Cây Ổi không chỉ là loại quả thơm, ngon, giàu dinh dưỡng mà còn chữa được nhiều bệnh nên rất được ưa thích. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống ổi với những ưu điểm nổi trội: sai quả, nhanh ra quả, có loại ra quả quanh năm, có loại dáng nhỏ xinh trồng chậu rất tốt kể cả nhà phố cũng trồng được. Vậy trồng cây ổi trước nhà có tốt không?
Cây ổi
Cây ổi thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ cứng, có tên khoa học Psidium guyjava L., có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, thuộc họ Myrtaceae – Sim.
Cây ổi ở Việt Nam còn được gọi là phan thạch lựu, hiện nay trên thị trường có nhiều loại: ổi bo, ổi mỡ, ổi tứ quý, ổi xá lị, ổi trâu, ổi găng, ổi đào…. Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng.
Cây Ổi là một cây trồng quá đỗi quen thuộc, không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trong cả ngành y học cổ truyền. Hiện nay, ổi ta không còn được trồng để lấy quả, vì quả nhỏ, số lượng hạt nhiều, thịt quả mỏng. Trên thị trường có đa dạng các loại ổi khác nhau, cho chất lượng quả tốt, vì thế ổi ta hiện được trồng chủ yếu để làm cây cảnh.
Trồng cây ổi trước nhà có tốt không?
Sau khi tìm hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng của cây ổi, chắc hẳn không ít người đã có một phần đáp án cho câu hỏi trồng cây ổi trước nhà có tốt không. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói riêng và một số nước châu Á nói chung, bên cạnh các yếu tố về khoa học thì phong thủy cũng chịu tác động to lớn đến vạn vật. Chính vì thế, khi trồng cây ổi trước nhà, gia chủ phải cân nhắc cả hai yếu tố này.
1. Về thẩm mỹ, khoa học
Cây ổi thuộc loại cây bóng mát vừa giúp điều hòa không khí vừa che nắng nóng hiệu quả đem đến không gian mát mẻ, trong lành. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cây ổi được tạo dáng bonsai với kích thước khác nhau sẽ làm tăng tính nghệ thuật, làm đẹp cho cảnh quan.
2. Về phong thủy
Trong phong thủy, cây ổi tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự cứng rắn. Khi trồng cây ổi trước nhà, gia chủ có nhiều cơ hội làm ăn, mang đến sự ấm no, đủ đầy và hạnh phúc.
Như vậy, có nghĩa là trồng cây ổi trước nhà là điều hoàn toàn nên làm. Theo các chuyên gia phong thủy, cây ổi không kén người trồng, vì thế gia chủ mệnh, tuổi nào cũng có thể trồng loại cây này.
Nhiều người ví sinh khí như một cô tiểu thư đài các thích sự sạch sẽ, ngăn nắp, thích hoa cỏ xanh tươi… nên một căn nhà sạch sẽ, hoa nở bốn mùa, cây lá xanh biếc sẽ giúp thu hút sinh khí vào nhà. Còn chủ nhân khi nhìn thấy cảnh quan này cũng cảm thấy dễ chịu, hài lòng và muốn ở nhà nhiều hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý cây cao lớn như cây nhãn, ổi, cam… cần trồng phía bên trái hay phía sau nhà, các cây thấp nhỏ như cây kiểng, ớt, tắc… thì trồng phía bên phải.
Cách trồng chăm sóc cây ổi
Giống cây ổi: Ổi hiện nay có rất nhiều loại giống như: Ổi Bo, ổi Hương, ổi Đào………..cần chọn giống trồng hợp lý với đất, điều kiện khí hậu nơi mình ở. Chọn cây giống cứng cáp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.
Đất trồng, khí hậu
- Đất trồng và khí hậu là hai điều kiện quan trọng cần chú ý nếu quyết định trồng Ổi. Độ PH của đất không vượt quá 6 và không thấp hơn 5. Nhiệt độ trồng cây nằm trong khoảng 30 độ C.
- Đất trồng nhiều ẩm tốt cho sự phát triển của cây. Đất trồng cần tơi xốp, thoáng và giữ nước tốt. Với loại đất trồng khô cần thường xuyên tưới nước, thời gian chăm sóc cây rất nhiều.
Thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, thân cây ổi lại cứng chắc nên rất ít sâu bệnh, ổi lại kháng chịu khắc nghiệt rất tốt nên dễ trồng và chăm sóc:
- Ánh sáng: cây ổi ưa nắng, sáng hoàn toàn, tối thiểu 6h/ngày. Vị trí trồng cần thoáng đãng, thoáng gió, rộng rãi để cây phát triển.
- Nhiệt độ: Cây ổi ưa khí hậu ấm, nóng, cây chịu rét kém, nhiệt độ ưa thích của ổi từ 16-35oC. Khi nhiệt độ xuống dưới 15oC thì quả ổi nhỏ và không đạt chất lượng. Khi nhiệt độ xuống đến -2 °C ổi sẽ bị chết. Tuy nhiên ổi có thể trồng được ở sa mạc nếu đủ nước.
- Độ ẩm: Cây ổi ưa ẩm trung bình.
- Đất trồng: cây ổi dễ tính nên trồng được ở nhiều loại kể cả đất hơi trũng. Để cây sai quả, thơm ngọt thì nên trồng ở đất màu mỡ, thoáng xốp, nhiều mùn. Nên sử dụng công thức sau để trồng ổi tốt nhất: 6 đất thịt sạch + 0.5 trấu sống + 2 tro + 0,5 xơ dừa + 1 phân trùn quế, với pH 4,5-8,2 là phù hợp. Thêm phân trùn quế vào đất để đất thoáng xốp, rễ không bị nghẹt và bị nấm bệnh.
Kỹ thuật chăm sóc cây ổi
Tưới nước
Tưới nước thường xuyên cho cây đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. Liều lượng tưới khoảng 5 lít nước một gốc cây. Cứ định kì tưới 2 ngày 1 lần. Tưới nước quan trọng nhất là khi cây ra hoa và khi quả đang lớn
Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán
- Khi thấy cây có lá và cành quá nhiều, cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, những cành bị che kín. Khi thấy lá, cành bị sâu bệnh hại cần loại bỏ ngay. Thực hiện các công việc này giúp cho cây hạn chế được sâu bệnh và hạn chế tối đa sự phân tán các chất dinh dưỡng dành cho cây không cần thiết.
- Tạo tán, bấm đọt là công việc mà mỗi người muốn cây Ổi của mình có năng suất và chất lượng cao đều phải làm công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra nhiều quả, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng, thu hoạch quả nhanh chóng. Tạo tán cho Ổi còn giúp bộ rễ phát triển giúp cây phát triển tốt nhất.
- Cách thực hiện tạo tán: Khi cây trồng được 3 tháng, cần quan sát ở vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ tạo ra những mầm mới chỉ để lại 3 mầm (được gọi là những cành cấp I). Cành cấp 1 tạo với thân 1 góc 50 độ, chiều dài cành vào khoảng 50cm. Khi cành này dài khoảng 0,7m cần cắt bỏ một nửa cành sau này cây sẽ thấp dễ thu hoạch quả. Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), cành cấp 2 chỉ nên để kích thước của cành này khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành cấp 2 chỉ để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra gọi là cành cấp 3. Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành mới tuy nhiên chỉ để lại khoảng 7 -8 cành với những cành yếu và mọc quá dày nhau hãy cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.
- Sau khi cắt cành cần thực hiện quét một lớp vôi vào vết cắt để nước và sâu bệnh hại không có cơ hội xâm nhập vào vết thương của cây. Đồng thời cần vệ sinh vườn ổi, tưới nước cho cây, thu gom các cành cắt và đốt bỏ nhằm hạn chế việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ bưởi sau.
Bón phân cho Ổi
Mỗi vụ trồng ổi cần cung cấp dinh dưỡng cho cây từ khi trồng đến khi thu hoạch xong. Năm đầu tiên cần bón phân N:P:K: theo tỷ lệ 12:15:18 chia làm bốn lần bón phân mỗi lần: 100gNPK + 50g amon sunphat. Sang năm thứ 2 cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu, nhưng tăng tỉ lệ các loại phân gấp đôi so với năm đầu tiên.
Cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu tiên. Lượng phân bón tăng gấp ba lần so với năm đầu và mỗi lần bón cần bón thêm 50g magie sunphat. Sau năm thứ ba, từ năm thứ tư trở lên ổi đã ra hoa rộ cần bón thêm phân cho cây, trước khi ra hoa khoảng một tháng, cần bón thêm đạm giúp cây nở nhiều hoa. Đạm, lân và kali rất cần thiết cho sự phát triển của cây: đạm góp phần làm cây nhanh lớn, nhiều chồi. Lân góp phần làm tăng khả năng nảy chồi, đẻ nhánh ra hoa, ra quả và tăng sức đề kháng cho cây. Kali góp phần tăng khả năng cứng rắn và quả ổi đỡ bị rụng.
Sâu bệnh hại và cách phòng trừ.
- Rầy mềm hại cây: Rầy mềm thường trú ngụ ở các mầm non và mặt dưới lá cây. Dấ hiệu nhận biết cây bị rầy mềm hại là mầm bị cuốn vào nhau, chồi chậm phát triển. Phòng và trị bằng cách phun Bassa 50ND với nồng độ 0,1-0,2% cho cây.
- Rệp hại cây: Ở Ổi thường tồn tại các loại rệp như: Rệp dính, rệp sáp hay rệp phấn trắng. Dấu hiệu nhận biết cây bị rệp hại là lá trên cây nhỏ, bị khô, quả bé. Cách phòng trị các loại rệp trên là phun Bi 58 40 EC nồng độ 0,1-0,2 cho cây.
- Ruồi đục quả: Ruồi hại quả làm thối ổi. Cần phòng trị bằng cách đặt bẫy dùng Methyl Eugenol để làm mồi bẫy ruồi. Đồng thời nhặt bỏ những trái ổi thối và tiêu hủy.
- Bọ xít hại trái: Phòng trừ bọ xít hại trái bằng cách phun thuốc đặc trị bọ xít hại trái cho cây. Nếu không diệt trừ sớm bọ xít sẽ làm chết cành và quả rụng hàng
- Sâu đục cành: Dấu hiệu nhận biết sâu đang đục cành là trên thân cây và cành cây xuất hiện có các mạt gỗ và phân sâu li ti bị đùn ra khiến cành bị chết khô và gãy. Phòng trị sâu đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu vào lỗ sâu
- Bệnh thán thư. Thường xuất iện vào mùa mưa, dấu hiệu nhận biết là xuất hiện những lốm đốm nhỏ màu nâu đen khi quả chín, quả bị bệnh hại sẽ bị nhỏ, cứng, khô và dễ rụng. Cần phòng trừ bệnh hại bằng cách phun Dithane M-45 nồng độ 0,1-0,2% cho cây
- Bệnh đốm lá: Dấu hiệu nhận biết là lá xuất hiện những đốm tròn bên ngoài màu nâu đậm, ở giữa nhạt dần. Bệnh làm lá nhỏ và rụng lá. Cần phòng trừ bằng cách phun Copper-B 65 BHN nồng độ 0,1-0,2% cho cây.
- Bệnh đốm rong: Bệnh xuất hiện trên lá, trái có màu từ nâu đen. Phòng trừ bệnh hại bằng cách quét một lớp vôi lên gốc, đồng thời phun Copper Zinc 62 BHN nồng độ 0,1-0,2% cho cây.
- Ngoài ra còn có các loại sâu đo, sâu kén đục lá thấy lá bị lỗ chỗ nhỏ, sâu róm cần phun cho cây ổi phân lân hữu cơ, cacbamat để phòng trừ.
Chú ý khi trồng, trang trí cây ổi
Nếu trồng ổi trong chậu thì tỉa bớt quả nhỏ hoặc đầu ngọn để vừa đủ tránh làm quả rụng vì không đủ dinh dưỡng. Nếu ổi trồng đất thì không cần phải tỉa.
Sau mỗi đợt thu hoạch quả, thấy lá ổi bị kém đi thì cần tỉa bớt cành sâu, nhánh nhỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển vụ sau.
Hy vọng những thông tin chi tiết đã giúp bạn giải tỏa được băn khoăn “trồng cây ổi trước nhà có tốt không”. Nếu thích hãy chọn cho mình một cây ổi có dáng thật đẹp để trồng trước nhà. Lưu ý cần chăm cây cẩn thận để tránh cây ngã lá vàng, héo úa, không sinh trưởng tốt.
Bài viết liên quan
Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?
Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...
Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh
Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...
Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024
Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...
Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay
Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...
Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ
Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...
Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh
Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...