Nhiều người chơi lan cho rằng hoa lan ở trên rừng không ai bón phân vẫn lên rất xanh tốt, đơm hoa kết trái bình thường. Vậy thì trồng lan ở nhà chắc cũng không cần bón phân cho hoa lan thì vẫn được như ở rừng. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Việc bón phân cho hoa lan xanh tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc cho cây hoa lan sinh trưởng. Vậy cách bón phân cho lan như thế nào?
Lan ở ngoài tự nhiên được nhận rất nhiều chất dinh dưỡng từ vỏ cây, lá cây mục, phân chim, xác các loại côn trùng, xác các loại nấm, địa y và dưỡng chất từ nước mưa… Khi chúng ta trồng lan chơi tại nhà, giá thể thường rất sạch sẽ như vỏ thông, dớn, gỗ lũa, viên đất nung… vậy nên chúng ta vẫn nên bón phân cho lan để đạt hiệu quả phát triển tốt hơn. Tôi nhận thấy nếu chúng ta bón phân cho lan cân đối, hài hòa và đầy đủ đều đặn thì cây lan phát triển tốt hơn trên rừng trong môi trường tự nhiên rất nhiều.
Tuy nhiên, có rất nhiều người chơi lan bởi vì hiểu chưa tới về việc bón phân cho lan nên đã lạm dụng quá nhiều hoặc bón không cân đối các chất, bón sai cách trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gây hậu quả cháy lá, chết cây, thối rễ, không ra được hoa và còn nhiều hệ lụy khác.
Dưới đây Vườn Ngọc Tân xin chia sẻ các bạn cách bón phân cho hoa lan và các loại phân nên dùng cho hoa lan, từ lan đơn thân tới lan đa thân, từ lan còn nhỏ tới cây đã trưởng thành.
Giới thiệu về hoa lan
- Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.
- Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.
- Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.
- Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokaram, lan hồ điệp…
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan
- Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.
- Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.
- Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.
- Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.
- Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.
- Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.
- Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.
- Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.
- Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. – Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.
- Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.
Cách bón phân cho lan
1. Cách bón phân cho lan sau cấy mô
Sau khi lấy từ giá thể, 4 – 5 cây lan con cần bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK – 30-10-10. Cứ 3 – 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 – 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 – 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.
Bón phân đúng cách cho lan xanh tốt
2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành
Tưới thúc định kỳ bằng cách đó là hòa 1 – 2 gam phân NPK – 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định kỳ 4 – 5 ngày/lần. Cứ 3 – 4 lần tưới bằng phân NPK – 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK – 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.
Cách bón phân cho đúng lượng chất cần thiết
3. Cách bón phân cho lan trưởng thành
Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK 10- 30 – 10, NPK – 15-30-15, NPK – 20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 – 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.
- Sau khi hoa tàn nên dùng phân bón NPK -30-10-10 nhằm thúc cây tăng trưởng thân lá tốt.
- Trước khi ra hoa: dùng NPK – 15-30-15 hoặc NPK – 10-52-17 nhằm giúp cây tượng hoa tốt, hoa to, đẹp.- Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK – 20-20-20 nhằm dưỡng hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.
Kỹ thuật bón phân hợp lí cho lan xanh tốt
– Ngoài phân tinh khiết, bạn có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan (sử dụng cẩn thận vì dung dịch bánh dầu là môi trường tốt cho nấm bệnh phát sinh; nếu được nên trộn thêm thuốc trừ nấm). Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1 lít nước ngâm này pha với 4 lít nước sạch dùng tưới định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Trước khi tưới phân bánh dầu cần ngưng tưới NPK.
Thời điểm bón phân cho lan tốt nhất
- Thời điểm bón phân tốt nhất là vào buổi sáng vì sau khi cây hấp thụ phân sẽ có thêm thời gian kết hợp với quang hợp để tiêu hóa chất dinh dưỡng. Nều bón vào buổi trưa có thể gây cháy lá. Bón vào buổi chiều tối thì cây không xử lý hết dinh dưỡng gây lãng phí.
- Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới vào trước đó.
Một số điều cần biết về phân hóa học cho lan
- Chất đạm (nitrogen) để tốt cho lá và cho cây mọc mạnh
- Chất lân (phosphorus) để bón cho hoa và quả
- Chất kali (potassium) để bón cho rễ hay củ
- Thiếu chất đạm lan sẽ mọc chậm, lá sẽ quặt quẹo vàng đọt
- Thiếu chất lân lan sẽ ra rễ ít, lá màu xanh tím, khó ra hoa
- Thiếu kali cây không phát triển, lá vàng úa
Một số kinh nghiệm khi bón phân cho lan
- Những cây ở ngoài ánh nắng cần nhiều phân bón hơn những cây mọc trong bóng mát
- Cây nguyên giống (species) cần ít phân hơn những cây lai giống (hybrids)
- Bón ít phân cây không chết, trái lại bón nhiều phân có thể làm chết cây
- Nên bón với dung lượng thấp hay theo chỉ dẫn và bón hàng tuần
- Không nên dùng phân có chứa Ure vì cần một thời gian mới có tác dụng
- Không nên dùng phân viên, phân que hay phân hạt có thể làm cháy rễ
- Không nên bón phân khi rễ cây quá khô, tốt nhất là tưới nước ngày hôm trước, hôm sau sẽ bóm phân. Cây sẽ không bị sót và phân dễ thấm vào trong chậu
Lưu ý:
Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là sẽ giết cây lan. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ khựng lại.
Cách bón phân cho lan!
Hy vọng bài viết chia sẻ trên của Ngoctangarden.com về các loại hoa đẹp sẽ giúp ích cho bạn.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...