Hướng dẫn cách chăm sóc lan quân tử từ A -> Z

5/5 - (1 bình chọn)

Lan quân tử là một loại cây cảnh rất phổ biến và được nhiều người trồng hiện nay, vì không chỉ có tác dụng trang trí không gian nhà, mà còn giúp người trồng có thêm nhiều may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, một số người thường hay thắc mắc loại cây này được trồng như thế nào? Và cách chăm sóc lan quân tử như thế nào?

cách chăm sóc lan quân tử
Chi tiết cách chăm sóc lan quân tử

Tìm hiểu về Lan Quân Tử

Cây Lan quân tử còn được biết đến với một số tên gọi: Lan huệ cam, huệ đỏ, đại quân tử. Tên khoa học: Clivia nobilis l thuộc họ Thạch toán – Amaryllidaceae, xuất xứ từ Nam Phi. Lan quân tử thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,3-0,9m. Thân cây kết hợp với lá thành thể thống nhất. Bộ rễ khỏe mạnh lan rộng, ăn sâu.

lan quân tử trong phòng khách

Cây Lan quân tử thường ra hoa vào thời kỳ cuối Đông, đầu Xuân với những chùm hoa mang màu cam, đỏ tươi hoặc hồng phớt. Loài Lan màu đỏ tươi, vàng hoặc kem sẽ nở hoa vào giữa mùa Đông và mùa Xuân, đây là loài hoa rất bền, từ khi có nụ đến khi hoa nở diễn ra hàng tháng trời mà không hề héo, đem đến cho chúng ta một mùa Xuân rực rỡ.

Trong các màu hoa, màu cam là bền nhất với độ tươi rất lâu, do đó Lan quân tử được ưa chuộng ở rất nhiều nơi, đặc biệt là những nước phát triển như châu Âu, Nhật, Trung hoặc khu vực Bắc Mỹ.

Hoa Lan quân tử được coi là loài hoa sang trọng, vương giả đem đến sự danh giá, phú quý cho chủ nhân. Thêm vào đó Lan quân tử rất lâu tàn, thời gian chơi hoa kéo dài đến cả tháng thể hiện phú quý lâu bền. Nếu có được một chậu Lan quân tử trong nhà, lại do chính tay mình trồng thì lại càng có ý nghĩa hơn. Vậy kỹ thuật trồng cây hoa Lan quân tử ra sao? Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng cực đơn giản. 

Cách chăm sóc cây Lan quân tử

cách chăm sóc lan quân tử
  • Ánh sáng: đây là loài cây ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Để chăm sóc tốt cho cây Lan quân tử, cần có chế độ chiếu sáng phù hợp cho cây, nếu chiếu sáng quá dài và quá mạnh hoặc bị cớm nắng lâu ngày, không đủ ánh sáng đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tạo chất dinh dưỡng của cây, khiến cho cây không thể ra nụ, nở hoa.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 15 – 20 độ C, khi nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 30 độ C thì cây sẽ ngừng sinh trưởng, đây là loại cây vừa sợ nóng vừa không chịu được lạnh.
  • Ẩm độ: đây là loại cây ưa ẩm nên bạn chỉ cần tưới 2 lần/tuần vào mùa hè, 1 lần/tuần vào mùa Đông và mùa Thu để giữ ẩm cho đất.
  • Lượng nước: Vào mùa hè nóng nực, không khí khô, lá cây và rễ rất dễ bị tổn thường, lá mới không có khả năng mọc, lá cũ bị khô héo, ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây, thậm chí có thể gây chết cây. Loài cây này ưa ẩm ướt nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối cao, nếu tưới nhiều có thể gây thối rễ, bởi vậy cần phải duy trì đất trong chậu ẩm. 
  • Đất trồng: cây thích hợp nhất với loại đất mục, chua, màu mỡ, thoáng khí và thoát nước tốt, thành phần thông thường của đất trồng là 6 phần đất là mục, 2 phần lá thông, 1 phần cát và 1 phần phân bón lót.
  • Thay chậu cho cây: sau 2 năm trồng thì cần phải thay chậu cho cây bởi cây lớn lên chậu con không thích ứng, dinh dưỡng trong đất bị hấp thụ khá nhiều, sâu bệnh hại có thể nhiễm vào bộ rễ.

Tưới nước

Cây hoa Lan quân tử ưa ẩm ướt nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối cao. Vào mùa hè nóng nực không khí khô, lá cây và rễ rất dễ bị tổn thương, lá mới không có khả năng mọc, lá cũ bị khô héo, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây mà thậm chí có thể khiến cây chết. Nhưng nếu tuới nước quá nhiều cũng rất dễ thối rễ.

Bởi vậy cần phải duy trì đất trong chậu ẩm nhưng không nhão. Nói chung, mùa Xuân mỗi ngày cần tưới 1 lần, mùa Hè dùng vòi phun phun lên mặt lá và xung quanh, mỗi ngày phun 2 lần. Mùa Thu cách 1 ngày tưới một lần, mùa Đông mỗi tuần tưới một lần.

Thay chậu

Thời gian thay chậu vào mùa xuân và mùa thu khi nhiệt độ khoảng 20 độ C là thích hợp nhất.

Trong đất dinh dưỡng nên thêm một ít bột xương hoặc Ca3(P04)2. Lưu ý khi thay chậu trước hết dùng dao vạch xung quanh chậu, sau đấy dùng tay đỡ giữ cổ rễ và lật chậu đổ cây ra rồi đưa vào chậu khác.

Khi trồng cây phải để vào giữa chậu, cắt bớt rễ quá dài, lắc chậu để rễ tiếp xúc với đất, tưới nước đều 1 lần.

Cách bón phân cho Lan quân tử

Để giúp cây có thể phát triển tốt hơn thì hàng tháng bạn nên bón phân điều độ cho cây, bón NPK 20 – 10 – 10phân vi sinhphân trùn quế. Khi cây xấu yếu thì có thể pha loãng phân NPK tưới vào gốc cây.

cách chăm sóc lan quân tử

Bón lót

Mục đích là chăm sóc cho cây Lan quân tử tốt hơn, tạo điều kiện sinh trưởng, phát triển thỏa mãn dinh dưỡng cho cây, bón lót tiến hành 2 năm một lần, phân bón lót thường dùng phân chuồng, phân xanh, phân bã đậu.

Bón thúc

  • Dùng bột cá, bột xương để xúc tiến sinh trưởng, khi mới trồng thì bón ít, về sau lá to thì tăng dần lượng bón phân. Khi bón thường sâu 2 – 3cm, không bón gần bộ rễ.
  • Đối với phân thể rắn thường bón mỗi tháng 1 lần, bón thể lỏng phải ngâm phân hoai trong nước 30 – 40 lần đối với cây con, 20 lần đối với cây lớn. 
  • Thời gian bón phân thường là buổi sáng, tưới quanh chậu và chú ý tránh tưới vào lá.
  • Ngoài ra, thời gian bón phân cũng khác nhau, vào mùa xuân và đông nên tưới P và K như bột cá, bột xương, mùa thu bón một số dịch thấm của lông động vật, sừng, chân động vật hoai, pha loãng 30 – 40 lần.

Bón ngoài rễ

Phương pháp này chủ yếu bổ sung dinh dưỡng trong đất để giải quyết vấn đề thiếu phân, làm cho cây con sinh trưởng nhanh hơn, hoa quả mập hơn.

Bón phân ngoài rễ bằng phun nước phân pha loãng, phun bằng bình phun vào mặt lá cây, người ta thường dùng CaPO4, KH2PO4, lúc phun phải phun vào 2 bên mặt lá.

Trong mùa sinh trưởng, 4 – 6 ngày phun một lần, phun sau khi mặt trời mọc, sau khi hoa nở thì ngừng phun. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng khi thiếu phân.

Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây

cách chăm sóc lan quân tử
  • Cây thường bị bệnh héo rũ gốc, mốc trắng: để phòng tránh, chỉ cần tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng tưới vào gốc cây hoặc vung đất xung quanh.
  • Bệnh thối lá: cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng, có thể dùng Steptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.
  • Bệnh thán thư: có thể dùng Carbendazim 50%, mỗi tuần 1 lần, phun 3 – 5 lần là được.
  • Trùng vỏ cứng: dùng Omethoate 40% pha loãng phun lên cây.

Vậy là bài viết hôm nay của Cây cảnh Ngọc Tân đã cung cấp cho mọi người một số thông tin về cách trồng và cách chăm sóc lan quân tử, cũng như địa chỉ mua lan quân tử ở đâu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mọi người có thể áp dụng và chăm sóc cây của mình tốt hơn. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm cách trồng và chăm sóc các loài hoa khác nữa nhé!

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp cây gì? Gợi ý top 11 cây mang đến may mắn, tài lộc

Việc chọn cây hợp tuổi không chỉ tạo không gian sống hài hòa mà còn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...