Các loại cỏ trồng trong nhà đẹp phù hợp để trang trí sân vườn

5/5 - (1 bình chọn)

Cỏ là vật liệu gần gũi, thân thiện và được sử dụng rộng rãi để tạo cảnh quan. Chúng đóng vai trò quan trọng như cây cảnh hoặc hoa và nhiều vật liệu trang trí khác. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn loại cỏ trồng trong nhà để trang trí thì hãy tham khảo bài viết sau đây của Vườn Ươm Số 1 nhé.

Cỏ trồng trong nhà, trong sân vườn

Cỏ trồng trong nhà có rất nhiều loại. Có những loại có hoa đẹp, có những loại chỉ có lá. Có loại lá nhỏ, loại lá lớn hoặc những loại cỏ nhỏ mịn.

Cỏ sân vườn ở nước ta phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và được phân bổ rộng rãi ở các khu vực Đông Nam Á.

Trên thị trường hiện nay có những loại cỏ sân vườn chủ yếu sau đây: cỏ Nhật, cỏ lông heo, cỏ lá gừng, cỏ đậu phộng,…

Đặc tính của các loại cỏ trồng sân vườn

Mỗi loài cỏ sẽ có những đặc tính khác nhau, phù hợp với những địa hình trồng khác nhau. Sau đây là đặc điểm cụ thể của những loại cỏ phổ biến hiện nay.

Cỏ Nhật – Phù hợp nhất để trang trí sân vườn

Cỏ Nhật hay còn gọi là cỏ nhung Nhật. Đây là loại cỏ đẹp, xanh mượt, mịn màng và là một trong những loại cỏ có dáng vẻ của nhà quý tộc. Cỏ có thể sống rất lâu (trên 5 năm) nếu sống trong điều kiện khí hậu ổn định và được chăm sóc tốt.

Đây là loài cỏ ưa sáng nên không thích hợp trồng ở nơi ánh sáng yếu hoặc râm mát. Vì thế, để cỏ phát triển tốt thì nên trồng ở những sân vườn thoáng và ít cây cối.

Cỏ lông heo

Chúng có hình dáng tương tự cỏ Nhật. Cách mọc của loài cỏ sân vườn này giống với cách sắp xếp của lông heo rừng. Do đó, chúng có cái tên đặc biệt này. (1)

Loại cỏ này có lá nhỏ và màu xanh tự nhiên, có khả năng sinh trưởng rất tốt.

Loài cỏ này dễ ra hoa, do đó không nên sử dụng ở bãi rộng, thường xuyên sinh hoạt vì khi dẫm chân lên, hoa sẽ bị nát. Khi đó, thảm cỏ sẽ chuyển sang màu nâu và chúng cũng không còn giá trị thẩm mỹ cao.

Cỏ Đậu Phộng – Cỏ trồng trong nhà độc đáo

Còn có tên gọi khác là cây cỏ lạc (Arachis pintoi) (2) là cây thân bò lâu năm phát triển rễ cái mạnh trên thân và tạo thành một thảm dày với thân rễ sâu đến 20 cm. Lá cỏ lạc hình trứng ngược thuôn, một cụm 4 lá có mép nguyên, có lông. Lá cỏ lạc tù ở đỉnh và hơi tim ở cuống lá. Mặt lá xanh sẫm nhẵn.

Hoa cỏ lạc riêng lẻ trên những chùm hoa ngắn ở nách lá. Hoa cỏ lạc có màu vàng. Cây cỏ lạc sinh trưởng tốt ở môi trường đầy nắng nhưng cũng chịu được bóng râm.

Cỏ lạc có khả năng nhân giống vô tính. Cỏ lạc có thể trồng xen với cây ăn quả, tạo nền trong sân vườn, cây trồng trong công viên, trường học cho hoa lá đẹp và chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm vào mùa khô. Tuy nhiên, không nên đi trên thảm cỏ lạc.

Đây là loài cỏ rất được ưa chuộng trên thị trường vì chúng tương đối hiếm và có hoa vàng rực rỡ. Ưu điểm của loài cỏ này là sự độc đáo và lạ mắt.

Tuy nhiên, chúng cũng có khuyết điểm là có dạng thân bò và không đan thành thảm như các loại cỏ khác. Ngoài ra, việc chăm sóc cũng phải được lưu ý bởi sau 6 tháng chúng sẽ tự tàn lụi cục bộ từng mảng.

Cỏ lá gừng

Cỏ lá gừng (3) còn có tên gọi khác là cỏ lá tre. Đây là loài cỏ phù hợp trồng ở các bãi cỏ lớn, những nơi dành để tập thể dục thể thao hoặc có mức độ sinh hoạt cao. Vì chúng sử dụng dinh dưỡng và nước nhiều nên rất hay bị mất màu. Đây cũng là nhược điểm lớn của chúng.

Ngoài ra, loại cỏ này thích hợp trồng ở sân vườn nhà có nhiều cây và tường vì chúng có khả năng sống được trong bóng râm.

Tuy nhiên loại cỏ này cũng có hạn chế lớn là rễ tương đối yếu và lá rất lâu mọc. Do đó, bạn cần lưu ý chăm sóc chúng thật kỹ để cỏ lên dày và xanh mướt.

Với những loại cỏ lá to như thế này, Vườn Ươm Số 1 khuyên bạn nên tưới nước và bón phân nhiều để duy trì màu lá. Vì phần lớn gia đình thường rất bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc nên chúng không được sử dụng rộng rãi trong sân vườn.

Cỏ xuyến chi

Cỏ xuyến chi, hay còn được gọi là cúc mặt trời, có tên khoa học là Wedelia trilobata (4). Khác với các loại cỏ kia, cỏ xuyến chi có lá to, xẻ thùy sâu, có răng cưa và có màu xanh đậm màu. Hoa của cỏ xuyến chi có màu vàng cam, thường mọc riêng lẻ ở cuối thân.

Cỏ xuyến chi thường được trồng ở sân vườn, các dãy phân cách, lề đường hoặc công viên, nhất là những nơi ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần với tốc độ sinh trưởng rất nhanh và tốt.

Cỏ lan chi – Cỏ bụi với tốc độ sinh trưởng nhanh

Cỏ lan chi (Chlorophytum bichetii) (5) có thân cỏ mọc thành bụi, rễ phình thành củ mọc nước dưới đất. Lá mọc sát đất, thuôn dài, nhọn đầu, màu xanh bóng với mép viền trắng chiều dài 12 – 15 cm.

Cỏ lan chi có tốc độ sinh trưởng nhanh và chịu bóng bán phần nên có thể trồng nền những nơi mát như dưới tán cây lớn; phía đông, phía bắc của ngôi nhà hay bức tường.

Cỏ lan chi có lá mềm dễ dập nát khi bị dẫm đạp nên đối với những khu vực trồng cỏ lan chi bắt buộc không được đi lên cỏ.

Cỏ lan chi có cung cấp oxi vào ban đêm không?

Cỏ lan chi rất tốt khi gia tăng lượng oxi vào ban đêm và lọc các chất độc trong không khí giúp bạn cảm thấy thoải mái và hít thở dễ dàng hơn. Loại cỏ này hấp thụ benzen, khí CO và xylen độc hại. Rất phù hợp để bạn trồng trong sân vườn của mình để đem lại bầu không khí trong lành ngôi nhà của bạn.

Công dụng của thảm cỏ sân vườn

  • Trong các phong cách thiết kế cảnh quan hiện đại, thảm cỏ là một phần không thể thiếu, nó là một sự kết nối giữa các chi tiết đặc sắc với nhau trong khu vườn, làm không gian trở nên thoáng đãng, xanh mát hơn, cùng với nó là làm dịu đi cái nhìn của mọi người.
  • Có rất nhiều loại cỏ khác nhau, tùy vào mỗi khu vực, chúng ta có thể sử dụng những loại khác nhau để tạo không gian khác biệt.
  • Một tác dụng vô cùng tuyệt vời của cỏ chính là giữ ẩm, chính lớp thảm cỏ phía trên sẽ ngăn cản sự chiếu sáng của mặt trời trực tiếp, từ đó giữ ẩm có lớp đất bên dưới.

Cỏ thường được trồng ở đâu trong công trình?

Ngày nay, cỏ được dùng nhiều trong việc thiết kế cảnh quan cho các công trình vì tính đơn giản, tinh tế của nó. Cỏ trồng sân vườn thường được trồng ở các khoảng sân trước nhà, sân vận động, công viên, vỉa hè,…

Những thảm cỏ này sẽ tạo nên những mảng xanh mát mắt, khiến cảnh quan gần gũi hơn với thiên nhiên.

Cách trồng cỏ trồng trong nhà

1. Chuẩn bị đất trước khi trồng cỏ sân vườn

  • Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
  • Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.
  • Rải lớp phân hổn hợp (phân bò + tro trấu + mùn dừa + đất mùn) dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.
  • Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.

Cùng tìm hiểu về các loại đất trồng cây phổ biến nhất hiện nay

2. Chuẩn bị giống tốt trước khi trồng cỏ sân vườn

Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1m vuông

Cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1,2m vuông; nếu trồng dày sẽ được 2m vuông; trồng vừa được 3m vuông; và nếu trồng thưa được đến 4m vuông đất.

3. Tiến hành trồng cỏ sân vườn

  • Cỏ sân vườn giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.
  • Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ (nếu trải thảm không cần khâu này)
  • Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất tro ở những nơi còn thiếu.

Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẽ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20 – 25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.

Cách chăm sóc

Trong tháng đầu tiên, bạn cần chăm sóc cỏ thật kỹ lưỡng. Điều quan trọng nhất là tưới nước, luôn tạo độ ẩm cho đất.

Bạn cần lưu ý tưới bổ sung những đồi cao và khai thông những nơi úng nước.

Ngoài ra, nếu muốn cỏ phát triển nhanh, bạn cũng có thể bón phân thêm cho cỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm sạch cỏ dại vì chúng sẽ lấy chất dinh dưỡng của cỏ trồng trong nhà.

Vào những tháng kế tiếp, bạn vẫn phải luôn tạo độ ẩm trong đất, chú ý khai thông khi mưa nhiều, không để cỏ bị úng quá 24 giờ.

Mỗi tháng cần bón khoảng 2kg phân DAP cho 100 mét vuông cỏ. Ngoài ra, bạn cần làm sạch cỏ dại nếu có và trung bình 25-35 ngày, cắt cỏ một lần. Mỗi lần cắt chừa lại khoảng 1-1,5cm.

Trong nghệ thuật trang trí cảnh quan hiện đại thì cỏ trồng trong nhà là 1 phần không thể thiếu. Chúng vừa tạo được sự kết nối giữa các vật trang trí vừa làm cho không gian trông có vẻ rộng rãi, thoáng đãng hơn. Hơn nữa chúng còn mang đến một không gian xanh mướt, làm dịu mắt người nhìn.

Hy vọng qua bài viết trên của Vườn Ươm Số 1, bạn đã hiểu hơn về cỏ trồng trong nhà và có những lựa chọn phù hợp cho mình.

Bài viết liên quan

Người tuổi Thân đặt cây gì trên bàn làm việc để sự nghiệp hanh thông, quan lộc dồi dào?

Việc lựa chọn cây phong thủy để bàn làm việc có thể mang lại nhiều...

Top những cây để bàn làm việc mang lại may mắn theo từng mệnh

Dưới đây là danh sách những cây để bàn làm việc mang lại may mắn,...

Top 6 cây thủy sinh để bàn làm việc hot nhất năm 2024

Trong không gian làm việc hiện đại, một góc xanh tươi mát không chỉ giúp...

Top các cây bonsai để bàn làm việc được cái lãnh đạo săn đón hiện nay

Với kích thước nhỏ gọn, những cây bonsai mini không chỉ là lựa chọn hoàn...

Tuổi Quý hợi 1983 hợp cây gì? Top 12 loại cây không thể bỏ lỡ

Việc chọn cây phong thủy hợp mệnh không chỉ giúp tăng cường vượng khí, mà...

Tuổi Mão hợp cây gì? Hướng dẫn chọn cây phong thủy phù hợp với từng Mệnh

Khi nhắc đến phong thủy, việc chọn cây xanh không chỉ đơn thuần là làm...