Hoa huệ là một trong những loài hoa vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam chúng ta. Là loài hoa chuyên nở về đem, mang sắc đẹp bình dị, hương rất thơm, nhưng ít ai biết rằng ngoài vẻ đẹp tinh khôi ấy, hoa huệ còn là loài hoa có thể ăn được và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
Đặc điểm hoa huệ
Cây hoa huệ hay còn gọi được gọi với nhiều cái tên rất mỹ miều khác như: vũ lai hương(hoa thơm lúc mưa), dạ lai hương (hoa thơm ban đêm). Ở Việt Nam hoa huệ trắng được xem là loại hoa truyền thống không thể thiếu trong bất kỳ các dịp cúng lễ, hoặc dịp tết.
Hoa huệ là cây thân thảo, không phân nhánh, thân mọc thẳng đứng, đây là loại cây sống lâu năm, chiều cao 0.8-1,7 mét. Lá hoa huệ dài có màu xanh mướt, thon nhọn. Hoa thường mọc trên ngọn, kết thành chùm. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh rất giống hình chiếc muỗng.
Hoa huệ ở Việt Nam được chia ra thành 2 loại đó chính là hoa đơn và hoa kép. Loại hoa huệ đơn còn có tên gọi khác là hoa huệ xẻ, có chiều thân thấp, cánh hoa ngắn. Loại hoa kép hay huệ tứ diện, cây cao, bông dài, hoa dày hơn.
Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.
Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.
Các loại hoa huệ ở nước ta
Hiện nay trên thị trường có ba loại huệ chủ yếu sau:
- Huệ trâu: thân cao hơn 1,5m cây cho bông dài
- Huệ sẻ: bông nhỏ, chóng tàn
- Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây. Bông huệ trắng (Polianthes tuberosa Linn.) là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Huệ là loại cây dễ trồng, từ 2,5 đến 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, 2 tháng tiếp theo cây ra hoa ổn định và thời gian thu hoạch kéo dài từ 1 năm trở lên.
- Ngoài ra còn có huệ đỏ (Clivia miniata)
Ý nghĩa của hoa huệ trong văn hóa người dân Việt
Trong văn hóa của người Việt hoa huệ chính là loài hoa không thể nào thiếu trong các nghi lễ cúng kiến hoặc dùng để trưng bày trên bàn thờ vào những ngày tết, bởi vậy mỗi một màu sắc của hoa huệ lại có nét đẹp và ý nghĩa riêng. Bên cạnh đó hoa huệ còn là đề tài được rất nhiều các thi ca và những người đam mê hội họa yêu thích, nổi bật nhất trong đó chính là bức tranh sơn dầu ”Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Hoa huệ trắng: chính là biểu tượng cho sự đau thương, mất mát, nỗi buồn và niềm nhớ thương về một ai đó. Hoa huệ trắng được sử dụng rất nhiều trong các nghi thức cũng kiến. Hoặc chúng xuất hiện rất nhiều trong các vòng hoa đám tang như một lời chia buồn sâu sắc.
- Hoa huệ vàng: chính là hình ảnh của sự hồi phục và tái sinh. Bởi vậy mà người ta thường lựa chọn những bông hoa huệ vàng để đi thăm hỏi sức khỏe như một lời hỏi thăm đến người bệnh
- Hoa huệ đỏ: chính là hình ảnh của sự đam mê, lòng nhiệt huyết và mong muốn gắn bó lâu dài về sau. Hoa huệ đỏ được sử dụng rất nhiều trong các buổi tiệc hôn lễ hoặc tặng một ai đó với mong muốn chúc thành công.
Công dụng của hoa huệ
Hoa huệ có vẻ đẹp dịu dàng, thanh tao nên chúng rất được ưa thích để trồng trong vườn nhà hoặc dùng để trang trí cho không gian sống. Những hình hoa Huệ luôn được đặt trong phòng khách, bàn ăn hoặc thậm chí là trong phòng ngủ. Chúng có thể được kết hợp với nhiều loài hoa khác để tạo nên sự sinh động cho bình hoa của bạn.
Trong một số dịp đặc biệt, người ta dùng hoa huệ để làm quà tặng cho bạn bè, người thân với ngụ ý là chúc thành công, bày tỏ sự tôn trọng, ngưỡng mộ, biết ơn.
Trong đông y, hoa huệ có tính hàn, vị ngọt, có khả năng giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, đau tức ngực hoặc đau bụng, … Ngoài ra thành phần của hoa cũng có thể được bào chế thành thuốc, giúp chữa các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi.
Tại một số quốc gia ở châu Âu, hoa Huệ Tây đang được trồng với số lượng lớn để phục vụ các ngành công nghiệp như làm đẹp, mỹ phẩm, nước hoa, …
Cách trồng và chăm sóc hoa huệ
Hoa huệ là loài cây vô cùng khỏe mạnh và có thể chống chịu với bất kỳ biến đổi của thời tiết, chính vì thế mà việc trồng và chăm sóc cây cũng vô cùng dễ dàng.
- Đất trồng: Đất trồng phải là đất thịt hoặc những loại đất hữu cơ giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước cao để tránh bị thối củ khi gặp trời mưa. Nên trộn thêm một ít rơm rạ vào đất để trồng.
- Ánh nắng: là loại cây ưa nắng chính vì thế mà bạn nên lựa chọn trồng ở chỗ có ánh nắng tốt bởi nếu càng nhiều nắng thì bông càng to và càng nhiều bông
- Độ ẩm: chúng ta nên chú ý tưới nước thường xuyên để cây phát triển, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để cây không bị sốc nhiệt. Nên dùng vòi sen để tưới nước để không làm dập lá
- Bón phân: nên bón thúc phân sau khi trồng 30 ngày
- Sâu bệnh: nên chú ý đến hiện tượng thối củ, úng lá, sâu ăn lá hoặc bị nhện đỏ.
Trên đây là một số thông tin của Ngọc Tân Garden về hoa huệ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài hoa đặc biệt này và có thể chăm sóc chậu hoa của mình luôn xinh đẹp. Các bạn có thể tham khảo thêm những cách chăm sóc của các loài hoa khác nữa nhé!
Bài viết liên quan
12 cây để bàn làm việc hợp tuổi Quý hợi mang đến may mắn, tài lộc
Hãy cùng Cây Cảnh Ngọc Tân khám phá ngay những loại cây để bàn làm...
9 Cây để bàn hợp tuổi Nhâm Thân: Giúp chiêu tài, rước lộc, đón bình an
Bạn sinh năm Nhâm Thân (1992) và đang tìm kiếm một cách để cải thiện...
10 cây để bàn hợp mệnh kim: Bí quyết đem lại tài lộc may mắn
Trong cuộc sống hiện đại, việc lựa chọn cây cảnh để bàn không chỉ đơn...
Top 10 Cây để bàn làm việc hợp Mệnh Mộc mang đến May Mắn thu hút Tài Lộc
Trong bài viết này, Cây cảnh Ngọc Tân sẽ cho bạn biết những lợi ích...
10 cây để bàn hợp mệnh Thổ – Thu hút may mắn, đón tài lộc
Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, tạo không gian xanh mát...
Cây để bàn cho người Mệnh Hỏa: Tăng vượng , rước tài lộc
Khơi nguồn sáng tạo, thắp lửa đam mê với 12 cây để bàn cho người...