Trồng cây trong lọ thủy tinh kín khác với terrarium trong bình hở ở chỗ nó cách biệt hẳn với môi trường xung quanh, hình thành một hệ sinh thái thu nhỏ có thể tự cung cấp độ ẩm. Chỉ 4-5 tháng mới cần mở nắp chai và phun sương 1 lần. Những hơi nước sẽ đọng lại trong thành bình và sẽ giữ cho cây luôn tươi tốt.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những không gian làm việc khô hanh, thiếu ánh sáng hoặc phòng khách thiếu ẩm để trồng terrarium mà không làm ảnh hưởng tới cây trồng bên trong.
Tiểu cảnh Terrarium là gì?
Terrarium là nghệ thuật sắp xếp những loại thực vật mini vào trong chậu hoặc chai lọ thủy trong suốt.
Cây cảnh mini được trồng trong những chiếc chai lọ, bình, những vật chứa bằng thủy tinh… sẽ được hấp thụ ánh nắng xuyên qua, càng tăng tính nghệ thuật, rực rỡ cho tiểu cảnh Terrarium của bạn. Bên trong lớp kính là cả quá trình phát triển của hệ thực vật được thể hiện sinh động mà bạn có thể quan sát.
Nghệ thuật sáng tạo điểm đặc biệt đối với Terrarium. Tùy theo cảm hứng, sự sáng tạo, linh hoạt mà hầu như những tác phẩm tiểu cảnh Terrarium đều không hoàn toàn giống nhau.
Terrarium được phân thành 2 loại: kín và mở. Từng loại sẽ là từng môi trường sinh thái khác như nên cây trồng cũng sẽ khác nhau.
Terrarium kín: Với loại này, môi trường sinh sống sẽ gần giống với vùng nhiệt đới ẩm. Vì vậy, những loại cây nhiệt đới như cây Không Khí, cây Dương Xỉ, cây Phong Lan… sẽ thích hợp với hệ sinh thái này. Chăm sóc loại Terrarium kín rất đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp và tưới nước tùy theo loại cây cảnh trồng trong bình.
Terrarium mở: Những loại thực vật phù hợp để trồng trong môi trường này phải là những loại cây ưa khô và ưa sáng như Sen Đá, Xương Rồng, … Đây là hệ sinh thái mở nên sau một thời gian nước và chất dinh dưỡng sẽ thất thoát. Với trường hợp này, bạn cần tưới nước 1 – 2 lần/ tháng và bón phân khoảng 1 lần/ tháng để toàn bộ hệ sinh thái được phát triển tốt.
Hãy thử ngay cách trồng terrarium trong chai thủy tinh đóng kín qua các bước dưới đây:
Cần chuẩn bị gì để trồng cây trong lọ thủy tinh kín
Nguyên liệu cần thiết để làm khu vườn mini rất dễ tìm, bạn có thể mua tại một số cửa hàng bán cây cảnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì nguyên liệu sẽ bao gồm:
- Chai thủy tinh lớp có nút đậy
- Viên đất nung/sỏi nhẹ
- Bầu đất trồng cây
- Các loại cây trồng terrarium (dương xỉ là một lựa chọn tuyệt vời)
- Thìa nhỏ và một cái nĩa vừa để đi qua miệng chai
- Que tre và băng dính
- Bào tử rêu
Cụ thể:
Bình chứa
Bạn có thể dùng những chiếc ly, tách, chai lọ thủy tinh, tận dụng những vật dụng cũ như bể cá cảnh, quả cầu thủy tinh, bóng đèn, ấm đun nước thủy tinh… để làm chậu trồng cây.
Một lưu ý đó là bạn nên chọn những chiếc bình hay lọ phải có độ sâu vừa đủ để rễ cây có thể bám vào. Nếu sử dụng những đồ vật cũ thì nên rửa sạch với xà phòng trước khi trồng.
Đất đá
Loại đất tốt nhất để trồng tiểu cảnh đó là đất Tribat để đảm bảo độ tơi xốp, chất dinh dưỡng đầy đủ và giữ ẩm tốt cho cây.
Bạn có thể dùng các viên sỏi nhỏ trong vườn hoặc những viên đá màu sắc vừa giúp thoát nước dưới đáy bình và trang trí trên bề mặt.
Bạn nên nhớ mua thêm than hoạt tính để hỗ trợ chống nấm mốc và vi khuẩn gây hại cho cây. Bên cạnh đó, thảm rêu, rêu cũng giúp hút nước thừa và dùng trang trí bề mặt nên hãy nhớ thêm vào danh sách nguyên liệu nhé.
Cây cảnh và phụ kiện
Những loại thực vật lý tưởng để làm Terrarium đó là cây mọng nước nhưng cây Sen đá, Xương Rồng… Ngoài ra còn có một số loại như cây Lưỡi Hổ, cây Không Khí, cây Dương Xỉ… những loại cây này có sức sống mãnh liệt, chịu được môi trường khắc nghiệt và tuổi thọ khá cao nên hoàn toàn phù hợp.
Phụ kiện trang trí như mô hình mini, mô hình bàn ghế, bậc cầu thang, đồi núi, bãi cỏ, vỏ ốc, loài động vậy, sỏi đá nhiều màu… đều phù hợp để trang trí Terrarium. Tùy theo sở thích, tính sáng tạo và kiểu Terrarium mà bạn có thể lựa chọn phụ kiện cho hợp lý.
Dụng cụ hỗ trợ
Một số sự trợ giúp của đũa, kìm, kéo, kẹp, muỗng nhỏ sẽ giúp bạn hoàn thành tác phẩm Terrarium tốt hơn.
Hướng dẫn chi tiết trồng cây trong lọ thủy tinh kín
Bước 1:
Rải 1 lớp sỏi hoặc đá mạt nhỏ mỏng xuống đáy chậu. Bạn nên rửa sạch sỏi trước khi sử dụng để bình nhìn có vẻ đẹp hơn. Lớp sỏi này rất quan trọng giúp chống úng cho cây. Vì hầu như những cây cảnh nhỏ, cũng như ưa khô nên tuyệt đối không được để ngập nước.
Bước 2:
Cho một lớp than hoạt tính mỏng rải lên trên lớp sỏi, lớp than hoạt tính này có tác dụng lọc sạch nước, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn nấm trong đất, làm giảm khả năng cây bị thối nhũn cho vi khuẩn từ đất xâm nhập vào.
Bước 3:
Cho đất vào chậu. Đảm bảo cho đất có độ xốp và phần đất không cao quá một nửa chiều cao của lọ thủy tinh. Tốt nhất là xếp đất cao đến khoảng 1/3 chiều cao của lọ. Để khi trồng tiểu cảnh toàn bộ phàn cây sẽ nằm phía trong lọ.
Bước 4
Phủ một lớp rêu mỏng lên bề mặt đất để tăng khả năng giữ ẩm làm cho bề mặt đất có vẻ tự nhiên hơn.
Bước 5:
Trồng cây vào lọ. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo. Đối với những lọ có kích thước lớn hoặc nông thì khá đơn giản. Còn với những lọ dài và nhỏ, bạn có thể sử dụng một chiếc đũa hoặc que dài để giúp cho việc tạo tiểu cảnh dễ dàng hơn.
Lưu ý khi trồng cây trong lọ thủy tinh kín
Khi tưới nước cho những cây trồng trong lọ thủy tinh này bạn nên sử dụng bình tưới để nước có thể tiếp xúc đều với các bộ phận của cây và không đọng lại quá nhiều ở bên dưới bình khiến cây bị ủng rễ.
Thỉnh thoảng bạn nên đưa bình cây ra ngoài trời để cây có thể hấp thụ thêm ánh sáng và các chất dinh dưỡng từ tự nhiên. Nên thường xuyên lau phần thủy tinh bên ngoài để giữ cho bình luôn sạch bóng.
Vì được trồng trong không gian nhỏ và không phải lúc nào cũng có đủ thời gian để chăm sóc nên trong các terrarium thường được sử dụng các loại đất giữ ẩm tốt. Các loại cây trồng trong này cũng được chọn từ những loại giống chậm lớn, có chiều cao của cây trưởng thành đủ bé để cây không vượt quá chiều cao của chậu trồng.
Chăm sóc cây trong lọ thủy tinh kín
Việc chăm sóc cây cũng khác với những loại cây trồng ngoài trời. Cây không được tưới trực tiếp bằng nước mà chỉ dùng súng phun nước nhẹ để tưới cây. Do môi trường trong các bình/hộp thủy tinh kín giúp giữ được độ ẩm gần giống với môi trường vùng mưa ẩm nhiệt đới, các loại cây này sẽ phát triển bình thường trong các không gian kín mà gần như không cần tưới trong thời gian dài.
Ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với sự phát triển của thực vật mà. Với Terrarium thì chúng ta có thể cung cấp thông qua 3 dạng ánh sáng:
- Ánh nắng trực tiếp: để Terrarium dưới ánh sáng mặt trời
- Ánh sáng mặt trời gián tiếp: để Terrarim trong phòng có ánh sáng
- Ánh sáng nhân tạo: để Terrarim dưới sáng sáng của bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn LED
Nếu đặt Terrarium dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, bạn nên tháo nắp bình ra và không để trong thời gian quá lâu vì nó có thể quá nóng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nè.
Có khu vườn chai đóng kín vẫn phát triển mạnh sau 53 năm mà chỉ mới được tưới một lần. Vì vậy hãy thử trồng để xem chúng sẽ sống được bao lâu!
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...