mai là khâu phải chú ý hơn cả. Nên chọn cành đẹp, là loại cành bánh tẻ, giống tốt, hoa đẹp. Ở công đoạn này, người cắt ghép có thể sưu tầm các loại hoa, sau đó chọn lựa loại nào ưng ý rồi ghép.
- Có nhiều kỹ thuật ghép mai vàng, ở mỗi kỹ thuật luôn tồn tại những ưu/nhược điểm nhất định. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và áp dụng đúng hướng dẫn để tránh tình trạng ghép hỏng, gây mất thời gian và tốn nhiều chi phí.
- Cần làm đúng từng bước theo hướng dẫn, không bỏ qua bất kỳ bước nào để đảm bảo rằng việc ghép mai sẽ thành công như mong đợi.
- Cần làm đúng các thao tác, mối ghép phải được tiếp xúc tốt, tuyệt đối tiệt trùng. Thao tác nhanh gọn, sau khi ghép xong cần bọc nylon vào mối ghép khi trời mưa, để đảm bảo an toàn, tránh làm hỏng mối ghép.
- Sau khi mối ghép hoàn thiện, chú ý chăm sóc và để ý mối ghép thường xuyên. Trong những ngày đầu tiên, cần hạn chế để nước xâm nhập vào mối ghép, làm hỏng mối ghép. Khoảng 2 đến 3 tuần,có thể tháo dây, quan sát, nếu mắt ghép đã tiếp hợp tốt, có màu xanh, lá tốt nghĩa là đã thành công trong việc ghép.
- Khi các mối ghép đã thành công, việc chăm sóc sẽ đơn giản hơn, cần tìm hiểu và lựa chọn đúng các loại phân bón, thuốc kích thích để mối ghép phát triển tốt, nhanh chóng đâm chồi nảy lộc.
>>> Xem thêm:
- Cây hoa mai trắng: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Bật mí ý nghĩa của cây mai tứ quý
- 【Top 14】các loại hoa mùa Xuân không thể thiếu của người Việt
Nếu nói cách ghép mai vàng là một nghệ thuật, thì người ghép mai vàng chính là những nghệ sĩ thực thục. Vì thế, ngoài việc nắm rõ câu trả lời cho thắc mắc “Nên ghép mai vàng vào tháng nào trong năm là tốt nhất?” bạn cần nắm thật rõ các kỹ thuật chọn giống ghép cũng như các bước thực hiện. Để đảm bảo rằng việc ghép cấy mai vàng sẽ thành công như ý muốn!
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...