Hoa Lưu Ly: Nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc

4.8/5 - (53 bình chọn)

Hoa Lưu Ly được cho là tượng trưng cho sự chung thủy, tình yêu sắc son của đôi lứa. Loài hoa này có tới 50 loại khác nhau với hình dáng và màu sắc rất đẹp, luôn được các gia đình lựa chọn để trồng ở vườn nhà mình và cũng được các cặp đôi chọn để tặng cho nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Vườn Ngọc Tân tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa này.

hoa lưu ly

Nguồn gốc hoa Lưu Ly

Hoa lưu ly còn được biết đến là loài hoa có tên khoa học Myosotis (hay hoa “ tai chuột”- ý nghĩa trong tiếng Hy Lạp). Hoa lưu ly  mang màu tím thuộc danh sách các loài hoa dại có nguồn gốc từ các nước châu Âu.

Ngoài ra, lưu ly tím còn có nhiều cái tên đầy ý nghĩa như hoa Bâng Khuâng, hoa Thủy Chung, hoa Lỗ Bì, Đôm Đốm Tím. Hoa lưu ly có tên tiếng anh là “Forget me not”, nghĩa là “Xin đừng quên tôi”. Hoa forget me not là biểu tượng của bang Alask và cũng được chọn là hoa chính thức của liên đoàn các bà xơ Alpha Phi (ΑΦ) và hiệp hội Alpha Phi Omega (ΑΦΩ).

Lưu Ly có đặc điểm gì?

hoa lưu ly

Hoa Lưu Ly cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Hoa Thủy Chung, hoa Lỗ Bì, Đôm Đốm Tím,… Hoa Lưu Ly thuộc loại thân cỏ, hoa có chiều cao khoảng 15 – 30cm và phía trên được phân nhánh rất nhiều. Tuy cây lưu ly có thân hình khá nhỏ bé nhưng nó lại mang trong mình một sức sống vô cùng mãnh liệt. 

Cây lưu ly có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chúng mọc quanh năm và nở hoa từ tháng 4 đến tháng 6. Điều đặc biệt của loại hoa này là sẽ ra màu sắc hoa tùy vào từng loại đất và chế độ chăm sóc. Mùi hương từ loài hoa này có hương thơm thoang thoảng, ấm áp như mùi hương của trái cây chín hay mùi bánh ngọt thơm, béo ngậy làm cho người đối diện phải ngất ngây. 

Khi vào mùa hoa lưu ly nở, một thế giớ đa sắc màu cũng mở ra, nhìn những chùm hoa lưu ly chúng ta sẽ như bị thôi miên lạc vào giữa cõi tiên cảnh vậy. Hiện nay, hoa lưu ly có hơn 50 loại khác nhau với màu sắc cũng rất đa dạng như: Màu tím, xanh biếc, trắng, vàng và những gam màu khác nhau tạo nên sự hài hòa mà khó một loài hoa nào có được.

 Chúng ta vẫn thường thấy hoa lưu ly xanh, hoa lưu ly tím – đây là hai màu nguyên bản của hoa lưu ly. Ngày nay, người ta đã lai tạo ra nhiều giống lưu ly với màu hồng nhạt và hoa lưu ly trắng tinh khôi. Nhưng dù cánh có màu nào đi chăng nữa thì nhụy hoa vẫn có màu vàng cực kỳ ấn tượng.

Truyền thuyết hoa lưu ly

Có một truyền thuyết của người Đức rất huyền bí để giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa đặc biệt của nó trong ngôn ngữ các loài hoa.

Một ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Cô gái bỗng nhìn thấy một đám hoa màu xanh đang trôi xuôi theo dòng sông và nói: “Em muốn có đóa hoa xinh đẹp đó!”. Ngay lập túc, người yêu của cô phóng mình xuống dòng sông để vớt lấy đóa hoa xinh đẹp ấy. Nhưng không may thay, do bị vướng víu bởi sức nặng của bộ áo giáp hiệp sĩ, anh ta đã không thể lên được bờ sông và cảm thấy mình đang nhanh chóng bị chìm xuống, chàng ta đã ném hoa lên bờ cho người con gái mình yêu và bằng những hơi thở cuối cùng của mình trước khi chìm mãi, anh nói rằng: “Xin đừng quên nhau!”.

Lại có câu chuyện khác cũng nói về sự tích hoa Lưu ly. Chuyện như sau:

Ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau. Một sáng mùa xuân trời trong vời vợi và thênh thang. Họ dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối nơi mà hoa Lưu ly mọc dày, cố vươn cành, nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Trong khi chàng trai mãi ngắm nhìn dòng thác đổ thì cô gái say sưa hái những bông hoa. Cô choài người ra bờ suối hái mấy nhành hoa đẹp, nhưng chẳng may nàng bị trượt chân ngã xuống suối và bị dòng nước cuốn trôi. Nàng cố hết sức ném lại nhành hoa có ý trao tặng người yêu của mình và gọi với rằng: “Xin đừng quên em”.

Được gắn liền với những câu chuyện bi kịch lãng mạn như vậy nên không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều vần thơ ca tụng loài hoa màu xanh thiên đường bé nhỏ xinh đẹp này.

Ý nghĩa của hoa Lưu Ly

hoa lưu ly

Hoa Lưu Ly có rất nhiều ý nghĩa, là nguồn cảm hứng của bao nhiêu nhà thơ. Hoa tượng trưng cho sự lãng mạn, sự thủy chung, tình thân gắn kết, tình bạn bền chặt và tình yêu ngọt ngào, nồng cháy.

Hoa Lưu Ly còn có ý nghĩa là lòng trung thành, dũng cảm và sự kiên định. Trong các mối quan hệ nếu bạn tặng họ những đóa hoa Lưu Ly sẽ làm gắn kết thêm cho mối quan hệ.

Ngoài ra, loài hoa này còn là biểu tượng cho sự sống mãnh liệt, khát vọng vươn cao và vươn xa trong cuộc sống, khi bạn tặng cho những người gặp khó khăn trong đời đóa hoa Lưu Ly nghĩa là bạn đang muốn khích lệ tinh thần họ vượt qua khó khăn, thử thách và cố gắng hơn trong cuộc sống.

Công dụng của hoa Lưu Ly

Hoa Lưu Ly có rất nhiều công dụng tuyệt vời như sau:

Trang trí: Với kiểu dáng nhỏ nhắn, xinh xắn và có nhiều gam màu sắc tao nhã, hoa Lưu Ly được nhiều gia đình chọn để trang trí cho các khuôn viên, lối đi trong không gian xanh của nhà mình. Sự trang trí hài hòa này sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng và tinh tế hơn.

Không khí trong lành: Ngoài việc trang trí cho ngôi nhà thêm tinh tế, hoa Lưu Ly còn là “bình oxy” cho căn nhà của gia đình bạn. Loài hoa này sẽ ra một không gian xanh trong lành, thoáng đãng, giúp bạn giảm bớt áp lực của công việc bộn bề ngoài kia.

Nguyên liệu y học: Đây được xem là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thải độc mát gan, thanh lọc cơ thể, an thần, giảm stress hiệu quả, dưỡng tâm, chống lão hóa da,…

Làm quà tặng: Lưu Ly mang nhiều ý nghĩa vì vậy rất thích hợp làm quà tặng cho những người thân yêu,…

Cách trồng và chăm sóc Lưu Ly

Để hoa Lưu Ly có thể phát triển mạnh mẽ, thì trước tiên bạn phải chọn được giống cây trồng tốt, không có sâu bệnh và sau đó chọn loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và tơi xốp. 

hoa lưu ly

Cách trồng

Cho phần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng vào chậu hoặc góc vườn mà bạn muốn trồng. Khi đã có giống và đất, bạn sẽ để giống vào lòng bàn tay và từ từ gieo xuống đất, lưu ý phân bố mật độ giữa các hạt giống đồng đều. Sau khi gieo xong, bạn nhẹ nhàng lấy phần đất phủ lên chúng một lớp mỏng nhẹ.

Bạn dùng bình phun sương tưới ẩm chỗ đất vừa mới gieo hạt vào hai buổi sáng và chiều đều đặn. Đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhưng chú ý là nơi đó nắng không được quá gắt. Sau 10 ngày cây sẽ nảy mầm. Khi cây đã nảy mầm lớn thì bạn nên đem cây trực tiếp ra ngoài trời.

Cách chăm sóc

Khi hạt giống cây Lưu Ly đã nảy mầm thì bạn nên cho thêm mùn vào để giữ được độ ẩm cho đất. Khi cây đã cứng cáp, ra được 3-4 lá thì bạn nên tách cây ra chậu riêng để cây sinh trưởng nhanh chóng hơn. Lưu ý để tránh tình trạng thay đổi môi trường quá đột ngột, bạn nên cho B1 hòa tan vào nước và tưới lên cây để bộ rễ sẽ được kích thích và phát triển đầy đủ.

Sau tầm 15 ngày, bạn nên bón phân cho cây để tránh tình trạng bị sâu phá hoại và màu sắc của cây lên đều và đẹp. Bạn lưu ý rằng hoa Lưu Ly không phù hợp với điều kiện thời tiết nắng quá gắt hoặc mưa bão nên cần để cây ở vị trí thoáng mát và nhớ thường xuyên tưới cây vào mỗi buổi sáng và chiều.

Qua bài viết này, mong các bạn có thể hiểu hơn về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc hoa Lưu Ly. Loài hoa này cũng không quá khó trồng vì vậy đừng ngần ngại thêm “em ấy” vào khu vườn của mình nhé!

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...