Đặc điểm
Cây hoa ngọc lan (Magnolia denudata Desr.) còn gọi là cây mộc lan, là một loài hoa quý, nguồn gốc ở lưu vực Trường Giang Trung Quốc.
Hoa ngọc lan màu trắng tựa ngọc, thơm như hoa lan, cao vượt quá 10m, tán cây hình trứng, lá hình trứng dài, mặt nhẵn. Hoa mọc ở đỉnh, đường kính hoa 10 – 15cm, đài hoa 9 cánh, hình chuông. Quả hình ống, màu nâu, chín nở ra hạt màu đỏ. Tháng 3 hoa nở, tháng 6 – 7 quả chín. Chậu trồng cây hoa ngọc lan ưa sáng, chịu rét, ưa đất pha cát hơi chua, thoát nước, nhiều mùn.

Những vùng nhiệt độ cao tháng 12 đến tháng 1 năm sau có thể ra hoa. Cây hoa ngọc lên có tính chịu khí độc, nếu trồng trong nhà máy bị ô nhiễm khí SO2 và Cl, cây ngọc lan có thể chống chịu và hấp thu khí độc lưu huỳnh.
Ngọc lan là loài cây cảnh xem hoa vào mùa xuân khi trồng cần chú ý không nên trồng quá sớm hoặc quá muộn, trước khi cây nảy chồi 10 ngày hoặc khi hoa tàn là phải trồng ngay. Khi trồng cần chú ý không làm tổn thương bộ rễ. Trước khi trồng cần đào hố bỏ phân chuồng hoai. Sau khi trồng cần nén chặt đất, tưới nước.
Cây ngọc lân cần phân, nhưng không nhiều, trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa. Lần đầu vào tháng 5 – 6, lần sau vào mùa xuân năm sau. Những chậu trồng cây ngọc lan thường không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hoi8 ẩm, mùa thu ít nước, mùa đông không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần. Khả năng thành sẹo của ngọc lan rất kém, nên không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra sau khi hòa tan nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.
Phương pháp nhân giống
Nhân giống cây hoa ngọc lan thường bằng 2 cách : ghép và chiết cành.
- Ghép cây : thường bằng ghép dựa và ghép cắt.
- Ghép dựa được tiến hành vào tháng 4 – 7. Chỗ ghép cách mặt đất 70cm, sau khu buộc chặt cần đắp bùn rồi lấy lá chuối bọc ngoài, tránh nước rửa trôi, sau 60 ngày có thể cắt rời.
- Ghép cắt thường được tiến hành vào tháng 9, chọn một cành ngọc lan khỏe làm cành ghép, cắt 1 đoạn dài 7 – 9cm, cắt bỏ hết lá dưới, cắt vát dài 1cm phía sau dưới chồi ghép, cắt sâu 1/3 phần gỗ, mặt nghiêng dài 2cm, sau đó lại cắt mặt sau 0,8cm.

Trên gốc ghép, cắt ngang với chiều cao 4 – 5cm, bổ một đoạn sâu 3cm, sau đó cắm cành ghép vào, áp sát phần tượng tầng, rồi lấy giây buộc chặt và lấy đất lại, giữ ẩm. Mùa xuân năm sau dỡ đất ra và chăm sóc, chỉ để 4 – 5 chồi, 2 – 3 năm sau cây sẽ cho hoa.
- Chiết cành : thường chọn cành chiết bình thường và cành chiết cao.
- Cành chiết bình thường được tiến hành vào tháng 2 – 3, gốc cành chiết cắt sâu 1/2 và vát ra ngoài, ở giữa cài một mảnh ngói tiếp đó đổ đất vào, dùng một sợi thép to hình chữ U gắn vào để cố định, sau đó đắp đất, chờ nảy chồi rễ có thể cắt đem trồng.
- Cành chiết cao, chọn một cành non khỏe mạnh (đường kính 1,5 – 2cm, phía dưới cắt đứt sau đó dùng ống tre, bịt phía dưới và đổ đất vào, bên ngoài dùng dây buộc chặt, thường xuyên tưới nước, giữ ẩm tháng 5 năm sau có thể ra rễ và đem trồng.
Bài viết liên quan
Có nên chọn cây xương rồng cảnh để bàn làm việc? Và lợi ích của cây!
Xương rồng cảnh còn mang ý nghĩa phong thủy tốt, đem lại may mắn và...
Hướng dẫn cách trồng trầu bà – Giúp cây luôn xanh tốt, thu hút tài lộc cho gia chủ
Trầu bà không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy,...
Cách trồng và chăm sóc lan chuỗi ngọc ra hoa cực đẹp
Lan chuỗi ngọc là một loài lan rừng đẹp, lạ trong thế giới các loài...
Bí quyết về cách trồng và chăm sóc hoa Thanh Anh
Hoa Thanh Anh là loài hoa mang vẻ đẹp e ấp và dịu dàng như...
【Tìm hiểu】Cách trồng và chăm sóc cây Phượng Tím
Trong bài viết này, hãy cùng Ngọc Tân Garden tìm hiểu về đặc điểm, công...
Hoa dạ yến thảo sống được bao lâu? Mẹo giúp cây kéo dài tuổi thọ
Dạ Yến Thảo được nhiều người yêu thích và chọn để trang trí cho không...